Lừa trúng số, chiếm đoạt của em họ chồng hơn 8 tỉ đồng
Để chiếm đoạt hơn 8 tỉ đồng của người em họ bên chồng, người phụ nữ “nổ” vừa trúng số, giải thưởng 49 tỉ đồng khiến nạn nhân mắc bẫy.
Bị cáo Lê Thị Hiền tại tòa ẢNH L.HOÀNG
Sáng 20.3, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Lê Thị Hiền (27 tuổi, ngụ xã Phúc Thọ, H.Nghi Lộc, Nghệ An) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, tháng 7.2017, kinh tế gia đình khó khăn, chồng Hiền có ý định đi xuất khẩu lao động nhưng vì không muốn để chồng đi, Hiền nói dối mình vừa trúng số 49 tỉ đồng. Hiền sử dụng sim rác, lưu tên thành số của tổng đài rồi tự nhắn vào điện thoại của mình thông báo xác nhận trúng thưởng để chồng tin.
Sau đó, Hiền nghĩ cách lừa để lấy tiền của chị N.T.T.D (ngụ cùng xã; công tác tại một ngân hàng ở Nghệ An, em họ của chồng Hiền).
Giả “thầy cúng”
Video đang HOT
Biết chị D. là người mê tín, Hiền chuyển tin nhắn (giả) thông báo trúng thưởng qua Zalo cho chị D. và đưa ra lý do “đang vướng phần âm” nên chưa sử dụng được số tiền này. Hiền sử dụng một sim điện thoại khác lừa là số của một thầy cúng rồi nhắn tin vào số máy mình, nội dung “thầy cúng đang làm lễ giải hạn” rồi chụp lại gửi cho chị D. để chị này tin.
Thấy Hiền ngỏ ý mượn tiền, chị D. tâm sự rằng người thân đang nợ 5 tỉ đồng và đang cần tiền để trả nợ. Hiền liền nói với chị D. cho mượn tiền để Hiền giải quyết công việc trước mắt; khi cúng giải hạn xong, 49 tỉ đồng nhận được Hiền sẽ cho chị D. mượn để trả nợ. Tin tưởng Hiền, chị D. nhiều lần chuyển cho Hiền hơn 3,4 tỉ đồng.
Đến tháng 8.2018, chị D. yêu cầu Hiền trả tiền. Hiền không trả mà tiếp tục dùng thủ đoạn khác để lừa chị D. Theo đó, Hiền lập tài khoản Facebook mạo danh người quen của chị D. đang ở nước ngoài lừa có gói bảo hiểm được thanh toán 20 tỉ đồng nhưng chưa đến kỳ hạn nhận, nếu muốn được thanh toán trước phải “chạy” thủ tục. Tài khoản Facebook này nhờ chị D. chuyển tiền cho Hiền để Hiền lo giúp thủ tục và hứa sau khi thanh toán được tiền bảo hiểm, số tiền 20 tỉ đồng này sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản của chị D. để trả khoản nợ vừa vay và trả luôn 3,4 tỉ đồng Hiền đã vay chị D.
Do không biết mình đang mắc bẫy của Hiền, nên chị D. vay mượn nhiều người để chuyển cho Hiền 4,7 tỉ đồng. Lấy được tiền của chị D., Hiền mua đất, mua vàng, ô tô…
Một thời gian sau, không thấy tiền chuyển vào tài khoản, chị D. nghi ngờ và phát hiện mình bị lừa nên làm đơn tố cáo Hiền. Trước khi bị bắt, Hiền đã trả lại cho chị D. hơn 5,3 tỉ đồng, gồm: tiền mặt, đất, ô tô, xe máy…
Tại phiên tòa, Hiền thừa nhận hành vi phạm tội lừa đảo của mình và xin lỗi chị D. vì đã khiến nạn nhân khốn khổ vì nợ nần. Tòa tuyên phạt Lê Thị Hiền 14 năm tù và buộc Hiền phải hoàn trả hơn 2,6 tỉ đồng còn lại cho nạn nhân D.
'Mơ' xuất khẩu lao động, 139 người bị lừa hơn 30 tỷ
Bị cáo hứa hẹn với người lao động làm được thủ tục đưa người đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, trong thời hạn 5 năm, với mức chi phí từ 10.000-13.000 USD.
Ngày 7/11, TAND Hà Nội đưa Phùng Thị Mười (47 tuổi, quê ở Nam Định), Trần Thị Sen (72 tuổi, Hà Nội), Lương Văn Hiếu (31 tuổi) ra xét xử tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo buộc, từ năm 2015-2018, các bị cáo dù không có chức năng, nhiệm vụ đưa người đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài, nhưng do muốn có tiền chi tiêu cá nhân nên đã đưa ra thông tin gian dối và hứa hẹn đưa được người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
Cáo trạng xác định, tổng số tiền các bị cáo chiếm đoạt của 139 người bị hại là hơn 30 tỷ đồng. Trong đó, bị cáo Mười chiếm đoạt hơn 28 tỷ đồng.
Bà Mười vốn làm nghề tự do, nhưng tự giới thiệu mình là phó giám đốc một công ty chuyên đưa người đi xuất khẩu lao động, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động...
Bị cáo hứa hẹn với người lao động làm được thủ tục đưa người đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, trong thời hạn 5 năm, với mức chi phí từ 10.000-13.000 USD, tùy vào từng vị trí công việc cụ thể.
Bà Mười hứa hẹn với người lao động về mức lương hấp dẫn, từ 1.300-1.500 USD/tháng, sau 3-6 tháng nộp tiền sẽ được xuất cảnh.
Với mong muốn "đổi đời", vì tin tưởng, các bị hại đã giao hàng chục tỷ đồng cho các bị cáo.
Ngoài ra, từ năm 2015-2016, bị cáo Mười tự giới thiệu bản thân có mối quan hệ rộng, có khả năng xin việc làm để lừa đảo chiếm đoạt của hai người khác hơn 400 triệu đồng.
VKS cho rằng hành vi phạm tội của các bị cáo đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng lớn đến chính sách Nhà nước về đưa người đi làm việc tại nước ngoài.
Số tiền các bị cáo chiếm đoạt đặc biệt lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người lao động ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau.
Trong vụ án này, bà Mười bị xác định giữ vai trò đầu vụ, là người khởi xướng, tổ chức và trực tiếp thực hiện, chiếm hưởng phần lớn số tiền chiếm đoạt của các bị hại. Hai bị cáo còn lại được cho là đóng vai trò đồng phạm tích cực.
Ngay từ sớm, nhiều người bị hại đã có mặt tại tòa. Họ thể hiện sự bức xúc khi bị lừa, mong muốn đòi được số tiền đã chi cho kẻ lừa đảo.
Phiên tòa đã phải hoãn sang ngày khác vì vắng nhiều bị hại.
Theo T.Nhung/Vietnamnet
Tự xưng cán bộ về hưu để "chạy án" Tự xưng là cán bộ Công an về hưu, có nhiều mối quan hệ với các "sếp", đặc biệt là có khả năng "chạy án", Nguyễn Lê Hải đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 6 bị can với số tiền 420 triệu đồng. Đối tượng Nguyễn Lê Hải Theo tài liệu của Cơ quan CSĐT CATP Vinh (Nghệ An), ngày 25-2-2020,...