Lúa ngập, cá chết, nông dân Quảng Trị khốn khổ vì ngập lụt bất thường
Hơn 8.400 ha lúa đang kỳ trổ bông chìm trong biển nước, hàng trăm ha nuôi cá, tôm bị thiệt hại trong trận ngập lụt bất thường khiến nông dân Quảng Trị khốn khổ.
Chiều 2/4, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị cho biết, mưa, ngập lụt vẫn đang diễn ra trên địa bàn, gây thiệt hại nặng.
Nguyên nhân là do từ 19h ngày 30/3 đến nay trời mưa to, gió lớn, nước sông lên nhanh, ngập úng diễn ra trên diện rộng, đặc biệt ở vùng trũng thấp.
8.400 ha lúa đang trổ bông ở Quảng Trị bị ngập gây thiệt hại nặng, có thể mất trắng. Ảnh: Lê Quang Hoàng.
Thống kê sơ bộ, hiện có 808 hộ dân ở 2 xã Hải Lâm và Hải Thượng, huyện Hải Lăng bị nước lụt tràn vào nhà.
Ngoài đồng, có 8.400ha lúa và 2.644 ha cây trồng các loại bị ngập úng, đổ ngã, trong đó huyện vũng trũng Hải Lăng chiếm đến 75,8% thiệt hại.
Bên cạnh đó, có 185ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, chủ yếu là nuôi cá, tôm.
Hàng chục ngàn con cá bị chết do ngập lụt bất thường. Trong ảnh là cá bớp nuôi trong lồng trên sông Thạch Hãn của hộ anh Lê Nghĩa, trú thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh bị chết. Ảnh: Thu Thuỷ
Ghi nhận tại huyện Hải Lăng, mặc dù người dân cùng chính quyền địa phương đã huy động nhân lực, phương tiện để gia cố ở các đoạn đê xung yếu, tuy nhiên do ảnh hưởng của mưa lớn trong nhiều ngày, cùng với nước lũ từ thượng nguồn đổ về nhanh khiến các tuyến đê bao vũng trũng thuộc huyện Hải Lăng bị tràn, gây ngập úng, ngã đổ 5.216ha lúa vụ đông xuân.
Video đang HOT
Cá dìa của một hộ dân khác ở thôn Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong bị chết và đang kêu gọi người dân mua ủng hộ, giải cứu cá chết lụt. Ảnh: CTV.
Anh Nguyễn Thanh Liêm (thôn Kim Long, xã Hải Quế) cho hay, lúa hiện đang trong giai đoạn làm đòng mà gặp mưa trái mùa, bị ngập sâu trong nước thì nguy cơ mất trắng là rất lớn.
Gia đình anh Liêm có 1,5ha lúa với kinh phí đầu tư gần 20 triệu đồng hiện phần lớn bị ngập trong nước.
Ông Hoàng Ngọc Thảo (53 tuổi, trú thôn Hội Yên, xã Hải Quế) cho biết: “Gia đình trồng hơn 1,4ha lúa cùng 6 sào sắn, toàn bộ diện tích đều bị ngập trong nước lũ.
Từ chiều qua đến nay bà con trong thôn dùng bao cát để đắp bờ bao, sau đó dùng máy bơm hút nước tiêu úng cho những diện tích lúa chưa ngập sâu, những mong cứu lấy cái ăn cho gia đình.
Nguyễn Hữu Dỏng (67 tuổi, xã Hải Quế) cho hay, gia đình trồng hơn 1ha lúa, hiện diện tích lúa chưa bị ngập, từ chiều qua đến nay ra phụ giúp cùng mọi người gia cố đê.
Người dân gia cố đê bao bằng cát để ngăn nước lụt xâm nhập những diện tích lúa còn an toàn. Ảnh: Lê Quang Hoàng – Nguyễn Hoàng.
Ông Hoàng Ngọc Thập – Phó Chủ tịch UBND xã Hải Quế cho biết, trong những ngày qua xã đã huy động hơn 800 người dân của 3 thôn Kim Long, Đơn Quế và Hội Yên cùng nhiều máy móc khẩn trương gia cố các tuyến đê, kè cũng như đắp bờ bao, toàn bộ máy bơm từ các trạm bơm, hợp tác xã trên địa bàn cũng hoạt động ngày đêm để tiêu úng cho lúa. Toàn xã có 400ha lúa trong đó hơn 80ha bị ngập nặng.
Người dân huyện Hải Lăng cho biết, đã rất lâu rồi mới chứng kiến trận ngập lụt dị thường như hiện nay.
Tại vùng biển Cửa Việt (huyện Gio Linh) và xã Triệu Phước (Triệu Phong), người dân nuôi hàng chục ngàn con cá bớp, cá dìa trong lồng, bè đang khóc ròng vì trắng tay do ngập lụt bất thường.
Anh Lê Nghĩa (trú thị trấn Cửa Việt) cho biết, nước lũ đã khiến hàng ngàn con cá bớp gia đình nuôi trong lồng bị chết, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Đáng buồn hơn, cá bớp, cá dìa bị chết còn quá nhỏ nên người dân địa phương rất khó mua “giải cứu” để giảm bớt thiệt hại cho người nuôi. Bởi lẽ, mua về không biết để làm gì.
"Lộc trời" nông dân Quảng Trị vớt lên từ ao nuôi cá dìa, nuôi cá đối là thứ gì mà hễ bán là lãi?
Tận dụng hệ sinh thái đặc thù của vùng cửa sông, một số hộ dân ở thôn Tường Vân, xã Triệu An, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) đã biết bảo vệ và khai thác loài rau câu mọc tự nhiên trong ao hồ nuôi trồng thủy sản.
Nhờ thứ "lộc trời" này mà một số hộ dân ở thôn Tường Vân, xã Triệu An, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) có thêm nguồn thu nhập để nâng cao đời sống.
Tranh thủ thời tiết nắng ráo, người dân thôn Tường Vân bước vào khai thác vụ rau câu ở hồ nuôi thủy sản như thường niên.
Anh Lê Quang Đình là người có khu ao đầm lớn ở thôn, những ngày này anh thuê nhân công khai thác rau câu để tranh thủ phơi khô kịp thời nhập bán cho thương lái.
Dưới hồ, những người làm công dùng chiếc rổ nan thép thuần thục thu hái rau câu cho lên bè rồi đưa vào bờ tập kết. Công việc của họ thường dầm mình dưới hồ suốt ngày trong cao điểm của mùa khai thác rau câu.
Chị Lê Thị Xuân, người thu hái rau câu thuê cho anh Đình phấn khởi nói: "Ở quê hầu như không có nhiều công việc làm thêm để kiếm thu nhập. May là bước vào mỗi vụ thu hoạch rau câu tôi đều được gọi đi làm, thu nhập mỗi ngày khoảng 300.000 đồng để trang trải cuộc sống".
Vừa thoăn thoắt trải phơi rau câu được khai thác dưới hồ lên, anh Đình vừa vui vẻ cho hay, nhiều năm nay anh thuê khoảng 2 ha ao đầm tự nhiên của thôn để nuôi trồng thủy sản và khai thác rau câu.
"Trong tổng diện tích 2 ha này thì một nửa diện tích tôi nuôi tôm thẻ chân trắng, nửa còn lại tôi nuôi cua, cá dìa xen với khai thác rau câu mọc tự nhiên. Tính ra, từ mấy năm nay nguồn thu nhập ổn định, bền vững nhất lại đến từ rau câu và cua, cá dìa cùng một số loại thủy sản tự nhiên trong ao như cá ong, cá nâu, cá đối, tôm đất...", anh Đình cho biết.
Người dân thôn Tường Vân, xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị khai thác rau câu tự nhiên mọc trong hồ nuôi thủy sản - Ảnh: Đ.V
Theo anh Đình, mùa khai thác rau câu hằng năm kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch. Mỗi mùa, từ các hồ trong khu đầm của anh khai thác bình quân được khoảng 50 tấn rau câu tươi, sau khi phơi khô còn lại 5 tấn rau câu khô và bán cho thương lái.
"Rau câu khô có giá bình quân từ 8-10.000 đồng/kg, có thời điểm lên được 12.000 đồng/kg. Tính riêng thu nhập từ rau câu khô sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu được từ khoảng 250-300 triệu đồng/mùa. Nhờ nguồn thu nhập ổn định này cộng với thu nhập thêm từ cua, cá dìa và một số loại thủy sản tự nhiên khác mà gia đình tôi có cuộc sống thoải mái hơn", anh Đình cho biết thêm.
Rau câu là loài sinh trưởng khá nhanh, cứ cách mỗi đợt khai thác khoảng 15 ngày là khai thác lại được. Đây cũng chính là nguồn thức ăn ưa thích cho cá dìa, cua...nên mang lại "thu nhập kép" khi vừa tạo ra thu nhập từ chính rau câu, vừa đảm bảo môi trường nuôi tốt để cho ra nguồn thủy sản thương phẩm ngon, có giá thành cao.
Trong hồ, mỗi năm anh Đình thả nuôi khoảng 2.000 giống cua, cá dìa, trong đó ưu tiên giống nuôi được mua từ nguồn khai thác tự nhiên có kích cỡ to hơn, để đảm bảo được chất lượng thủy sản cũng như rút ngắn thời gian thu hoạch xuất bán.
Rau câu sau khi phơi khoảng 2 nắng thì gom lại và được thương lái liên hệ về thu mua. Để rau câu sạch, đẹp màu, được lòng người mua, ngoài khâu rửa sạch trong nước ngay tại lúc vớt thì khi phơi phải nhặt từng cọng rong xanh, người phơi phải chịu khó trải thành lớp mỏng và thường xuyên trở lớp rau câu phơi.
Theo anh Đình, rau câu thực chất là một loại rong biển mọc tự nhiên ở trong các ao đầm nước lợ, giàu chất dinh dưỡng.
Vì vậy sau khi được nhập bán cho các nhà máy, rau câu được chế biến thành thực phẩm như: Thạch rau câu, nước giải khát, bánh kẹo... hoặc dùng để nấu chè và chế biến các món ăn đa dạng trong bữa ăn hằng ngày.
Tại thôn Tường Vân, ngoài hộ của anh Đình có sản lượng khai thác rau câu lớn nhất thì còn có khoảng 4 hộ khác cũng có khai thác rau câu nhưng ở quy mô nhỏ lẻ, chỉ được khoảng 5-7 tạ rau câu/đợt.
Theo anh Đình, nhiều năm trước đây thôn Tường Vân có khu đầm tự nhiên rộng lớn lên đến hàng chục hecta, có thể khai thác rau câu với sản lượng lên đến hàng chục tấn/ngày.
"Tuy nhiên, thời điểm đó do giá trị rau câu thấp cộng với việc hầu hết các hộ chỉ chú trọng mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng vốn có lợi nhuận cao (rủi ro cũng cao) nên diện tích ao có rau câu giảm dần. Bản thân tôi thì nhận thấy, dù khai thác rau câu tự nhiên không có thu nhập cao như trúng vụ nuôi tôm nhưng lại bền vững, ổn định nên sẽ gắn bó lâu dài với nghề này", anh Đình nói thêm.
Một ông nông dân Hà Tĩnh kinh hoàng kể lại giây phút bị hất văng xuống biển-mặc nhiều quần áo nên không bơi nổi Ông Nguyễn Văn Tứ, thôn Bắc Lạc, xã Thạch Lạc (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) là 1 trong 14 ngư dân người may mắn thoát chết trong vụ chìm thuyền ngày 24/2), chưa hết bàng hoàng, nhớ lại giây phút bị sóng biển hất văng xuống biển trong giá rét. Trên đường trở về bờ, 8 chiếc thuyền đánh cá với 14...