Lừa đầu tư chứng khoán, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh vừa tiếp nhận đơn trình báo của ông Tr.N (ngụ quận 7, TP Hồ Chí Minh) tố cáo nhóm người lừa đảo ông hơn 2 tỷ đồng bằng hình thức đầu tư chứng khoán.
Ông Tr.N trình bày, đầu tháng 5/2023, thông qua mạng Zalo ông kết bạn và được một người tự xưng tên là Thanh Thúy mời ông tham gia vào nhóm “Giao lưu trao đổi CPCK” ( cổ phiếu chứng khoán) để trao đổi, chia sẻ đầu tư cổ phiếu. Trong nhóm này có 2 người xưng tên Thái Sơn và Đại Quang là cố vấn cấp cao của “Quỹ đầu tư C.P.T VN”.
Sau một thời gian trao đổi thông tin, bà Thanh Thúy muốn giúp mọi người được làm giàu nhanh chóng, khuyên mọi người cần tham gia khóa học trực tuyến “Đầu tư thông minh” thì sau đó tha hồ mà hốt bạc. Nghe bùi tai, ông N. đăng ký tham gia khóa học khai giảng vào tối 15/5/2023. Mới học được có 2 buổi, “chuyên gia” Thanh Thúy giới thiệu cho ông N. mua cổ phiếu để trải nghiệm. Ông N. liền bỏ ra 20 triệu đồng và chỉ vài cái “nhấp chuột” đã có lãi…2,6 triệu!
Biết cá đã cắn câu, bà Thúy yêu cầu mọi người chơi muốn nhận được cổ tức và mua các cổ phiếu theo khuyến nghị thì phải tham gia vào tài khoản của tổ chức và chuyển sang dùng mạng xã hội Telegram để bảo mật thông tin. Tên của nhóm mới là “Nhóm bảo mật đầu tư quý II/2023″. Thành viên cứ tải ứng dụng về chơi thế là “ngồi mát ăn bát vàng”.
Video đang HOT
Người chơi chẳng cần phải bỏ tiền ra mà quỹ đầu tư sẽ cho thành viên trong nhóm vay tiền trước, đầu tư xong có lãi thì trả lại. Người dưng nước lã, chẳng quen biết nhau, chẳng hề thấy mặt mà họ thương mình còn hơn ruột thịt, ông N. đâm ra xúc động vô cùng. Ông quyết tuyệt đối nghe lời “chuyên gia”, quyết làm giàu nhanh chóng cho gia đình, bạn bè phải nể mặt.
Đêm 30/6/2023, trong một buổi livetreams, “cố vấn cao cấp” Thái Sơn và Đại Quang nói quỹ đang phân bổ một lượng cổ phiếu cho mỗi người và ai cần đầu tư thì quỹ sẽ cho vay. Ông N. liền vay 500 triệu đồng để mua và lập tức “trúng” 1,5 tỷ đồng, mừng rơn vì tự dưng nhấp chuột vài cái có lãi 1 tỷ đồng! Nhưng các “chuyên gia” nói muốn rút tiền về thì phải trả trước tiền vay. Không thành vấn đề, ông N. chuyển khoản trả nợ 500 triệu đồng.
Xong xuôi bà Thúy yêu cầu ông N. tiếp tục mua cổ phiếu vì đang trong giai đoạn sinh lãi cao. Ông N. tiếp tục đầu tư và chỉ 3 ngày sau bán ra được tổng cộng 2,108 tỷ đồng. Đang trên đà “thời tới cản không nổi”, ông N. tiếp tục bỏ ra thêm 392 triệu đồng nữa để mua lượng cổ phiếu trị giá 2,5 tỷ đồng. Trời thương, chỉ một ngày sau, 9h15 ngày 4/7/2023, ông N. bán hết lượng cổ phiếu này và thu về…12 tỷ 645 triệu! Đến đây thấy “đủ no”, ông N. quyết không chơi nữa mà rút tiền về! Ông N. làm lệnh rút tiền về tài khoản ngân hàng của mình và lâng lâng cảm giác chờ đợi trong hạnh phúc tột độ…
Nhưng “chuyên gia” Thanh Thúy thông báo quỹ đang bị Ủy ban Chứng khoán nhà nước điều tra nên phải chờ kết quả. Nhưng có một cách mà ông N. có thể rút tiền ra sau khi đã đóng 20% trên tổng số tiền vốn. Đến thời điểm này, tiền gốc của ông N. là 1,7 tỷ đồng, ông cần đóng 350 triệu đồng. Ông N. nói không còn tiền, bà Thúy ra chiều thông cảm” “Em ráng kiếm đóng thêm 200 triệu trước đi, chị sẽ xin lãnh đạo cho em được rút tiền. Chị thấy em thiệt tình, dễ thương nên chị cố gắng giúp em vậy”. Xúc động trước tấm chân tình của người chị không quen biết, ông N. đi vay mượn tiển để tiếp tục đóng vào 200 triệu đồng. Nhưng sau đó bà Thúy vẫn kêu đợi…
Bực mình, ông N. liên hệ với “cố vấn cao cấp” Thái Sơn để hỏi rõ câu chuyện. Nghe qua chuyên gia này khuyên ông N. đóng thêm 150 triệu đồng cho đủ 20% rồi chắc chắn ông sẽ giúp rút tiền ra.
Sáng 7/7, ông N. tiếp tục vay tiền để đóng thêm 150 triệu đồng nhưng rồi đợi cả ngày chẳng thể rút ra. Ông liên hệ “cố vấn cao cấp” Thái Sơn thì người này nói cần thêm một số tiền để làm quà cho lãnh đạo thì mới có thể nhanh chóng được duyệt rút tiền. Nhưng ông N. đã không còn có thể đào đâu ra được tiền nên nhóm người kia đã cắt đứt mọi liên lạc
Nhân viên ngân hàng cảnh giác báo Công an ngăn chặn vụ chuyển tiền
Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Bắc Kạn vừa phối hợp với cán bộ Ngân hàng LienVietPostBank, chi nhánh tỉnh Bắc Kạn, ngăn chặn thành công một vụ lừa đảo chuyển tiền để đầu tư chứng khoán.
Nhân viên giao dịch ngân hàng và cán bộ Công an tỉnh Bắc Kạn kịp thời ngăn chặn lừa đảo.
Khoảng 11h ngày 11/8, chị H, trú tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, đến phòng giao dịch của ngân hàng LienVietPostBank, chi nhánh tỉnh Bắc Kạn yêu cầu giao dịch viên rút tiền từ tài khoản tiết kiệm đang gửi tại ngân hàng với số tiền 150 triệu đồng, mục đích để nạp vào tài khoản chuyển tiền vào gói đầu tư chứng khoán chị H mới tham gia.
Quá trình rút tiền tiết kiệm, nghi ngờ việc chị H rút tiền tiết kiệm để đầu tư chứng khoán có dấu hiệu lừa đảo, giao dịch viên của ngân hàng là chị Trịnh Thị Phương, đã nhắc nhở chị H về việc có thể bị lừa đảo. Tuy vậy chị H vẫn yêu cầu được rút số tiền tiết kiệm để chuyển khoản đầu tư và chuyển tiền đến số tài khoản 768550875 mang tên NGUYỄN THỊ NGỌC TRINH mở tại ngân hàng VIB Bank.
Nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo chị Phương đã báo cáo lãnh đạo ngân hàng LienVietPostBank chi nhánh Bắc Kạn, liên hệ với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Bắc Kạn phối hợp giải quyết.
Các tin nhắn mà đối tượng gửi cho chị H.
Sau khi được các cán bộ của Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và cán bộ ngân hàng LienVietPostBank chi nhánh Bắc Kạn giải thích thì chị H nhận thấy việc mình chuyển tiền đầu tư có dấu hiệu bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nên đã dừng mọi hoạt động giao dịch và chuyển tiền.
Tuy nhiên, trước đó vào ngày 10/8/2023 chị H đã thực hiện chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của mình mở tại một ngân hàng khác với số tiền 90 triệu đồng đến số số tài khoản 768550875 mang tên NGUYỄN THỊ NGỌC TRINH mở tại ngân hàng VIB, sau đó các đối tượng yêu cầu chị H tiếp tục chuyển tiền.
Đến trưa ngày 11/8/2023 chị H đến ngân hàng LienVietPostBank chi nhánh Bắc Kạn để rút tiền thực hiện việc chuyển tiền cho các đối tượng, rất may đã được cán bộ giao dịch viên của ngân hàng và cán bộ Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Bắc Kạn kịp thời phát hiện và ngăn chặn, giúp chị H không bị lừa thêm tiền.
Qua vụ việc trên, cơ quan Công an khuyến cáo, người dân cần nâng cao ý thức, cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo tinh vi của các đối tượng trên không gian mạng, hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân của mình trên mạng xã hội để tránh bị kẻ xấu lấy cắp thông tin và thông báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp ngăn chặn, xử lý khi có vụ việc xảy ra. Tuyệt đối không thực hiện chuyển tiền theo yêu cầu của các đối tượng.
Kháng nghị vụ đoàn kiểm tra phòng chống dịch ở Lâm Đồng bị đánh khi 'thi hành công vụ' nhưng cất giấu bảng tên VKS cho rằng trưởng đoàn đã sử dụng mạng Zalo để triệu tập thành viên kiểm tra hoặc yêu cầu thành viên cất giấu bảng tên trước khi vào quay phim, ghi hình... Ngày 8-3, Viện trưởng VKSND Cấp cao tại TP.HCM đã ban hành quyết định kháng nghị bản án sơ và phúc thẩm của TAND huyện Đức Trọng và TAND tỉnh...