Lừa đảo người bán hàng online đăng nhập link giả mạo
Các ngân hàng cảnh báo chiêu thức lừa đảo khá tinh vi nhắm đến người bán hàng online.
Theo như Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank), thông qua mạng di động hoặc nền tảng xã hội khác như Zalo, Facebook, Viber…, một số đối tượng giả mạo là người Việt Nam tại nước ngoài mua một số lượng hàng hóa có giá trị lớn từ những người kinh doanh online trong nước và gợi ý chuyển tiền trước cho người bán thông qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union/ Money Gram. Kẻ gian gửi đường link giả mạo dịch vụ chuyển tiền Western Union//Money Gram như www.quocteuds.weebly.com, nhằm dẫn bị hại đến các bước đăng nhập vào đường link đã gửi để rút tiền mà các bị hại tin rằng các đối tượng đã chuyển khoản tiền mua hàng. Khi đăng nhập vào đường link này, trang yêu cầu nhập thông tin như tên đăng nhập dịch vụ Ngân hàng số ( Internet Banking và app ngân hàng), số điện thoại đăng ký với ngân hàng, password đăng nhập Dịch vụ Ngân hàng số… để làm thủ tục rút tiền.
Người bán hàng trên mạng thận trọng với những chiêu lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàn . Ảnh NGỌC THẠCH
Sau khi có những thông tin tài khoản các đối tượng này sẽ thực hiện thay đổi password của chính chủ, sau đó chuyển khoản từ tài khoản của bị hại vào tài khoản của mình. Để hoàn tất công việc này, các đối tượng sẽ phải có mã OTP của bị hại, do đó chúng sẽ tiếp tục giả mạo tin nhắn của Western Union/Money Gram với nội dung: “Quý khách đang thực hiện giao dịch nạp tiền điện tử trên hệ thống Ebanking với số tiền nhận là xxx triệu đồng. Mã OTP sẽ được xác nhận để hoàn tất giao dịch”. Đồng thời trên website giả mạo này cũng hiện lên “Thủ tục nhận tiền: Quý khách vui lòng xác thực mã OTP cá nhân để nhận tiền”. Trong lúc đó đối tượng cũng thực hiện rút tiền của bị hại, cùng thời điểm ngân hàng sẽ gửi mã OTP vào điện thoại của bị hại. Khi bị hại nhập OTP này vào website giả mạo thì đồng nghĩa với việc bị hại đã chuyển khoản cho đối tượng phạm tội.
Video đang HOT
Một chiêu lừa đảo người bán hàng online khác là đối tượng giả làm khách đặt mua hàng qua mạng, đồng thời chụp màn hình điện thoại về thông tin chuyển khoản số tiền phải thanh toán cho bên bán thành công qua Internet Banking. Người bán tưởng thông tin chuyển khoản số tiền là thật nên nhờ dịch vụ giao nhận chuyển hàng cho khách. Khi shipper lấy hàng đi rồi, tài khoản ngân hàng của người bán chưa nhận được tiền nên gọi cho khách hàng thì sẽ được trấn an là do ngân hàng bị lỗi mạng nên tiền chưa tới. Lúc này, phía dịch vụ vận chuyển giao hàng xong nên bên bán không thể lấy lại hàng được.
Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng khuyến cáo người dùng không truy cập các đường link, liên kết trong tin nhắn, email lạ hoặc không rõ nguồn gốc. Ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dưới bất cứ hình thức nào. Người dùng chỉ đăng nhập vào dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua website chính thức của ngân hàng; hạn chế dùng máy tính công cộng, mạng không dây công cộng khi truy cập vào hệ thống ngân hàng điện tử. Lưu ý, không cung cấp tên, mật khẩu đăng nhập ngân hàng trực tuyến, mã xác thực OTP, số thẻ ngân hàng qua điện thoại, email, mạng xã hội và website. Chủ tài khoản cần đặt mật khẩu khó đoán, thay đổi mật khẩu thường xuyên hoặc khi nghi ngờ bị lộ. Không sử dụng các tính năng lưu mật khẩu để đăng nhập tự động, không sử dụng chung một mật khẩu để đăng nhập ngân hàng trực tuyến và thư điện tử hoặc mạng xã hội. Các giải pháp hỗ trợ khác là đăng ký nhận thông báo thay đổi số dư giao dịch; đăng ký xác thực Smart OTP khi giao dịch trực tuyến.
Làm cộng tác viên bán hàng online, người phụ nữ Hà Nội "bay" 800 triệu đồng
Nhận làm cộng tác viên bán hàng online với mức hoa hồng lên đến 20% mỗi đơn hàng, chị H. đã thanh toán 800 triệu đồng tiền hàng và bị chiếm đoạt.
Công an quận Đống Đa (
) đang điều tra, làm rõ vụ việc một người phụ nữ trên địa bàn trình báo bị lừa đảo, chiếm đoạt hơn 800 triệu đồng với chiêu trò mời làm cộng tác viên bán hàng online.
"Mồi nhử" của các đối tượng lừa đảo với chiêu thức tuyển cộng tác viên bán hàng online (Ảnh minh họa: Công an Hà Nội).
Theo đơn trình báo, ngày 7/2, chị H. (SN 1984, trú tại Đống Đa, Hà Nội) nhận được một lời mời quảng cáo làm cộng tác viên bán hàng của một sàn thương mại điện tử. Đồng ý tham gia, chị H. kết bạn Zalo với một người và được hướng dẫn làm nhiệm vụ thanh toán các đơn hàng để được hưởng tiền hoa hồng.
"Mồi nhử" mà các đối tượng đưa ra rất hấp dẫn, với mỗi một đơn hàng, cộng tác viên sẽ được hưởng chênh lệch 10 đến 20%.
Chị H. đã thanh toán nhiều đơn hàng với tổng số tiền hơn 800 triệu đồng nhưng không nhận lại được tiền gốc và phần chiết khấu. Biết mình bị lừa, ngày 8/2, chị H. đã đến Công an quận Đống Đa trình báo sự việc.
Theo Công an Hà Nội, thời gian qua, nhiều người dân bị sập bẫy lừa đảo từ hình thức tuyển cộng tác viên bán hàng online cho các sàn thương mại điện tử. Nạn nhân mà các đối tượng nhắm đến là những người nhẹ dạ cả tin, nhất là những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, hiện ở nhà, không có việc làm, có nhu cầu bán hàng online để kiếm thêm thu nhập.
Mặc dù đã có nhiều cảnh báo của cơ quan công an nhưng nhiều người do thiếu hiểu biết đã bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Để chủ động phòng ngừa tội phạm, Công an Hà Nội đề nghị người dân nêu cao tinh thần cảnh giác. Khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác.
Nếu phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.
Nhờ "cắt vong", cô gái Hà Nội bị "thầy" chiếm đoạt tài sản Nguyễn Thị Hà nói chị Mai có "vong theo", yêu cầu chị này chuyển tiền để "cắt vong". Nhận tiền, Hà bỏ trốn. Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Thị Hà (SN 1971, trú tại Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đối...