Lừa đảo mạo danh cơ quan chức năng: Những ‘chiếc bẫy’ tinh vi
Tội phạm lừa đảo trên mạng ngày càng gia tăng với nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại nặng nề cho người dân.
Giả cơ quan chức năng để lừa đảo
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang điều tra làm rõ vụ lừa đảo qua ứng dụng “Hành chính công” giả mạo, khiến một nạn nhân mất gần 800 triệu đồng.
Đó là vụ việc của anh L.Q.T. (ngụ phường Tân Hòa, TP Biên Hòa). Anh T. kể nhận được cuộc gọi từ một người xưng là cán bộ Công an phường Tân Hòa, yêu cầu vợ anh đến phường để cập nhật thông tin cá nhân. Sau đó, anh tiếp tục được gọi video call, hướng dẫn tải ứng dụng “Hành chính công” theo đường link mà đối tượng cung cấp để thực hiện thủ tục trực tuyến.
Tin tưởng đối tượng là cán bộ công an, anh T. đã cung cấp thông tin cá nhân, chụp ảnh CCCD và đăng nhập vào tài khoản ngân hàng theo yêu cầu. Sau khi hoàn tất các thủ tục, đối tượng chặn liên lạc và xóa ứng dụng “Hành chính công” trên điện thoại của vợ anh T.
Khi kiểm tra lại, anh T. phát hiện không thể đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng. Nghi ngờ lừa đảo, anh liên hệ và ngân hàng xác nhận tài khoản của anh đã “bốc hơi” gần 800 triệu đồng.
Một nạn nhân trình báo Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Đồng Nai về việc bị lừa đảo trên mạng. Ảnh: T.H
Tương tự, anh T.H.T. (ngụ phường Bửu Long, TP Biên Hòa) nhận được cuộc gọi một người tự xưng là cán bộ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai, thông báo hồ sơ của anh cần đồng bộ dữ liệu CCCD. Kẻ này yêu cầu anh T. lên cơ quan BHXH tỉnh để cập nhật thông tin.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một lúc sau, kẻ này gọi lại anh T. và hỏi có sử dụng phần mềm VssID hay không. Khi anh T. trả lời có, kẻ lừa đảo nói đang bận xử lý công việc nên sẽ chuyển hồ sơ cho một người khác để hỗ trợ.
Nghi ngờ lừa đảo, anh T. đã liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH để xác minh. Qua kiểm tra, BHXH tỉnh Đồng Nai khẳng định không có cán bộ nào liên lạc với người dân để yêu cầu đồng bộ dữ liệu CCCD hay cập nhật thông tin trên ứng dụng VssID.
Một trường hợp khác, ông M.T.K. (ngụ phường Hố Nai, TP Biên Hòa) cũng suýt trở thành nạn nhân của đối tượng lừa đảo mạo danh cơ quan thuế Đồng Nai.
Cụ thể, ông K. nhận được giấy mời từ cơ quan thuế yêu cầu đến trụ sở cập nhật, kê khai thông tin để thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Chính phủ.
Tuy nhiên, nhận thấy giấy mời có dấu hiệu làm giả, ông K. liên hệ Cục Thuế Đồng Nai để xác minh. Qua kiểm tra, cơ quan này khẳng định đây là giấy mời giả mạo do tên chi cục thuế được ghi không đúng.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo, hạn chế thiệt hại
Thời gian qua việc tuyên truyền, đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đã được Công an tỉnh Đồng Nai triển khai quyết liệt. Tuy nhiên, loại tội phạm này diễn biến rất phức tạp, với nhiều phương thức tinh vi, xảo quyệt, gây thiệt hại lớn cho người dân.
Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Quang, Giám đốc Công an Đồng Nai dự báo, trong thời gian tới, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tại địa phương sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, với thủ đoạn phổ biến là giả danh cán bộ các cơ quan như Công an, Quân đội, Tòa án, Viện kiểm sát… để gọi điện lừa đảo.
Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Đồng Nai tiếp nhận trình báo của người dân bị lừa đảo. Ảnh: M.T
Bên cạnh đó, Công an Đồng Nai còn cảnh báo người dân về một số thủ đoạn tinh vi khác như yêu cầu người dân cài đặt các ứng dụng lạ chứa mã độc, cung cấp thông tin cá nhân, hình ảnh CCCD… Đặc biệt, tội phạm sử dụng AI (deepfake) giả mạo các cuộc gọi video, giọng nói để lừa đảo.
Để phòng ngừa các thủ đoạn lừa đảo tinh vi này, theo cơ quan chức năng, người dân cần tuyệt đối không cài đặt các ứng dụng lạ từ nguồn không rõ nguồn gốc, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi tham gia đầu tư sàn giao dịch; Cảnh giác với các cuộc gọi video, tin nhắn thoại có nội dung giả mạo lãnh đạo, cơ quan chức năng, người thân; Không hoảng sợ khi nhận được điện thoại, tin nhắn do người lạ gửi đến có nội dung liên quan vụ việc, vụ án; Không nên tin vào những tài sản, món quà không rõ nguồn gốc hay lời mời “việc nhẹ, lương cao”…
Để giúp người dân nâng cao ý thức phòng chống tội phạm lừa đảo trên mạng, Công an tỉnh Đồng Nai đã đưa ra khẩu hiệu “3 không, 2 phải”. “3 không”: Không cài đặt hoặc truy cập vào các đường dẫn, các ứng dụng không rõ nguồn gốc tạo cơ hội kẻ gian chiếm đoạt tài sản; Không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ, đặc biệt thông tin tài khoản ngân hàng, mật khẩu đăng nhập, mã OTP, tài khoản mạng xã hội; Không chuyển khoản cho bất kỳ ai khi chưa xác định chính xác thông tin… “2 phải”: Phải thường xuyên cảnh giác, chủ động bảo mật các thông tin cá nhân; Phải tố giác với cơ quan pháp luật khi có các thông tin nghi ngờ cuộc gọi, tin nhắn hoặc các nội dung nghi ngờ là hoạt động lừa đảo. |
Nhiều người sập bẫy "Công ty luật hỗ trợ lấy lại tiền đã bị lừa, bị treo"
Xuất phát từ nhu cầu lấy lại số tiền 90 triệu đồng bị lừa đảo trên mạng, bà M nhờ một trang Facebook có tên "Công ty luật hỗ trợ lấy lại tiền đã bị lừa, bị treo" lấy lại số tiền mà mình bị lừa.
Khi nghe các đối tượng cam kết sẽ lấy lại đủ số tiền cho bà M thì bà tin tưởng, nhiều lần chuyển tiền vào tài khoản và đã bị các đối tượng chiếm đoạt.
Chiều 9/1, Công an TP Huế (Thừa Thiên Huế) cho biết, vừa phát đi cảnh báo một thủ đoạn lừa đảo mới xuất hiện trên địa bàn khiến nhiều bị hại sập bẫy.
Trung tá Lê Ngọc Minh, Đội trưởng Đội CSHS Công an TP Huế cho biết, gần đây, xuất hiện nhiều trang Facebook quảng cáo với nội dung "Công ty luật hỗ trợ các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng, hỗ trợ lấy lại tiền bị treo trên các sàn điện tử, vay online"...
Một bị hại đang trình báo bị lừa đảo qua mạng tại Công an TP Huế.
Mới đây, bà Phan Thị M (SN 1973, trú phường Vỹ Dạ, TP Huế) đến trình báo Công an về việc bà đăng ký cho con thi IELTS qua mạng thì bị đối tượng xấu dùng nhiều chiêu trò lừa đảo với số tiền hơn 90 triệu đồng.
Xuất phát từ nhu cầu lấy lại số tiền bị lừa đảo trên và thông qua Facebook, bà M nhận được thông tin từ một trang quảng cáo "Công ty luật hỗ trợ lấy lại tiền đã bị lừa, bị treo" nên bà nhờ lấy lại số tiền mình bị lừa. Khi nghe các đối tượng cam kết sẽ lấy lại đủ tiền cho bà M nên bà đã nhiều lần chuyển tiền vào tài khoản các đối tượng với số tiền gần 25 triệu đồng và đã bị chiếm đoạt.
Cũng với thủ đoạn này, mới đây, anh Nguyễn Thanh H. (trú phường Phú Thượng, TP Huế) bị lừa 59 triệu đồng; chị Đinh Thị D. (trú phường Kim Long, TP Huế) bị lừa 16 triệu đồng, anh Hồ Mộng T. (trú huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) bị lừa gần 9 triệu đồng.
Được biết, trong năm 2023 và những ngày đầu năm 2024, riêng Công an TP Huế đã tiếp nhận hàng trăm đơn của bị hại liên quan đến tội phạm công nghệ cao. Các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bị hại với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.
Bị lừa 300 triệu đồng, lên mạng 'cầu cứu' lại bị lừa tiếp Sau khi bị một sàn chứng khoán trên mạng lừa 300 triệu đồng, bà D. dùng dịch vụ hỗ trợ thu hồi tiền bị lừa đảo qua mạng và tiếp tục bị lừa thêm 18 triệu đồng. Ngày 12/11, Công an tỉnh Đồng Tháp đang điều tra vụ việc lừa đảo qua mạng theo trình báo của bà T.T.T.D. (65 tuổi, ngụ tại...