Lừa đảo bán phần mềm, giám sát, định vị Zalo, Facebook rởm
Ngày 27/10, Cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết, đã kết thúc giai đoạn điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt đoạt tài sản thông qua thủ đoạn rao bán phần mềm theo dõi, giám sát, định vị Zalo, Facebook, viber, Line, Telegram… trên điện thoại di động.
Trước đó, tháng 7/2022, Công an quận Nam Từ Liêm tiếp nhận trình báo của 5 nạn nhân bị nhóm đối tượng ở một chung cư mini trên đường đường Mỹ Đình, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức lừa rao bán các thiết bị điện tử và các phần mềm, thiết bị phần mềm theo dõi, giám sát, định vị Zalo, Facebook, Viber, LINE, Telegram…
Sau khi mua phần mềm, thiết bị điện tử nói trên, các bị hại phát hiện là giả vì không sử dụng được. Tổng số tiền mà 5 nạn nhân bị nhóm đối tượng này chiếm đoạt là hơn 21 triệu đồng.
Ngay sau khi nhận đơn trình báo. Đội Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an quận Nam Từ Liêm đã khẩn trương xác minh và triệu tập các đối tượng Trần Văn Tú (SN 1996) trú tại phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; Phạm Minh Hiếu (SN 2001) và Chu Thái Bảo (SN 2000) cùng trú tại xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, đang sinh sống tại căn hộ chung cư mini trên, đưa về trụ sở cơ quan Công an để làm rõ.
Video đang HOT
Quá trình điều tra xác định, khoảng cuối tháng 6/2022, qua quen biết xã hội, Trần Văn Tú, Phạm Minh Hiếu, Chu Thái Bảo được Phùng Quang Thắng (SN 1993), trú tại phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc thuê đến làm việc để giúp Thắng bán các thiết bị đánh cờ bạc “bịp”.
Thắng thuê trọ cho cả 3 người tại căn hộ chung cư mini trên đường Mỹ Đình, bao ăn ở và trả lương. Do việc bán các thiết bị cờ bạc “bịp” không được nhiều nên Thắng có bảo với Tú, Hiếu, Bảo bán ứng dụng, phần mềm theo dõi, giám sát, định vị Zalo, Facebook, Viber, LINE, Telegram… trên điện thoại di động.
Bản thân các đối tượng đều biết ứng dụng phần mềm theo dõi, định vị này là giả, không hề có tính năng theo dõi, định vị như quảng cáo. Nhóm của Thắng, Tú, Hiếu, Bảo bắt đầu bán ứng dụng theo dõi trên từ 21/7.
Thắng tự nhận mình sẽ phụ trách việc rao bán, quảng cáo về ứng dụng qua các trang trên Facebook. Khi có khách, Thắng sẽ gửi số điện thoại của khách cho Bảo. Bảo liên hệ và đưa khách về nhà trọ và Hiếu xuống đón khách lên phòng để Tú trực tiếp giới thiệu về sản phẩm.
Nhóm đối tượng thống nhất đưa giá cài đặt ứng dụng trên điện thoại là 1,2 triệu đồng. Sau khi cài đặt, khách phải mua 1 trong 3 gói để sử dụng tính năng phần mềm. Theo đó, gói cơ bản giá 2 triệu đồng sử dụng được tính năng trên các ứng dụng Zalo, Facebook, Messenger, Telegram, định vị GPS; gói VIP giá 3,5 triệu đồng sử dụng được tính năng trên các ứng dụng Zalo, Facebook, ghi âm cuộc gọi, Viber, khôi phục tin nhắn đã xóa; gói đặc biệt giá 5 triệu đồng sử dụng được tính năng trên các ứng dụng Zalo, Facebook, tin nhắn SMS, kiểm soát cuộc gọi, ghi âm cuộc gọi, định vị GPS, khôi phục tin nhắn, Telegram… Thực chất thì ứng dụng này không thể sử dụng được và hoàn toàn không có những tính năng trên.
Khách có thể thanh toán bằng cách trả tiền mặt hoặc chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng. Từ 21/7 đến khi bị bắt, với thủ đoạn trên, nhóm Thắng, Tú, Bảo, Hiếu đã bán được ứng dụng trên cho khoảng hơn 10 khách.
Để tiếp tục mở rộng công tác điều tra, Cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm thông báo, những ai là bị hại của nhóm Thắng, Tú, Bảo, Hiếu đề nghị liên hệ Đội CSHS Công an quận Nam Từ Liêm gặp điều tra viên Nguyễn Phong Châu trình báo để được giải quyết, đảm bảo quyền lợi hơp pháp của mình.
Lừa đảo người bán hàng online đăng nhập link giả mạo
Các ngân hàng cảnh báo chiêu thức lừa đảo khá tinh vi nhắm đến người bán hàng online.
Theo như Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank), thông qua mạng di động hoặc nền tảng xã hội khác như Zalo, Facebook, Viber..., một số đối tượng giả mạo là người Việt Nam tại nước ngoài mua một số lượng hàng hóa có giá trị lớn từ những người kinh doanh online trong nước và gợi ý chuyển tiền trước cho người bán thông qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union/Money Gram. Kẻ gian gửi đường link giả mạo dịch vụ chuyển tiền Western Union//Money Gram như www.quocteuds.weebly.com, nhằm dẫn bị hại đến các bước đăng nhập vào đường link đã gửi để rút tiền mà các bị hại tin rằng các đối tượng đã chuyển khoản tiền mua hàng. Khi đăng nhập vào đường link này, trang yêu cầu nhập thông tin như tên đăng nhập dịch vụ Ngân hàng số (Internet Banking và app ngân hàng), số điện thoại đăng ký với ngân hàng, password đăng nhập Dịch vụ Ngân hàng số... để làm thủ tục rút tiền.
Người bán hàng trên mạng thận trọng với những chiêu lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàn . Ảnh NGỌC THẠCH
Sau khi có những thông tin tài khoản các đối tượng này sẽ thực hiện thay đổi password của chính chủ, sau đó chuyển khoản từ tài khoản của bị hại vào tài khoản của mình. Để hoàn tất công việc này, các đối tượng sẽ phải có mã OTP của bị hại, do đó chúng sẽ tiếp tục giả mạo tin nhắn của Western Union/Money Gram với nội dung: "Quý khách đang thực hiện giao dịch nạp tiền điện tử trên hệ thống Ebanking với số tiền nhận là xxx triệu đồng. Mã OTP sẽ được xác nhận để hoàn tất giao dịch". Đồng thời trên website giả mạo này cũng hiện lên "Thủ tục nhận tiền: Quý khách vui lòng xác thực mã OTP cá nhân để nhận tiền". Trong lúc đó đối tượng cũng thực hiện rút tiền của bị hại, cùng thời điểm ngân hàng sẽ gửi mã OTP vào điện thoại của bị hại. Khi bị hại nhập OTP này vào website giả mạo thì đồng nghĩa với việc bị hại đã chuyển khoản cho đối tượng phạm tội.
Một chiêu lừa đảo người bán hàng online khác là đối tượng giả làm khách đặt mua hàng qua mạng, đồng thời chụp màn hình điện thoại về thông tin chuyển khoản số tiền phải thanh toán cho bên bán thành công qua Internet Banking. Người bán tưởng thông tin chuyển khoản số tiền là thật nên nhờ dịch vụ giao nhận chuyển hàng cho khách. Khi shipper lấy hàng đi rồi, tài khoản ngân hàng của người bán chưa nhận được tiền nên gọi cho khách hàng thì sẽ được trấn an là do ngân hàng bị lỗi mạng nên tiền chưa tới. Lúc này, phía dịch vụ vận chuyển giao hàng xong nên bên bán không thể lấy lại hàng được.
Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng khuyến cáo người dùng không truy cập các đường link, liên kết trong tin nhắn, email lạ hoặc không rõ nguồn gốc. Ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dưới bất cứ hình thức nào. Người dùng chỉ đăng nhập vào dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua website chính thức của ngân hàng; hạn chế dùng máy tính công cộng, mạng không dây công cộng khi truy cập vào hệ thống ngân hàng điện tử. Lưu ý, không cung cấp tên, mật khẩu đăng nhập ngân hàng trực tuyến, mã xác thực OTP, số thẻ ngân hàng qua điện thoại, email, mạng xã hội và website. Chủ tài khoản cần đặt mật khẩu khó đoán, thay đổi mật khẩu thường xuyên hoặc khi nghi ngờ bị lộ. Không sử dụng các tính năng lưu mật khẩu để đăng nhập tự động, không sử dụng chung một mật khẩu để đăng nhập ngân hàng trực tuyến và thư điện tử hoặc mạng xã hội. Các giải pháp hỗ trợ khác là đăng ký nhận thông báo thay đổi số dư giao dịch; đăng ký xác thực Smart OTP khi giao dịch trực tuyến.
Lừa bán xe giá rẻ trên mạng xã hội, chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng Ngày 28/9, Công an huyện Bàu Bàng (Bình Dương) cho biết, vừa phối hợp cùng một số đơn vị bắt giữ đối tượng Nguyễn Đăng Hoà (SN: 1998; quê Quảng Nam) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Để thực hiện hành vi lừa đảo, từ cuối năm 2021, Hòa tạo tài khoản Facebook, Zalo giả mạo để đăng bán xe...






Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt tạm giam 22 đối tượng "bay lắc" tại bar Paris Night club

Bắt thêm 3 đối tượng hoạt động băng nhóm, tranh chấp ngư trường ở Kiên Giang

Vận động đối tượng giết người bỏ trốn sang Campuchia về đầu thú

Khách 'nợ' tiền hàng, đánh shipper chảy máu mũi, sưng trán

Bị CSGT khống chế, người đàn ông được 3 người hết mình "giải cứu"

Bắt 2 đối tượng vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

Bán độ và cá độ, 6 cựu cầu thủ nhận mức án tổng cộng 38 năm tù

Thanh, thiếu niên 2 xã hỗn chiến khiến 1 người chết, 21 người bị triệu tập

Đào trộm từ mộ 'Chúa bà' đến lăng vua để dò tìm cổ vật

Lóa mắt vì tiền, bà bán vé số, ông xe ôm phạm tội buôn bán trẻ em

Xử lý kẻ quấy rối đường dây nóng Công an Tây Ninh

Bắt một cán bộ Chi cục thi hành án dân sự ở Bình Phước do lợi dụng chức vụ, quyền hạn
Có thể bạn quan tâm

Trấn Thành livestream nóng trận mưa gió giáng xuống concert Anh Trai Say Hi, hoang mang sợ sập lều!
Sao việt
23:56:04 10/05/2025
6 nữ diễn viên Nhật Bản sở hữu gương mặt thiên thần "nghìn năm có một": Sắp 30 mà nhìn như gái 18
Hậu trường phim
23:43:34 10/05/2025
Phim Hàn hay nhức nhối có rating tăng 114% chỉ sau 1 tập, cặp chính đẹp bất bại trong mọi khung hình
Phim châu á
23:40:26 10/05/2025
5 chi tiết ẩn giấu cực khéo trong Thám Tử Kiên, xem một lần chưa chắc đã biết
Phim việt
23:37:16 10/05/2025
Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày
Thế giới
23:17:17 10/05/2025
Chia sẻ hiếm hoi của Lưu Đức Hoa về cô con gái 13 tuổi
Sao châu á
22:50:12 10/05/2025
Ben Affleck khó chịu vì bạn thân Tom Cruise hẹn hò tình cũ Ana de Armas
Sao âu mỹ
22:47:59 10/05/2025
Hot girl 'Người ấy là ai', TikToker triệu view gây chú ý ở 'Gương mặt truyền hình'
Tv show
22:40:53 10/05/2025
TP HCM: Tai nạn nghiêm trọng ở quận 12 tối nay
Tin nổi bật
21:45:48 10/05/2025
12 mẫu thời trang hè trẻ trung, gợi cảm cho người mệnh Hỏa
Thời trang
21:38:55 10/05/2025