Lựa chọn hình thức vay tiêu dùng an toàn, phù hợp
Nhiều người dân đã khốn đốn khi vay tiền của các tổ chức tín dụng đen. Có hình thức vay tiêu dùng nào an toàn, phù hợp hơn?
Việc cho vay không thông qua ngân hàng hay các tổ chức phi ngân hàng thường được gọi là vay P2P (Person to Person). Hiểu nôm na thì doanh nghiệp (DN) kinh doanh dịch vụ này sẽ là đơn vị kết nối người có nhu cầu vay tiền và người có nhu cầu cho vay tiền.
DN sẽ thu phí quản lý cùng các loại phí khác nhằm duy trì hoạt động. Nếu như được vận hành một cách đúng đắn, đây thực sự là một kênh hoạt động hiệu quả hỗ trợ thị trường tài chính. Tuy nhiên, tại Việt Nam, do chưa có khung pháp lý dành cho hoạt động này, các DN kinh doanh dịch vụ này hoạt động chưa theo lề lối, quy củ và cũng không có một khuôn mẫu nhất định, chưa có cơ quan thẩm định và cấp phép. Lợi dụng điều này, đơn vị tín dụng đen, cho vay nặng lãi tiến hành xây dựng ứng dụng điện thoại mô phỏng các nền tảng cho vay P2P. Thay vì thể hiện đúng bản chất, thì các ứng dụng này chỉ là công cụ, người vay không biết được mình vay từ ai, lãi suất như thế nào, do thông tin của ứng dụng này không minh bạch.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, các đơn vị tín dụng đen thường tư vấn qua loa, nói những lời ngon ngọt nhằm dụ dỗ người vay. Sau khi vay tiền xong, người vay mới nhận ra mình bị lừa thì đã quá muộn. Đến lúc này, họ chỉ còn cách làm việc để trả những khoản nợ lớn hơn rất nhiều so với số tiền đã vay. Một số trường hợp chưa trả đủ hay trả không đúng hạn theo lịch còn bị đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự bằng những biện pháp trái pháp luật. Nạn nhân, sau khi đã kiệt quệ về tinh thần do bị khủng bố, chỉ còn cách cầu cứu cơ quan công an để được giải quyết.
Đó là biến tướng của hình thức cho vay P2P, và là lỗ hổng pháp luật đang bị các cá nhân, tổ chức cho vay nặng lãi khai thác triệt để. Để bảo vệ cho bản thân, khi có nhu cầu vay tiền, người vay cần tìm hiểu rõ tổ chức sẽ cho mình vay, các thông tin liên quan đến lãi suất, phí, lệ phí, thời hạn thanh toán.
Thực tế, đối với khoản vay không quá lớn, chủ yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng của cá nhân hay gia đình, người vay nên thực hiện thông qua hình thức vay tiêu dùng tại các công ty tài chính. Đây là loại hình cho vay đã có khung pháp lý tương đối đầy đủ, quy định cụ thể các điều kiện cũng như hình thức hoạt động. Công ty tài chính hoạt động theo quy chế nội bộ, sẽ có vấn đề nhắc nợ khách hàng, nhưng việc nhắc nợ này được thực hiện theo quy định như sau: “Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng và quy định của pháp luật, trong đó thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng” (Thông tư 43/2016 của Ngân hàng Nhà nước).
Ngày 1-1-2020 tới đây, khi Thông tư 18/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 43/2016 có hiệu lực thi hành, thì việc nhắc nợ của công ty tài chính còn được quy định rõ ràng hơn, cụ thể là: “Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 5 lần/một ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng, nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ; không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật”.
Hy vọng với khung quy định pháp luật cụ thể và ngày càng được hoàn thiện, người vay sẽ có thể lựa chọn cho mình hình thức vay an toàn, phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Video đang HOT
Luật sư NGUYỄN TRUNG TRỰC (Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam)
Theo SGGP.vn
Cần rà soát xử lý với các đối tượng nợ đọng thuế để có chính sách phù hợp
Đó là quan điểm của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tại phiên họp cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý tiền thuế nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước (NSNN) được tổ chức ngày 17/9.
Cơ quan thuế thực hiện công khai thông tin người nợ thuế đối với các trường hợp đã thực hiện cưỡng chế.
Cần có chính sách thu hồi nợ thuế phù hợp
Thời gian qua, cơ quan quản lý thuế đã có nhiều nỗ lực trong việc thu hồi nợ đọng thuế. Theo đó số thu hồi nợ đọng tăng dần qua các năm, bình quân từ 2015-2018 thu đạt 80% số nợ có khả năng thu hồi, tốc độ tăng bình quân 14,4%/năm. Tỷ trọng tổng nợ trên tổng thu nội địa đã giảm mạnh từ 12,2% năm 2014, đến năm 2017 giảm xuống ở mức 7,6% và tính đến cuối năm 2018 giảm xuống chỉ còn 6,7%, năm 2019 cũng tiếp tục giảm.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày tờ trình tại phiên họp.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, tình trạng nợ đọng thuế đã xảy ra nhiều năm. Tuy nhiên, các năm gần đây thu hồi nợ đọng thuế luôn đạt mức năm sau cao hơn năm trước, mức tăng bình quân trên 14%/năm.
Như vậy, có thể nói cơ quan quản lý thuế đã thực hiện trách nhiệm trong đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế rất quyết liệt và có kết quả cụ thể. Hàng năm, đặc biệt là khi ngân sách khó khăn, đây là một trong những trọng điểm mà Bộ Tài chính tập trung chỉ đạo đột phá để đảm bảo dự toán, đảm bảo thu ngân sách. Đây là việc được giao đến từng nhân viên, từng cán bộ thuế trong năm, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, với nhưng người đã chết, mất tích, giải thể, phá sản... thì việc thực hiện giải pháp cưỡng chế, thu hồi về sau là rất khó khăn. Bên cạnh đó, mặc dù số nợ thuế các năm gần đây giảm rất sâu, nhưng do chúng ta có quy định tiền phạt chậm nộp thuế nên số nợ thuế hàng năm liên tục tăng. Do vậy, cần thiết phải có Nghị quyết này. Còn đối với các trường hợp lợi dụng kẽ hợp pháp luật, lợi dụng chính sách để trục lợi thì có chế tài để xử lý.
"Chúng tôi hiểu thuế là của ngân sách, nhưng đây là thuế từ những trường hợp đã chết, mất tích, giải thể, bỏ địa điểm kinh doanh... thực tế chưa phải là tiền thật, chưa vào ngân sách để mà mất ngân sách. Tại Nghị quyết này chúng tôi đề nghị rà soát xử lý với các đối tượng này theo hướng gốc thì khoanh lại theo dõi tiếp, chỉ có tiền phạt, tiền chậm nộp thì xin xoá. Đây cũng là giải pháp rất thận trọng", Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nói.
Giải pháp xóa nợ, khoanh nợ thuế
Chính phủ đề nghị các biện pháp gồm xoá nợ, khoanh nợ theo điều kiện cụ thể với 7 nhóm đối tượng là: Người nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự; Người nộp thuế có quyết định giải thể gửi cơ quan quản lý thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, chưa hoàn thành thủ tục giải thể; Người nộp thuế đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản; Người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế; Người nộp thuế đã bị cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoặc đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp bất khả kháng khác; và Người nộp thuế cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán trực tiếp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả nhà thầu phụ nhưng chưa được thanh toán.
Cần thiết phải có Nghị quyết của Quốc hội về xử lý tiền thuế nợ của người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN tạo cơ chế pháp lý để xử lý dứt điểm tiền thuế nợ, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tồn tại lâu năm không còn khả năng thu. Bên cạnh đó, việc xử lý này sẽ tháo gỡ khó khăn về tài chính cho những người nộp thuế có phát sinh nợ thuế, bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, dịch bệnh... hoặc trường hợp bất khả kháng khác."
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng.
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, nếu thực hiện xoá nợ theo các hướng như tờ trình của Chính phủ sẽ làm giảm nghĩa vụ nộp cho nhà nước 13.096 tỷ đồng. Tuy nhiên, như đã báo cáo, đây là các khoản nợ không có khả năng thu hồi, của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, các DN đã không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh, đã giải thể, phá sản, đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vì vậy cũng không thể thu cho NSNN.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo thẩm tra.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, qua thẩm tra, Ủy ban cơ bản nhất trí với Chính phủ về sự cần thiết ban hành Nghị quyết. Theo cơ quan thẩm tra, mặc dù Luật Quản lý thuế hiện hành đã quy định 3 trường hợp được xóa nợ thuế, song số nợ đọng thuế được xử lý xóa nợ theo quy định rất thấp, chỉ bằng 0,51% số nợ không còn khả năng thu. Trong khi các khoản nợ thuế này đều bị tính tiền chậm nộp, dẫn đến số nợ đọng thuế không có khả năng thu ngày càng tăng cao qua các năm, tạo gánh nặng quản lý cho cơ quan thuế mặc dù đối tượng đã không còn khả năng nộp NSNN và không còn đối tượng để thu các khoản nợ này.
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết so với lần trình Nghị quyết ra UBTVQH đầu năm nay, Chính phủ đã có rà soát, xử lý một số vấn đề được nêu ra. Cơ bản tán thành các nội dung, song Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh lưu ý có biện pháp kiểm soát chặt chẽ để tránh bị lợi dụng việc thực hiện khoanh, xoá nợ thuế.
Tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tán thành các mục tiêu, quan điểm mà hai cơ quan đã nêu và nhấn mạnh tinh thần phải đáp ứng yêu xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng thuế không có khả năng thu hồi.
Thay mặt UBTVQH kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết UBTVQH thống nhất đưa nội dung này vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2019, đồng thời giao UBTCNS và Uỷ ban Pháp luật phối hợp với Chính phủ thẩm tra chính thức nội dung này để trình Quốc hội tại kỳ họp tới theo thủ tục rút gọn 1 kỳ họp.
Tình hình nợ đọng thuế vẫn cao, tổng số tiền thuế nợ tính đến ngày 31/12/2018 là 81.618 tỷ đồng, tăng 4% so với thời điểm 31/12/2017, trong đó tiền thuế nợ không có khả năng thu ngân sách là 41.387 tỷ đồng, chiếm 50,7% tổng số tiền thuế nợ.
Tình hình trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau, như có 2.635 người nộp thuế là người đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; có 24.113 doanh nghiệp (DN) tự giải thể nhưng không thực hiện thủ tục giải thể; có 731.696 người nộp thuế bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc không còn hoạt động...
Trong khi đó, Luật Quản lý thuế quy định tiền phạt chậm nộp là 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. Quy định này là chế tài xử lý cần thiết, tuy nhiên với các đối tượng trên do không còn khả năng nộp thuế nên số tiền chậm nộp ngày càng tăng theo thời gian. Tổng số tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đến cuối năm 2018 là 11.896 tỷ đồng, song thực tế không có khả năng thu hồi.
D.Bùi (T.h)
Theo tapchitaichinh
Ngân hàng Nam Á lên tiếng về tranh chấp giữa các cổ đông Ngân hàng khẳng định những tranh chấp dân sự về cổ phiếu Nam A Bank hoàn toàn không liên quan đến hoạt động Nam A Bank. Thông tin tư Nam A Bank cho biết, ngân hàng đã tiếp nhận thông tin về việc cơ quan điều tra quyết định khởi tổ vụ án liên quan đến tranh chấp tài sản thừa kế của...