Lựa chọn các nhà đầu tư uy tín vào ba khu công nghiệp mới ở Đà Nẵng
Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cho biết, thành phố đang cố gắng lựa chọn được các nhà đầu tư có năng lực tài chính, kinh nghiệm, đặc biệt là khả năng thu hút các nhà đầu tư để việc phát triển sản xuất công nghiệp thành phố có kết quả tốt hơn.
Các khu công nghiệp mới vẫn chưa tìm được chủ
Từ tháng 4/2020, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (CNC) và các khu công nghiệp (KCN) Đà Nẵng (Ban Quản lý) đã tổ chức công tác sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các KCN mới gồm: Hòa Cầm (giai đoạn 2), Hòa Nhơn, Hòa Ninh.
Theo đó, KCN Hòa Cầm (giai đoạn 2) có diện tích quy hoạch hơn 120ha tại phường Hòa Thọ Tây (quận Cẩm Lệ) và xã Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang); KCN Hòa Ninh có tổng diện tích hơn 400ha tại xã Hòa Ninh; KCN Hòa Nhơn có tổng diện tích hơn 360ha tại xã Hòa Nhơn. Mặc dù có nhiều nhà đầu tư tham dự sơ tuyển đầu tư 3 KCN nói trên nhưng không có nhà đầu tư nào trúng tuyển.
Liên quan đến tiến độ các KCN mới trên địa bàn thành phố, tại chương trình “Hội đồng nhân dân với cử tri” lần thứ 2, ông Phạm Trường Sơn, Trưởng Ban Quản lý Khu CNC và các KCN Đà Nẵng cho biết, về đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Hoà Cầm, ngày 18/3, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chấp thuận đầu tư khu công nghiệp giai đoạn 2.
Hiện tại, Ban Quản lý đã tham mưu UBND thành phố ban hành kế hoạch triển khai, dự kiến đến 15/11/2022 sẽ lựa chọn được nhà đầu tư và sau đó sẽ triển khai các thủ tục tiếp theo như đền bù, giải toả, đầu tư kết cấu hạ tầng.
Khu công nghệ cao Đà Nẵng. (Ảnh: Thành Vân)
Về khu công nghiệp Hoà Ninh, hiện tại thành phố đã trình hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư, các Bộ ngành Trung ương đang xử lý. Dự kiến đến đầu năm 2023 Đà Nẵng sẽ lựa chọn được nhà đầu tư.
Về khu công nghiệp Hoà Nhơn, Ban Quản lý đang tiếp tục tham mưu UBND thành phố sớm có quỹ đất phục vụ cho sản xuất thành phố.
“Chúng tôi phải cố gắng lựa chọn được các nhà đầu tư có năng lực tài chính, kinh nghiệm, đặc biệt là khả năng thu hút các nhà đầu tư để việc phát triển sản xuất công nghiệp thành phố có kết quả tốt hơn”, ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, hiện KCN Liên Chiểu còn khoảng 100ha; ngoài ra có khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung còn quỹ đất phục vụ cho các nhà đầu tư.
Đẩy nhanh tiến độ các cụm công nghiệp
Video đang HOT
Hiện trên địa bàn TP. Đà Nẵng đang triển khai đầu tư 3 cụm công nghiệp gồm: Cẩm Lệ, Hoà Nhơn và Hoà Khánh Nam.
Trong đó, cụm công nghiệp Cẩm Lệ đã được đầu tư, thực hiện giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng hoàn thành sớm nhất. Đến nay, cơ bản đã hoàn thành 90%, dự kiến hoàn thành vào quý III/2022, giai đoạn 2 dự kiến hoàn thành vào quý IV/2022. Có thể đưa doanh nghiệp tiếp cận được đất đai.
Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng Lê Thị Kim Phương. (Ảnh: Thành Vân)
Bà Lê Thị Kim Phương, Giám đốc Sở Công Thương cho biết, hiện cụm công nghiệp Cẩm Lệ đang gặp vướng mắc ở khâu thuê đất và cho thuê đất. Đà Nẵng đang làm việc để xin Thủ tướng cơ chế để giải quyết vướng mắc này. Dự kiến, sẽ phấn đấu đưa cụm công nghiệp Cẩm Lệ vào hoạt động vào quý IV/2022 sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý xử lý vướng mắc.
Đối với cụm công nghiệp Hoà Nhơn, Giám đốc Sở Công Thương thông tin, dự kiến công tác giải phóng mặt bằng hoàn thành trong quý III/2022, triển khai thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư vào xây dựng hạ tầng kỹ thuật, dự kiến hoàn thành trong năm 2023.
Đối với cụm công nghiệp Hoà Khánh Nam, trong quý II/2023 sẽ hoàn thành giải toả mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật năm 2024.
“Đối với cụm công nghiệp Hoà Nhơn, Sở Công Thương đã tham mưu UBND thành phố xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Công Thương. UBND thành phố đang rà soát, xem xét và sớm ban hành để làm cơ sở lựa chọn các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Hoà Nhơn, sau đó là cụm công nghiệp Hoà Khánh Nam và các cụm công nghiệp mới”, bà Phương thông tin.
Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết cho biết, về đầu tư mới các cụm công nghiệp còn đang vướng mắc về quy định đầu tư. Trong luật đầu tư công quy định không được đầu tư công khu, cụm công nghiệp trừ khu vực miền núi, hải đảo. Trong khi cụm công nghiệp Cẩm Lệ đã sử dụng đầu tư công nên hiện tại đang vướng về cơ chế quản lý. “TP. Đà Nẵng đang xin cơ chế đặc thù để giải quyết vướng mắc này”, ông Triết nói.
Theo ông Triết, chủ trương đầu tư, phát triển mới các khu, cụm công nghiệp là đúng đắn và cần quyết liệt triển khai. Đà Nẵng phát triển theo cơ cấu thương mại – dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp. Qua đại dịch COVID-19 cho thấy do cơ cấu kinh tế như vậy khiến thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, phát triển công nghiệp giúp thành phố bền vững hơn.
“Do đó, đề nghị UBND TP. Đà Nẵng, Sở Công Thương và các quận huyện phải đeo bám, tập trung xử lý dứt điểm các vướng mắc. Chúng ta nên tham khảo cách làm của các địa phương khác. Sao địa phương khác làm nhanh mà Đà Nẵng động vào cái gì cũng khó khăn”, ông Triết cho hay.
Sau thông tin xây dựng sân bay thứ 2 ở Hà Nội, thị trường bất động sản Thường Tín có diễn biến bất ngờ
Chuyên gia cho rằng, nếu quy hoạch sân bay thứ 2 vùng Thủ đô ở Thường Tín, chắc chắn bất động sản trong khu vực sẽ sôi động.
Tuy nhiên, đến nay mọi thứ vẫn chỉ nằm ở đề xuất, nhà đầu tư không nên vội vã, bởi rủi ro quá lớn.
Mới đây, một số thông tin cho rằng vị trí quy hoạch sân bay thứ 2 Hà Nội được xác định ở phía Đông Nam của thủ đô, khả năng cao là ở khu vực Thường Tín. Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận Tải khẳng định, chưa biết gì về vị trí sân bay thứ 2 vùng Thủ đô ở Thường tín.
Thực tế, trước tới nay, chỉ cần nghe thấy thông tin đồn thổi ở đâu quy hoạch hạ tầng, lập tức thị trường bất động sản khu vực đó sẽ sốt lên nhanh chóng. Trái lại trước kia, thị trường bất động sản khu vực này vẫn "nằm im".
Anh Nguyễn Thoại, môi giới bất động sản tại Thường Tín cho biết, sau khi có thông tin sân bay thứ 2 Hà Nội khả năng cao sẽ xây dựng đây, lượng khách hàng quan tâm cũng nhiều hơn trước đó.
"Lượng người gọi điện thoại tới để hỏi về đất đai khu vực này cũng tăng lên. Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở quan tâm còn giao dịch thì cũng ít. Về mức giá thì hiện tại chưa có biến động gì", anh Thoại nói.
Theo môi giới này, trong gần 2 năm trở lại đây, giá đất tại Thường Tín đã tăng gấp 4 - 5 lần, đặc biệt là những khu vực được quy hoạch có đường Vành đai 4 chạy qua.
Hiện tại, giá tại Hoàng Xá, Khánh Hà, Hà Hồi dao động khoảng 30 - 35 triệu đồng/m2; đất nằm ở mặt đường quốc lộ 1A cũ có giá khoảng 60 - 80 triệu đồng; tại mặt đường Nguyễn Du, do gần UBND huyện Thường Tín nên kinh doanh sầm uất có giá lên tới 80 - 100 triệu đồng/m2. Còn đất nằm trong ngõ tại một số khu cũng chỉ dao động từ 7 - 15 triệu đồng/m2.
Ảnh minh họa.
Chị Thư, môi giới bất động sản tại khu vực cho biết, từ khi có thông tin đề xuất xây dựng sân bay tại Thường Tín đến nay, lượng người quan tâm và giao dịch vẫn chưa thấy tăng mạnh. Hiện nay, tại thị trường này các nhà đầu tư vẫn chỉ chú ý đến những nơi có tuyến đường Vành đai 4 đi qua.
Theo môi giới này cho biết, hiện giá đất những nơi liên quan đến đường cao tốc, cụ thể, Quán Gánh, Ninh Sở mức giá dao động khoảng 30 - 40 triệu đồng/m2, xa hơn giá dao động từ 15 - 25 triệu đồng, mức giá này đã tăng khoảng 50% so với 1 năm trước.
Chị Thư cho biết mấy năm gần đây, thị trường Thường Tín được nhà đầu tư chú ý nhất là đất đấu giá. Các phiên đấu giá thu hút được đông đảo nhà đầu tư tìm về, nên phân khúc này cũng có mức thanh khoản tốt. Ngay cả những phiên đấu giá cuối năm 2021 vừa qua, đến nay nhà đầu tư cũng lãi nhiều.
Đơn cử, mảnh đất đấu giá rộng 110m2, đường 5m, gần trục chính của xã, đang được giao dịch với giá 25 triệu đồng/m2, trong khi trước đó khoảng 20 - 22 triệu đồng/m2.
Khác so với những lần trước, chỉ cần nghe đồn thổi khu vực nào có quy hoạch sân bay dù mới chỉ là truyền miệng thì giới đầu cơ sẽ kéo về thổi giá, giao dịch tăng đột biến.
Còn nhớ, hồi tháng 3/2021, có thông tin đồn thổi về đề xuất quy hoạch sân bay lưỡng dụng Téc-ních 500ha tại huyện Hớn Quản (Bình Phước), mỗi ngày có hàng trăm ô tô đến xem đất khiến đường nông thôn ùn tắc hàng hàng km. Giá đất được thổi cao ngất ngưởng, thậm chí đất nông nghiệp cũng lên tới vài tỷ đồng/sào, mỗi lô đất có thể sang thay đến 3 - 4 chủ. Đến khi UBND huyện Hớn Quản có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn, thì cơn sốt đất "ảo" này mới dần lắng xuống.
Tương tự, từ hàng loạt thông tin về việc phát triển huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) theo hướng đô thị sân bay, giá đất nền trên địa bàn huyện này đã được giới đầu tư đẩy lên cao ngất ngưởng. Chỉ trong năm 2021 đến năm 2022, giá đất Cam Lâm đã tăng khoảng 10 - 20%/năm. Tuy vậy, từ khi có tập đoàn lớn xin đầu tư 3 dự án khủng gần 17.000 ha, giá đất khu vực huyện Cam Lâm nhanh chóng tăng gấp 3 - 5 lần.
Khánh Hòa đã đưa ra nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng "sốt đất", tuy nhiên việc ngăn chặn khó có thể khẳng định mang lại hiệu quả triệt để. Nếu không tỉnh táo, người dân rất dễ gặp rủi ro khi đầu tư trong cơn sóng của "đất".
Chia sẻ về vấn đề này, anh Nguyễn Văn Hải, nhà đầu tư lâu năm tại Hà Nội cho biết, trước nay giới đầu cơ đa phần sẽ tận dụng những nơi giá đất còn rẻ để dễ thổi và đem lại biên lợi nhuận tốt.
"Trước đó, nhóm đầu cơ sẽ đi gom đất đủ thì mới bắt đầu tung tin quy hoạch và thổi giá. Còn khu vực Thường Tín, trong mấy năm gần đây mức giá tăng nhiều, đến nay cũng đã cao so với các khu vực ven Hà Nội. Do đó, việc thổi giá trong thời gian ngắn ở khu vực này là khó và rủi ro lớn. Còn những khu vực còn rẻ thì khi thổi mức giá vẫn có thể vừa túi tiền của nhiều người nên sẽ dễ dàng thanh khoản, tạo hiệu ứng mạnh", anh Hải nói.
Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch thường trực Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội, "lướt sóng" và đầu cơ bất động sản sẽ không chấm dứt, nhưng sẽ theo thời điểm.
Ảnh minh họa.
Nói về vấn đề thị trường Thường Tín chưa sôi động ngay sau khi có thông tin đề xuất quy hoạch sân bay như những lần trước đó, ông Điệp nêu ý kiến: "Đầu tiên, hiện nay việc quy hoạch sân bay thứ 2 ở Hà Nội là rõ ràng nhưng xây dựng ở Thường Tín hay khu vực nào thì chưa chắc chắn.
Tiếp theo, hiện các ngân hàng có động thái thắt "van" tín dụng bất động sản nên đầu cơ khó tìm dòng tiền. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản thời điểm này khó dự đoán. Còn đến khi bắt đầu vào thực hiện giải phóng mặt thì chắc chắn thị trường khu vực sẽ sôi động".
Ngoài ra, ông Điệp đánh giá, hạ tầng khu vực Thường Tín hiện nay vẫn chưa được đồng bộ những giá đất cũng đã tương đối cao.
Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam, việc xây dựng sân bay là câu chuyện dài hạn. Từ lúc địa phương đề xuất đến các Bộ ngành, Chính phủ phê duyệt là quá trình dài, có thể mất rất nhiều năm.
Ông Đính khuyên, khi một các địa phương đề xuất bổ sung sân bay, hạ tầng,... các nhà đầu tư cũng không nên vội vã đi trước đón đầu, bởi rủi ro lớn.
"Quay cuồng" với đất ven biển, miền núi : Lấp ló những hệ lụy Trong cơn "quay cuồng" với đất, không phải người bán nào cũng chạm đến giấc mơ đổi đời, không phải nhà đầu tư nào cũng "lướt sóng" thành công, không phải "cò" đất nào cũng dễ kiếm tiền. Tình trạng sốt đất ở các tỉnh ven biển, miền núi đã kéo theo việc nhà nhà, người người dắt nhau làm "cò" đất. Thậm...