Nhà đầu tư tìm kiếm dự án tiềm năng sinh lời bền vững
Thị trường bất động sản đang tạo đà phát triển với nhiều chính sách siết chặt để chuẩn bị cho những bước chuyển mình toàn diện hơn. Đây là thời điểm các dự án “sạch” về pháp lý, có tiềm năng về thanh khoản và lợi nhuận tiếp tục được tìm kiếm khi vừa bảo toàn vốn, vừa sinh lời bền vững.
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt tín dụng bất động sản nhằm hạn chế các hoạt động đầu cơ, giúp thị trường trở nên minh bạch, tránh xảy ra bong bóng. Đây là việc cần thiết để lành mạnh hóa thị trường, giảm thiểu các rủi ro cho nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh thị trường địa ốc tăng “nóng” thời gian qua khi đa số nhà đầu tư đều sử dụng đòn bẩy tài chính.
Tuy nhiên, bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn, giúp đảm bảo đồng vốn trong trường hợp lạm phát, trượt giá và ít rủi ro hơn. Trong đó, các dự án nhà ở được đánh giá là an toàn khi sở hữu pháp lý vững chắc, đi kèm thanh khoản và lợi nhuận đang được các nhà đầu tư tìm kiếm.
“Mẫu số chung” của các dự án hấp dẫn thị trường
Trên thị trường hiện nay, khi tiêu chí an toàn được đặt lên hàng đầu, các dự án nhà ở đã được hoàn thiện, có pháp lý chuẩn chỉ luôn nhận được sự quan tâm lớn của khách hàng .
Dự án đã hoặc sắp bàn giao đang là ưu tiên được nhiều khách mua lựa chọn, dù là mua để ở hay đầu tư sinh lời. Bởi lẽ hình thức bán nhà hình thành trong tương lai thường tiềm ẩn rủi ro lớn về tiến độ. Trong khi những căn hộ đã hoặc chuẩn bị được bàn giao ngoài đảm bảo về mặt thời gian thì cơ bản đã hoàn thiện hệ thống tiện ích nội ngoại khu, có thể kiểm định chất lượng, thiết kế căn hộ xem có phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng.
Bên cạnh đó, tính minh bạch là điều rất quan trọng trong đầu tư bất động sản. Việc xuống tiền vào các dự án đủ pháp lý sẽ mang lại sự an toàn cao nhất cho nhà đầu tư, gây ra ít sự tranh chấp về sau, và khiến khả năng chuyển nhượng cũng dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Sau tiêu chí an toàn, yếu tố thanh khoản và tiềm năng sinh lời với khả năng vận hành sinh lời vừa nhanh chóng, vừa bền vững.
Shophouse Apec Diamond Park: đáp ứng hoàn hảo hệ tiêu chí của nhà đầu tư
Là dự án hiếm hoi được định vị cao cấp tại thành phố cửa khẩu Lạng Sơn, từ khi ra mắt, shophouse Apec Diamond Park đã được khách hàng đón nhận và đánh giá là sản phẩm đầu tư hấp dẫn tại thị trường mới nổi này.
Dự án gây ấn tượng với sự hoàn thiện chỉn chu, đã được bàn giao và đón cư dân về ở, bên cạnh pháp lý vững vàng, có sổ đỏ từng căn. Để đạt được những điều này, chủ đầu tư Apec Group đã phát triển dự án một cách chỉn chu và hiệu quả nhất, đảm bảo tối đa quyền lợi của các nhà đầu tư và cư dân.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nhận định shophouse Apec Diamond Park có tính thanh khoản và sinh lời vượt trội nhờ tiềm năng cho thuê kinh doanh dài hạn của loại hình shopouse, cộng hưởng với sức bật mạnh mẽ của bất động sản cửa khẩu đang trên đà thăng hạng.
Dự án Apec Diamond Park đang thu hút thị trường khi đáp ứng mọi tiêu chí của NĐT
Tọa lạc tại phía Đông của thành phố đại ngàn, ngay cửa ngõ đi vào lõi trung tâm, từ dự án kết nối đến các tiện ích chỉ trong vài phút. Vị trí kim cương này càng nhấn mạnh tiềm năng phát triển kinh doanh – thương mại của 229 căn shophouse Apec Diamond Park. Với diện tích linh hoạt 78-190m2, cao từ 4-7 tầng, đi cùng với mặt tiền rộng 5-10m và vỉa hè rộng 4-8m, không có căn đường đâm, ngõ cụt, shophouse tại Apec Diamond Park là “đáp số” hoàn hảo cho gia chủ mong muốn khởi sự kinh doanh như: làm văn phòng giao dịch, bệnh viện thẩm mỹ, trung tâm tiếng Anh hay quán café, quán ăn, và thời trang.
Với đa dạng mô hình kinh doanh, các căn shophouse Apec Diamond Park sẽ hình thành nên khu phố thương mại sầm uất, cung cấp đầy đủ dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dân, khách du lịch và mang đến nguồn lợi nhuận cao, ổn định cho chủ sở hữu.
“Cơ hội đầu tư vàng mười tại shophouse Apec Diamond Park sẽ còn hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng dài hạn. Bởi lẽ nền giá hiện tại vẫn đang ở ngưỡng hợp lý, tạo thuận lợi cho việc thanh khoản, nhất là khi giá bất động sản ở miền Bắc nhiều nơi đã tăng 3-5 lần trong thời gian qua”, nhận định của sàn phân phối BĐS.
Đón đầu xu hướng phát triển bất động sản hướng về khu vực kinh tế cửa khẩu, Apec Group với dự án Apec Diamond Park tại phía Đông Lạng Sơn được ví như “chim đại bàng về làm tổ”, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư lớn đến làm nóng thị trường bất động sản tại thành phố Lạng Sơn.
“Mánh khoé” đầu tư lướt sóng BĐS: Đền cọc nửa tỉ nếu không biết điều này
Thực tế, đầu tư lướt sóng/sang cọc vẫn diễn ra âm thầm trên thị trường BĐS, ở một số khu vực. Hình thức này chủ yếu diễn ra ở các nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm với BĐS.
Tuy vậy, không phải thương vụ lướt sóng sang cọc nào cũng thành công như ý muốn. Nếu không cảnh giác, nhiều nhà đầu tư dễ mất tiền "như chơi" từ những "mánh khoé" không thể lường trước được.
Trên diễn đàn Review BĐS từng truyền tải câu chuyện của một nhà đầu tư (gọi là nhà đầu tư B), phải đền cọc nửa tỉ đồng cho bên mua vì những "mánh khoé" trong đầu tư BĐS.
Cụ thể, nhà đầu tư B mua đất từ một chủ đất (gọi là nhà đầu tư A) rồi chuyển cọc 300 triệu đồng. Sau đó, có một nhà đầu tư khác (gọi là nhà đầu tư C) mua lại mảnh đất của nhà đầu tư B và cọc 500 triệu đồng. Nghĩ rằng, sẽ được hưởng chênh cả tỉ đồng trên mảnh đất đó, nhà đầu tư B không hề biết rằng, 2 nhà đầu tư kia đã có sự thông đồng với nhau trước đó để lừa mình.
Khi nhà đầu tư B chuẩn bị tiền để đặt mua mảnh đất từ nhà đầu tư A nhưng người này không bán nữa, và đền cọc cho nhà đầu tư B số tiền 600 triệu đồng (bao gồm 300 triệu tiền cọc và 300 triệu tiền đền cọc gấp đôi). Đồng nghĩa với việc nhà đầu tư B vì không có đất bán cho nhà đầu tư C nên cũng đền cọc cho nhà đầu tư C số tiền 1 tỉ đồng (bao gồm 500 đã nhận cọc và 500 đền cọc). Như vậy, tính ra nhà đầu tư B được 300 triệu tiền đền cọc từ nhà đầu tư A nhưng lại mất 500 tiền đền cọc cho nhà đầu tư C. Nghĩa là, nhà đầu B mất 200 triệu đồng trong thương vụ này.
Ghi nhận cho thấy, những vụ lướt sóng sang cọc trên thị trường BĐS gặp rủi ro là không hiếm. Ngay cả với những NĐT có nhiều kinh nghiệm lâu năm với BĐS cũng khó tránh khỏi khi hành vi của người có BĐS để bán và người mua cuối cùng khá "tinh vi".
Những vụ mất tiền cọc có thể do không mua được đất ban đầu như dự tính, trong khi đã nhận cọc của bên mua, số tiền cọc nhiều hơn số tiền đã cọc cho NĐT trước đó. Nhà đầu tư đứng ở giữa thường sẽ phải tính toán kỹ càng các bước đi thì mới hạn chế được rủi ro.
Theo kinh nghiệm của anh D (ngụ Tp.Thủ Đức, Tp.HCM), cũng là người có nhiều năm tham gia câu chuyện lướt sóng "cọc hai đầu". Anh D cho rằng, để chừa đường rủi ro cho mình (mình là bên thứ 2, đứng giữa) chỉ nên nhận cọc của đầu thứ 3 ít hơn hoặc bằng số tiền đã cọc cho người có BĐS bán. Là nhà đầu tư đứng giữa để hưởng chênh (chỉ bỏ tiền cọc) không cần bỏ vốn nên phải biết cách tính toán. Nếu rủi ro xảy ra như chủ đất không bán nữa, họ sẽ đền cọc gấp đôi cho mình. Khi mình đền cọc gấp đôi cho bên kia thì số tiền chênh vẫn được một chút, hoặc bằng, không mất đi. Trong khi, nếu tham hoặc nghĩ dễ dàng mà nhận cọc bên mua nhiều hơn tiền cọc rất dễ rủi ro.
Theo nhà đầu tư này, thực tế khi tham gia lướt sóng BĐS không phải ai cũng thắng đậm. Nhìn vào tưởng dễ kiếm tiền chênh trong khi không phải bỏ vốn ra, nhưng nếu nhà đầu đó không có kinh nghiệm và kỹ năng thì không nên tham gia vào thương vụ "cọc hai đầu". Ngoài ra, bản thân nhà đầu tư đó phải có dòng vốn để phòng cho trường hợp bên mua không mua như dự tính ban đầu, thì còn có tiền để "xuống" cho thời gian hẹn công chứng. Hoặc, phải xem xét kỹ các yếu tố tâm lý khách mua, thanh khoản, vị trí miếng đất để nắm được xác suất thành công. Đặc biệt, theo anh D, nguyên tắc, dù BĐS đó có "ngon ăn" đến đâu thì chỉ nên nhận giá trị cọc thấp hơn so với giá trị tiền cọc đã đặt cho bên bán.
Trên thị trường BĐS, các thương vụ lướt sóng kiểu "cọc hai đầu" diễn ra âm thầm. Nhờ có kinh nghiệm, mối quan hệ, khá nhiều NĐT mua bán trên cọc bằng cách tìm bên mua thứ 3 để xuống tiền. Trong khi họ chỉ xuống tiền cọc và hưởng chênh trên số tiền thương lượng bán lại cho bên thứ 3. Cũng có khá nhiều NĐT "kiếm ăn" được từ mánh khoé này. Tuy nhiên, mảnh đất có thể lướt sóng được kiểu này phải có vị trí đẹp, tiềm năng, giá mềm.
Ghi nhận cho thấy, việc lướt cọc hai đầu thường diễn ra ở các khu vực ấm nóng về BĐS. Trong đó, có nhiều NĐT tham gia thị trường cùng lúc.
Mới đây, nhóm đầu tư của anh V (ngụ Q.7) cũng mới thành công vụ lướt cọc hai đầu và kiếm chênh 200 triệu đồng, nhờ mua mảnh đất nông nghiệp của một NĐT. Sau khi cọc cho chủ đất 200 triệu đồng, mảnh đất giá 1.2 tỉ đồng cũng đồng thời anh V có khách mua ngay với giá chênh lên 1.4 tỉ đồng. Nhóm anh V nhận cọc của NĐT thứ 3 số tiền 100 triệu đồng và cũng hẹn thời điểm công chứng trùng với ngày hẹn chủ đất. Như vậy, đứng ở giữa, anh V nhận chênh trên mảnh đất đó tiền trăm trong khoảng thời gian ngắn.
Theo những người trong cuộc, để làm được điều này, bản thân các nhà đầu tư phải khá sành sỏi trong đầu tư; cộng với nguồn sản phẩm phải tiềm năng, có chọn lọc.
Giới đầu tư kỳ vọng vào tiềm năng tăng giá của đất Hòa Bình Thị trường BĐS Hòa Bình đang nổi lên là điểm sáng thu hút đầu tư vô cùng mạnh mẽ. Giới đầu tư đổ về săn tìm nhà đất Hòa Bình với kỳ vọng nơi đây sẽ trở thành cơ hội sinh lời tốt, làm vốn dày lên. Thị trường BĐS Hoà Bình giàu tiềm năng tăng giá Nằm ở phía Tây Hà Nội,...