Lựa chọn 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để đầu tư phát triển
Thủ tướng đồng ý lựa chọn 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025; trong đó có khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo ở phía Việt Nam. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ đồng ý lựa chọn 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, 8 khu kinh tế cửa khẩu gồm: khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn; khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai; khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh; khu kinh tế- thương mại đặc biệt Lao Bảo , tỉnh Quảng Trị; khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh và khu kinh tế cửa khẩu tỉnh An Giang.
Video đang HOT
Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, nâng cao vai trò định hướng, dẫn dắt của nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương nhằm thu hút, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cho sự phát triển bền vững của các khu kinh tế cửa khẩu.
Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, chuẩn bị và thẩm định hồ sơ dự án/công trình đầu tư kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu phù hợp với mục tiêu, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn giai đoạn 2021-2025.
Các địa phương nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu, đặc biệt là 8 khu kinh tế cửa khẩu có vai trò quan trọng trong hệ thống các khu kinh tế cửa khẩu của cả nước.
Các cơ quan liên quan đến khu kinh tế cửa khẩu nâng cao năng lực quản lý, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để cho nguồn vốn ngân sách Nhà nước được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, bảo đảm tiến độ giải ngân, xây dựng dự án, công trình.
Đối với các địa phương có 8 khu kinh tế cửa khẩu ưu tiên tập trung đầu tư nêu trên, tỉnh có trách nhiệm cân đối vốn cho 8 khu kinh tế cửa khẩu ưu tiên tập trung đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 trong tổng số vốn ngân sách Trung ương đã thông báo cho địa phương, đảm bảo theo quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019, Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 8/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025, Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 8/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025; báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định hiện hành./.
Địa ốc Sài Gòn (SGR) thông qua phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng
Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn (Mã chứng khoán: SGR - sàn HOSE) thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức tăng vốn điều lệ từ 455,4 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng.
Cụ thể, Địa ốc Sài Gòn dự kiến phát hành thêm gần 14,5 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng, tỷ lệ phát hành dự kiến 31,75%, nguồn vốn dùng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính công ty mẹ năm 2019 đã được kiểm toán.
Địa ốc Sài Gòn dự kiến thực hiện trong quý 4/2020 và ủy quyền cho ông Phạm Thu, Chủ tịch HĐQT thực hiện các thủ tục cần thiết.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Địa ốc Sài Gòn ghi nhận doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt đạt 33 tỷ đồng và 103 tỷ đồng, tương ứng tăng 19% và 144% so cùng kỳ. Tuy nhiên, kết quả này không nhờ vào hoạt động cốt lõi mà chủ yếu đến từ chuyển nhượng vốn góp.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2020, Địa ốc Sài Gòn ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính 143,2 tỷ đồng, tăng 143,1% so với 6 tháng đầu năm 2019. Doanh nghiệp có thuyết minh doanh thu tài chỉnh chủ yếu 137,5 tỷ đồng từ chuyển nhượng vốn đầu tư.
Mặc dù ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh chính trong 6 tháng đầu năm âm 224,6 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 326,7 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/06/2020, tổng tài sản của doanh nghiệp đạt 1.951 tỷ đồng, tài sản ngắn hạn 1.666 tỷ đồng tập trung ở khoản phải thu ngắn hạn 916 tỷ đồng và hàng tồn kho 646 tỷ đồng. Trong đó, hàng tồn kho chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của 10 dự án chủ yếu tiếp tục tăng, lớn nhất ở dự án Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức với giá trị là 283,5 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 04/09/2020, cổ phiếu SGR đóng cửa giá tham chiếu 24.000 đồng/cổ phiếu.
Phần lớn ngân hàng Việt kỳ vọng AI sẽ giúp ngăn chặn rửa tiền hiệu quả hơn Theo khảo sát gần đây của Công ty phần mềm phân tích toàn cầu FICO, 95% các ngân hàng Việt Nam tin rằng AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ tăng cường các nỗ lực chống rửa tiền. Tuy nhiên cũng có nhiều người bày tỏ sự không chắc chắn làm thế nào để vận hành công nghệ tiên tiến này. Ngược lại, khi...