Lừa “chạy sổ đỏ”, nhân viên trông xe chiếm đoạt cả trăm triệu đồng
Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Đỗ Hữu Tín, nhân viên trông xe về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 12/9, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội cho biết, sau thời gian thu thập tài liệu, chứng cứ, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Đỗ Hữu Tín (SN 1970, trú tại phường Phúc La, Hà Đông) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, khoảng tháng 4/2021, gia đình chị N. có nhu cầu xây dựng lại căn nhà ở trên thửa đất có diện tích 191m2 của hộ gia đình mình đứng tên Đỗ Văn Tám, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) thuộc khu Yên Phúc, phường Phúc La, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (cũ) nay thuộc quận Hà Đông, Hà Nội; nên đã đến UBND phường Phúc La để xin cấp giấy phép xây dựng.
Tuy nhiên quá trình khảo sát thửa đất nhà chị N. xin cấp phép lại có diện tích thực tế lớn hơn so với diện tích đất trên GCNQSDĐ, vì vậy không đủ điều kiện để cấp phép xây dựng trên tổng diện tích thực này.
Sau đó, gia đình chị N. cần làm thủ tục cấp GCNQSDĐ cho thửa đất theo tổng diện tích đất hiện trạng là 216,5 m2 nên đã nói chuyện với ông Trần Văn C (là người quen biết của gia đình chị N.). Ông C cùng làm ở bãi trông giữ xe với Đỗ Hữu Tín, nên đã nói chuyện với Tín.
Video đang HOT
Dù không có khả năng nhưng Tín vẫn nói có nhiều mối quan hệ từ phường đến quận, nên có thể giúp chị N. Đầu tháng 7/2021, chị N đi cùng ông C đến gặp Tín ở bãi trông xe Yên Bình nói chuyện. Một lần nữa, Tín khẳng định với chị N. là có nhiều mối quan hệ có khả năng làm được thủ tục cho thửa đất nhà chị N., nhưng mất chi phí 150 triệu đồng. Tín bảo chị N. nếu đồng ý thì chuyển trước 30 triệu đồng.
Trung tuần tháng 7/2021, chị N. đã cùng ông C đến gặp Tín tại bãi xe Yên Bình để đưa cho Tín số tiền trên, và Tín viết giấy nhận tiền. Mấy hôm sau, Tín nhắn chị N. đưa bản photocopy các giấy tờ liên quan để làm thủ tục.
Ngày 26/10/2021, Tín liên lạc với chị N., bảo mang nốt số tiền còn lại để lo việc. Chị N. tiếp tục cùng ông C đến gặp Tín tại bãi xe và đưa cho Tín 120 triệu. Thời điểm ấy, do đang dịch COVID-19 nên Tín đã… bớt cho chị N. 3 triệu đồng, nhưng vẫn viết giấy nhận đủ tiền, cùng cam kết trong thời gian từ 1 đến 3 tháng sẽ hoàn tất “bìa đỏ”.
Chờ mãi đến cuối tháng 4/2022 mà vẫn không nhận được “sổ đỏ”, chị N. gặp Tín hỏi thì Tín nói vẫn đang giải quyết và viết giấy cam kết sẽ hoàn thiện thủ tục hồ sơ cho gia đình chị N. trong tháng 5/2022. Đến hết thời hạn như cam kết, Tín vẫn…bội tín!
Và sau nhiều lần bị chị N. giục, Tín mới thừa nhận là không làm được thủ tục cấp GCNQSDĐ như thỏa thuận; đồng thời, viết cam kết trong tháng 6/2022 sẽ rút hồ sơ về và trả lại tiền cho gia đình chị N.
Tuy nhiên đến hết thời hạn trên Tín vẫn không trả tiền, chị N. tiếp tục đòi thì Tín lại viết cam kết đến hết tháng 7/2022 sẽ trả lại tiền. Cứ như vậy, Tín liên tục khất lần, cam kết, và chỉ đưa lại cho chị N. 35 triệu đồng. Biết bị lừa, chị đã có đơn tố giác Tín.
Tiếp nhận trình báo và áp dụng các biện pháp điều tra, Cơ quan CSĐT Công an quận Hà Đông cùng Viện KSND quận đã đánh giá kỹ các tình tiết, yếu tố, tính chất vụ việc, động cơ của đối tượng liên quan, từ đó làm rõ hành vi phạm tội và ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Đỗ Hữu Tín về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình sự. Bước đầu, Tín khai nhận ngoài 35 triệu đồng trả lại chị N, ông ta đã ăn tiêu hết sạch số tiền còn lại.
Hiện, vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng.
Vụ Công ty luật TNHH Pháp Việt: Đã khởi tố 111 bị can
Tối 22/8, theo nguồn tin của phóng viên, liên quan đến hoạt động đòi nợ thuê xảy ra tại Công ty luật TNHH Pháp Việt (có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh), sau hơn 6 tháng điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang đã khởi tố đối với 111 bị can điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Các bị can ngụ tại các tỉnh, thành trên cả nước. Cơ quan điều tra đã bắt tạm giam đối với các bị can là đối tượng chủ mưu cầm đầu, gồm 2 Phó giám đốc (Trần Văn Châu, SN 1980 và Hồ Quốc Hùng, SN 1987, cùng ngụ TP Hồ Chí Minh), các trưởng phòng, nhóm trưởng để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Các bị can khác trong vụ án bị cấm đi khỏi nơi cư trú để phục vụ công tác điều tra.
Thời điểm khám phá chuyên án vào tháng 2/2023, Công ty luật TNHH Pháp Việt có khoảng 200 nhân viên làm việc, gồm: giám đốc, 2 phó giám đốc, 2 trưởng phòng kiêm nhóm trưởng, 20 nhóm (mỗi nhóm có nhóm trưởng và từ 7 đến 22 nhân viên).
Trần Văn Châu, Phó giám đốc - cầm đầu tổ chức đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản.
Châu và Hùng trực tiếp điều hành công ty và cầm đầu băng nhóm tội phạm. Còn Lê Thị Tuyết (SN 1985, ngụ TP Hồ Chí Minh) được thuê làm giám đốc. Quá trình điều tra, cơ quan Công an xác định có khoảng 400 đối tượng liên quan, trong đó khoảng 200 đối tượng là nhân viên đang làm việc tại công ty, các trường hợp còn lại là nhân viên cũ đã nghỉ việc hoặc có liên quan đến hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Như CAND Online đã thông tin, ngày 14/2, Công an tỉnh Tiền Giang phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ (Bộ Công an) và Công an TP Hồ Chí Minh tiến hành khám phá chuyên án, triệu tập 133 đối tượng là lãnh đạo, nhân viên Công ty luật TNHH Pháp Việt.
Cơ quan điều tra khám xét trụ sở chính, chi nhánh của công ty, thu giữ các tài liệu, chứng cứ, thiết bị liên quan đến hoạt động khủng bố, cưỡng đoạt tài sản xảy ra tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Cơ quan điều tra khám xét Công ty luật TNHH Pháp Việt.
Tính đến thời điểm cơ quan điều tra bắt giữ, tổng số tiền các đối tượng đã thu được là gần 1.000 tỷ đồng và liên quan đến hàng nghìn bị hại tại các tỉnh, thành trên cả nước. Công ty Luật TNHH Pháp Việt được hưởng lợi từ 24% đến 35% trên số tiền đòi được.
Quá trình điều tra, các bị can thừa nhận hành vi cùng đồng bọn đe dọa, uy hiếp tinh thần của người vay tiền và người thân, bạn bè của họ để ép buộc người vay phải trả tiền.
Theo lời khai của Châu và tài liệu đã thu thập, Công ty Luật TNHH Pháp Việt ký hợp đồng dịch vụ pháp lý đối với 6 ngân hàng và công ty tài chính. Sau khi nhận thông tin về các khách hàng vay chưa trả theo hợp đồng (nợ xấu) do các ngân hàng và công ty tài chính chuyển đến, Châu và Hùng phân chia cho các trưởng phòng, các trưởng phòng sẽ phân chia cho các nhóm trưởng để giao cho các thành viên trong nhóm.
Các trưởng nhóm hướng dẫn nhân viên đòi nợ theo "Tháp giải pháp", gồm 3 cấp độ: Thứ nhất, gọi điện thoại chửi bới, đe dọa khách trả tiền; Thứ hai, gọi điện thoại đe dọa sẽ giết người thân, ghép hình tung lên mạng xã hội nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, đe dọa cho mất việc làm; Thứ ba, mang quan tài đến nhà, cơ quan, tổ chức, đặt bình gas, xăng dọa cho nổ tung cơ quan, nhà của khách hàng và người thân...
Cảnh báo chiêu trò mạo danh cán bộ đăng kiểm để bán bảo hiểm Công an tỉnh Lai Châu vừa phát đi cảnh báo về chiêu trò mạo danh cán bộ, nhân viên Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Lai Châu để gọi điện cho các chủ xe ô tô, nhằm bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc. Theo Công an tỉnh Lai Châu, ngay sau khi nắm bắt thông tin, cơ quan...