Lũ về, cùng cá linh, bông điên điển, nhớ cọng súng chấm mắm kho
Có một loài rau (mà cũng là một loài hoa) vô cùng mạnh mẽ. Đó là hoa súng. Hoa súng mạnh mẽ như cái tên của chính mình. Và, hoa súng cũng đầy dung dị, hiền hòa nên người người cứ thích gọi là bông. Trước con lũ về trắng đồng, bông súng vươn lên nở tràn mặt nước cặp kè cùng điên điển, cá linh tạo nên nhiều món ngon mùa nước nổi đồng bằng.
Lần đầu tiên tôi biết ăn bông súng là qua bàn tay chế biến của mẹ. Mẹ hái bông súng từ ao cạnh nhà, tước vỏ, rửa sạch đem chấm với nước cá kho.
Cái thứ rau gì lạ, giòn giòn, sột sột, mới ăn chẳng cảm nhận được gì đặc biệt, nhưng càng nhai càng thấm vị ngọt đặc trưng lẫn vị mặn mòi của cá khiến mỗi lần nhớ đến là cứ nghe bao tử cồn cào…
Bông súng luôn thường trực với món mắm kho.
Từ bông súng, ta có thể chế biến thành nhiều món ăn. Bông súng nấu canh chua, chấm mắm kho, bóp gỏi, nhúng lẩu. Món nào cũng ngon, cũng thấm vào từng thớ thịt.
Còn gì bằng giữa hơi lạnh bủa vây của cơn mưa dầm ta lại được thưởng thức tô canh chua bông súng cá rô đồng.
Hay những lúc về nhà thăm quê, chuyện vãn cùng cha một đỗi thế nào rồi từ bếp cũng dậy lên mùi bông súng mắm kho. Nghĩ cũng lạ, bông súng mùa nào cũng có.
Video đang HOT
Muốn nồi mắm kho, cứ bước ra chợ, nguyên liệu đầy. Vậy mà chỉ có bông súng mùa nước nổi ở mương nhà chấm mắm kho của mẹ là ngon nhất.
Nước lũ về dâng đến đâu, bông súng vươn cao đến đó, thân dài tròn ú, hoa nở rực, lá xanh mơn mởn. Ngắt từng đoạn bông súng, bóp nhẹ chấm vào tô mắm kho mà nghe sống lại cả trời thương nhớ.
Mùa nước nổi, nhiều nông dân Cần Thơ kiếm thêm thu nhập nhờ việc đi hái bông súng. Ảnh: Báo Cần Thơ.
Khi còn nhỏ, tôi cùng đám bạn thường đi nhổ bông súng ngoài đồng. Những đứa trẻ tóc vàng hoe, tay cắp rổ, bơi xuồng hái bông súng.
Tiếng gọi nhau í ới, tiếng cười đùa khúc khích hòa cùng tiếng té bùn vui như trẫy hội để bây giờ mỗi khi gặp lại chúng tôi luôn rôm rả nhắc về.
Bông súng giúp những gia đình nghèo (như tụi tôi ngày ấy) đổi lấy cơm gạo, tập viết. Mùa nước nổi, bữa ăn của gia đình luôn thường trực bông súng.
Nhiều địa phương vùng ĐBSCL, nông dân trồng bông súng để bán.
Chậm rãi ăn từng cọng bông súng mới biết được sự chắt chiu làm nên vị ngọt của phù sa sông nước ruộng đồng. Miền Tây yêu dấu quê tôi đã sản sinh ra con cá, con tôm, cọng rau, cọng cỏ đều nồng nàn, thấm đẫm hương vị đất trời.
Xin cảm ơn cọng bông súng đồng quê dân dã đã nuôi lớn biết bao tâm hồn như tôi. Và giờ đây, bông súng còn mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng. Đối với người ta:
“Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm”.
Còn đối với tôi:
“Muốn ăn bông súng mắm kho
Về ngay quê mẹ chẳng lo phải thèm”.
Theo Diễm Kiều (Báo Cần Thơ)
An Giang mùa nước nổi: Bông điên điển 40 ngàn/ký, khan hàng
Vào đầu mùa nước nổi, cùng với các loại cá đồng, bông điên điển là đặc sản ở miền Tây mùa lũ về. Năm nay lũ về sớm, người dân các làng nghề tấp nập, tất bật sắm ngư cụ đánh bắt cá tôm, số khác lại hái bông điên điển như nghề mưu sinh mùa lũ về....
Hiện nay, bông điên điển được bày bán trên Tỉnh lộ 941 (đoạn thuộc xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang).
Theo chị Nguyễn Thị Phượng (ấp Vĩnh Lộc), do thời tiết thất thường nên bông điên điển mới có thời gian gần đây, nhưng không nhiều như mọi năm, có thể cung cấp khoảng 10kg/ngày.
Điên điển được bán với giá 30.000 - 40.000 đồng/kg, rất hút hàng. Khu vực từ cầu số 4 đến cầu số 5 trên Tỉnh lộ 941 hiện có rất nhiều hộ bán sản phẩm đồng quê như: dưa điên điển, cà na, bông điên điển...
Vào mùa nước nổi hàng năm, các hộ dân khu vực này có thêm nguồn thu nhập từ hái bông điên điển bán cho khách đi đường. Việc bày bán này tạo nên nét độc đáo riêng trên tuyến đường quê.
Theo Nguyễn Hưng (TTMT)
Miền Tây đón mùa lũ mới: Những giai thoại về cá linh Hồi nhỏ, mẹ tôi thường ngân nga mấy câu hò dân dã "Nước không chưn (chân) sao kêu nước đứng/ Con cò không nhát sao gọi cò ma/ Con cá không thờ sao gọi cá linh..." hay các câu ca dao "Muốn ăn bông súng cá linh (mắm kho)/ Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm". Tuy nhiên vì sao loại cá...