Lũ quét tại Lai Châu cuốn trôi hàng chục nghìn con cá tầm
Thông tin từ UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu cho biết, trận mưa lớn kéo dài từ 22h đêm 12/6 đến 8h sáng ngày 13/6 đã gây ra lũ trên lưu vực suối Nậm Dê.
Mưa lũ đã gây thiệt hại một số diện tích nuôi cá nước lạnh thuộc khu vực bản Chu Va 12, xã Sơn Bình.
Theo báo cáo nhanh của UBND huyện, lũ lớn tràn qua 0,25 ha nuôi cá nước lạnh của gia đình ông Đỗ Trí Đoàn, bản Chu Va 12, xã Sơn Bình. Dòng nước xiết đã cuốn trôi hoàn toàn khoảng 5 tấn cá tầm đến thời điểm thu hoạch và khoảng 25.000 con cá giống và một số tài sản của gia đình, ước tổng thiệt hại khoảng 1,2 tỷ đồng. Đây cũng là vị trí xảy ra lũ quét giây thiệt hại lớn về người và tài sản năm 2018.
Hiện khu vực đầu nguồn suối Nậm Dê vẫn tiếp tục có mưa, nước lũ vẫn tiếp tục tràn về hạ lưu.
Lũ lớn tràn qua khu vực nuôi cá nước lạnh của người dân.
Ngay sau khi nhận được thông tin xảy ra lũ quét, UBND huyện Tam Đường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị huy động lực lượng tại các xã, thị trấn hỗ trợ giúp hộ gia đình di chuyển tài sản, đồ đạc, khắc phục thiệt hại. Đồng thời, địa phương cũng huy động lực lượng tại chỗ dọn vệ sinh xung quanh nhà ở, đường giao thông nơi lũ quét tràn qua để đảm bảo môi trường.
Video đang HOT
Thông tin từ Đài khí tượng Thủy văn Lai Châu cho biết, đợt mưa này xảy ra ở diện rộng, trên địa bàn tỉnh Lai Châu kéo dài đến hết ngày 15/6, với lượng mưa dự báo từ 40 đến 100mm và tập trung chủ yếu vào đêm và sáng sớm. Mưa kèm theo các hiện tượng dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng.
Lũ gây thiệt hại cá tầm thương phẩm và 25 nghìn con cá giống.
Ước tổng thiệt hại về tài sản khoảng 1,2 tỷ đồng.
Một số nơi trên địa bàn có thể có mưa to cục bộ trên 100mm, có khả năng gây ngập úng vùng trũng, vùng thấp và sạt lở đất ở những sườn dốc. Vì vậy, người dân cần hết sức cảnh giác khi di chuyển qua sông, suối, ngầm, tràn và có biện pháp đảm bảo an toàn khi sinh sống ở những khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở cao.
Lũ quét khiến 8 người ra đi, hàng chục nghìn ngôi nhà bị nhấn chìm
Những ngày qua, bà con trên khắp cả nước đều hướng về "khúc ruột" miền Trung khi nơi đây bị lũ lụt, lốc xoáy, lũ quét tràn phá.
Nhiều ngôi nhà bị cuốn trôi, hàng chục nghìn ha lúa, hoa màu mất trắng... Không chỉ tổn thất về tài sản, có nhiều người đã ra đi vì thiên tai.
Nhiều ngôi nhà chìm trong biển nước. (Ảnh: Vietnamnet)
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai và phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại các địa phương đưa tin, tính đến chiều ngày 2/10, thiên tai khiến người 8 tại Nghệ An, Thanh Hóa, Hà tĩnh ra đi, 143 ngôi nhà bị hư hỏng, 55 nhà bị ảnh hưởng vì sạt lở, 26 ngôi nhà thiệt hại trên 70%... Hiện nước tại các khu vực này đã rút nhưng với tốc độ khá chậm.
Bộ đội có mặt để giúp đỡ bà con chống lũ. (Ảnh: Fanpage Nghệ An)
Về hoa màu, vật nuôi... lũ lụt đã nhấn chìm 11.435ha hoa mùa; gần 135ha rừng; 3.800ha cây công nghiệp ăn quả lâu năm; 155.340 con gia súc, gia cầm... Ngoài ra, 9.150m kênh mương, 26 đập loại nhỏ bị hư hỏng. Trên 75.800 m3 đất đá sạt lở, 100 vị trí bị sạt lở, 5.500m tường rào bị đổ...
Thiệt hại mà lũ quét để lại cực kỳ nặng nề. (Ảnh: Fanpage Nghệ An)
Nhiều tài sản giá trị bị cuốn trôi chỉ trong tích tắc. (Ảnh: Fanpage Nghệ An)
Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong những ngày qua là Kỳ Sơn, Nghệ An. Hiện tại, khu vực này đã có 85 ngôi nhà bị ngập, 14 nhà bị cuốn trôi, các cơ quan cũng chìm trong biển nước. Nhiều tuyến đường bị sạt, nặng nhất là đoạn đường Mường Xén đi Tây Sơn, cầu vòm sắt Hòa Sơn, xã Tà Cạ bị hư hỏng. Giao thông những ngày qua hoàn toàn tê liệt, bị ách tắc...
Lũ cuốn kinh hoàng khiến không ít ngôi nhà bị hư hỏng nặng. (Ảnh: Fanpage Nghệ An)
Trong tình cảnh khó khăn đó, mọi người đều đồng lòng hướng về miền Trung. Không chỉ các mạnh thường quân quyên góp tiền của, công sức mà lực lượng chức năng luôn có mặt kịp thời, mọi lúc mọi nơi tại những địa điểm nguy hiểm nhất để đồng hành cùng bà con. Các chiến sĩ bộ đội, công an hỗ trợ dân di chuyển tới nơi an toàn, cố gắng chắt góp, cứu những tài sản còn sót lại. Nhiều người vì sức yếu không thể di chuyển cũng được các chiến sĩ cõng đi tránh lũ.
Có những khu vực chìm trong biển nước nhiều ngày. (Ảnh: Fanpage Nghệ An)
Những ngày qua quả thực là ác mộng của nhiều bà con miền Trung. Nước ngập khắp nơi, cuốn trôi bao của cải tích lũy cả đời người. Nhiều người chỉ biết nghẹn ngào, đứng trên bờ nhìn toàn bộ gia tài của mình bị cuốn trôi mất. Thậm chí có những gia đình mất đi người thân, nhiều đứa trẻ bơ vơ vì bố mẹ bị lũ cuốn. Hình ảnh đó khiến ai nhìn vào cũng xót xa, thương cảm.
Bộ đội có mặt kịp thời để hỗ trợ bà con. (Ảnh: Fanpage Nghệ An)
Ai cũng nỗ lực để mong giảm tối thiểu thiệt hại. (Ảnh: Fanpage Nghệ An)
Trong lúc nước bắt đầu rút, bà con đang cố gắng dọn dẹp nhà cửa, trường học, khu công cộng, đường sá... để trở lại cuộc sống bình thường. Mong rằng, bà con sẽ luôn mạnh mẽ, tiếp tục làm việc để xây dựng lại mọi thứ sau mùa lũ.
Kon Tum: Đi bắt ếch trong đêm, 2 cha con bị nước cuốn tử vong Sau trận mưa đêm, cha con anh A Gỉ (ở Kon Tum) chở nhau đi bắt ếch, khi qua cầu tràn thì bị nước cuốn trôi khiến cả 2 cha con tử vong. Chiều 6.6, UBND xã Hòa Bình (TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum) cho biết lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể anh A Gỉ (38 tuổi, ở P.Lê Lợi,...