Lũ quét nhấn chìm hoa màu, nhà cửa tại Cát Tiên (Lâm Đồng)
Lũ quét cục bộ đã làm mất trắng hơn 140ha lúa và ngập lụt 70 căn nhà tại huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Chiều 7/8, ông Bùi Văn Hùng – Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng cho biết, trận mưa lớn kéo dài từ chiều 6/8 đến trưa 7/8 đã gây lũ quét cục bộ tại xã Tiên Hoàng, làm cả trăm héc ta hoa màu và hàng chục căn nhà bị ngập lụt.
Nhà người dân ở xã Tiên Hoàng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng bị nước lũ cô lập.
Theo thống kê của ngành chức năng huyện Cát Tiên, tại địa bàn xã Tiên Hoàng có hơn 140ha lúa mới gieo sạ 20 ngày của các hộ dân bị lũ cuốn trôi, 70 ngôi nhà bị ngập. Nhiều hộ dân các thôn 3, 4, 5… bị nước bủa vây. Nước dâng cao khiến trụ sở UBND xã Tiên Hoàng, các trường học cũng bị ngập sâu.
Video đang HOT
Ngay khi xảy ra mưa lớn, UBND huyện Cát Tiên đã huy động lực lượng chức năng tham gia hỗ trợ, di dời các hộ dân ra khỏi vùng ngập lụt. Ông Bùi Văn Hùng – Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên cho biết, trận lũ không gây thiệt hại về người. Các loại gia cầm, gia súc của nhân dân không bị ảnh hưởng./.
Theo Tuấn Anh/VOV-Tây Nguyên
Lâm Đồng: 9 huyện có dịch tả lợn châu Phi, mất 16.361 con lợn
Tính đến ngày 25/7, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại 9 huyện, thành phố và có nguy cơ lây lan trên diện rộng. Địa phương đã tiến hành tiêu hủy 16.361 con, trọng lượng 1.438.022 kg
Chỉ 1 tháng sau khi xuất hiện ổ dịch đầu tiên tại thôn An Bình, xã Liên Hiệp (huyện Đức Trọng), dịch tả lợn Châu Phi đã lây lan nhanh chóng ra các huyện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Cho đến 15h ngày 25/7, dịch bệnh đã lan ra 38 xã thuộc 9 huyện, thành phố gồm: Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên làm 16.729 con lợn mắc bệnh; số lợn đã tiêu hủy là 16.361 con, trọng lượng 1.438.022 kg.
Đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã tiêu hủy 1.438.022 kg lợn dịch.
Trong đó, huyện Đức Trọng là nơi có đàn heo lớn nhất của tỉnh nên số lượng lớn lợn mắc bệnh là khó tránh khỏi. Hiện tại, huyện Đức Trọng có khoảng 9.000 con lợn mắc bệnh của 126 hộ tại Liên Hiệp, Phú Hội, Liên Nghĩa, Hiệp Thạnh và N'Thol Hạ.
Đức Trọng hiện là huyện có số lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi lớn nhất tỉnh Lâm Đồng.
Ngoài ra, các huyện Cát Tiên, Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm cũng có hàng ngàn con nhiễm bệnh khiến việc hạn chế lây lan dịch bệnh trở nên khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Châu - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, đối với công tác phòng, chống dịch bệnh, lãnh đạo Sở, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản phối hợp với các địa phương theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh để chỉ đạo và hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật trong công tác phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra, đơn vị cũng bố trí cán bộ thực hiện giám sát, lấy mẫu xét nghiệm để làm cơ sở xuất bán, vận chuyển, giết mổ đối với những đàn lợn không mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại địa phương được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo.
Hiện còn 3 địa phương là thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương và Đơn Dương chưa phát hiện có lợn mắc bệnh.
Theo Danviet
Dân Cát Tiên ùn ùn tới xem buồng chuối hơn 100 nải dài gần 2m Cây chuối ra buồng hơn 100 nải được ông Cao Văn Hưng (50 tuổi, ngụ tổ dân phố 8, thị trấn Phước Cát, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng) sau 1 năm chăm sóc. Ông Cao Văn Hưng bên cây chuối ra buồng hơn 100 nải của gia đình mình. Ông Hưng cho biết, năm 2018, ông có dịp đi thăm nhà người thân...