Lủ mỳ trong ẩm thực Hồng Kông
Lủ mỳ là tên gọi của một loại nước xốt đặc trưng kiểu truyền thống của ẩm thực Hồng Kông. Với những người sành ăn hay những đầu bếp trong nghề, lủ mỳ vẫn luôn là một bí mật lôi cuốn.
Lủ mỳ hay lẩu mỳ là tên gọi của một loại nước xốt đặc thù kiểu truyền thống của ẩm thực Hong Kong. Nồi nước xốt này được xem là một trong những thứ quan trọng nhất của nhà bếp, có thể được dùng vài chục năm và công thức không bao giờ được sư phụ truyền hết cho đệ tử của mình. Bếp trưởng nào cũng có một cái túi gói là túi bát bảo để dùng các loại hương vị “bí mật gia truyền”. Các sư phụ bếp trưởng sẽ kiểm tra nồi nước lủ mỳ theo định kỳ và cho vào đó một vài túi đựng hương liệu bí mật mà chỉ có sư phụ mới biết rõ đó là loại hương liệu gì.
Bắp bò lủ mỳ và sứa biển – món lủ mỳ được ưa thích nhất tại nhà hàng Long Đình.
Lủ mỳ được chế biến từ khoảng 20 đến 30 loại hương liệu khác nhau, cốt yếu là quế, hồi, thảo quả, ớt khô Tây Tạng, húng lìu… Nước sốt chế biến từ những nguyên liệu này được dùng để làm ngấm vào các món lủ mỳ và đặc biệt, loại nước xốt này không bao giờ cạn trong bếp của các nhà hàng Hong Kong.
Có những nồi nước xốt được dùng liên tục trong suốt quá trình hình thành lịch sử của một nhà hàng truyền thống. Nếu nhà hàng đó mở cửa được 20 năm thì nồi nước sốt lủ mỳ cũng không cạn trong suốt 20 năm đó (một âu nước lủ mỳ được sử dụng thì ngay tức thì lại có một âu khác được bổ sung ngay vào nồi nước xốt đang dùng). Nồi nước xốt này dùng càng lâu thì món lủ mỳ càng thêm thơm ngon đậm đà.
Mề lủ mỳ với rau cải muối ngon miệng ngay từ gắp đũa đầu tiên.
Đậu phụ lủ mỳ – một biến tấu của món đậu phụ.
Ngay từ trước khi khai trương, nhà hàng Long Đình đã mời một sư phụ bếp trưởng có tiếng từ Hong Kong sang để chế biến nồi nước lủ mỳ. Vị sư phụ này đã phải tìm hiểu kỹ những hương liệu địa phương có ở Việt Nam cũng như khẩu vị của người Việt để có thể chế biến nồi nước lủ mỳ. Từ lúc bắt đầu chế biến đến lúc đưa vào làm nước xốt gia vị cho các món ăn cũng phải mất đến hơn 10 ngày. Và từ đó đến nay, nồi nước lủ mỳ không bao giờ tắt lửa, mà lửa chỉ để liu riu đủ cho nồi nước sôi lăn tăn.
Video đang HOT
Tai lợn cuộn sốt lủ mỳ lạnh, rất thích hợp khi tận hưởng với rượu.
Sau khi chế biến xong nồi nước lủ mỳ, sư phụ đó có để lại một bản quy trình gia giảm hương liệu. Và do không bao giờ truyền hết những bí quyết cho đệ tử của mình, nên nếu như không may nồi nước lủ mỳ bị đổ và không tính được lượng đổ là bao nhiêu thì nhà hàng chỉ có một cách duy nhất là mời sư phụ đó về, hoặc mời một sư phụ khác chế biến một nồi lủ mỳ mới. Đây là bí quyết giúp các món ăn ở Long Đình sở hữu hương vị đặc sắc, không lẫn với bất kì nhà hàng nào và không có ở bất cứ đâu.
Bạn có thể thưởng thức các món lủ mù thơm ngon tại nhà hàng Long Đình với mức giá chỉ từ 3,5 USD (khoảng 57.000 đồng) đến 7 USD (khoảng 133.000 đồng).
Theo Internet
Suýt thiệt mạng sau khi ăn cá tự nấu, chuyên gia chỉ rõ những hải sản dễ bị ngộ độc khi ăn
Các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nên ăn cá nóc, các loài sinh vật biển lạ hoặc ít được ăn... vì luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn.
Vừa qua, một người đàn ông ở Trung Quốc đã phải nhập viện sau khi ăn cá mua ở chợ do chính tay mình tự nấu. Trong khi ăn, ông có uống một chút rượu rồi nằm nghỉ. Tỉnh dậy trong trạng thái lơ mơ, khó thở, chân tay khó cử động. Khi tới viện, ông đã rơi vào tình trạng đồng tử giãn, thở khó khăn.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ cho biết nguyên nhân đến từ việc ngộ độc do ăn cá nóc.
Được biết, ông đã từng mua cá nóc nhiều lần về tự chế biến nhưng chưa từng bị nhiễm độc. Theo con trai của ông, rất có thể ông đã mua phải một con cá nóc sống hoang dã nên nguy cơ độc hại cao hơn.
Ảnh minh họa
Nói về nguy cơ độc hại do ăn cá nóc, nhiều năm nay, các cơ quan chức năng luôn cảnh báo người dân không nên sử dụng cá nóc nếu không nắm rõ cách chế biến. Tuy nhiên trên thực tế ngộ độc cá nóc vẫn diễn ra hàng năm.
Gần nhất vào tháng 9/2018, bệnh viện đa khoa Cần Thơ cho biết đã cứu sống trường hợp ngộ độc cá nóc rất nặng từ bệnh viện tuyến dưới chuyển lên.
Biểu hiện ngộ độc cá nóc tương đối giống nhau. Sau 2 tiếng ăn cá nóc mít, người đàn ông này cũng cảm thấy tê hai bàn tay, hai chân dần dần đến tê môi và được gia đình cho nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, co giật, tê cứng tay chân, cứng hàm. Sau khi điều trị tích cực, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã dần được ổn định.
Cá nóc được khuyến cáo không nên ăn khi không biết cách chế biến. Ảnh minh họa
Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế (VFA) nhấn mạnh, độc tố có trong cá nóc là tetrodotoxin và tập trung nhiều ở gan, thận, tụy, cơ quan sinh sản, mắt, mang, da, máu của cá. Độc tố này tăng mạnh vào mùa cá sinh sản (từ tháng 2-7).
Thịt cá nóc không có độc tố nhưng khi đánh bắt, chế biến hoặc cá ươn, bị dập nát, độc tố tetrodotoxin sẽ ngấm vào thịt, gây độc khi dùng.
Độc tố trong cá nóc độc tới mức chỉ cần ăn khoảng 10g thịt có độc tố là bị ngộ độc, trường hợp nặng gây liệt toàn thân, da tím tái, trụy tim... với tỉ lệ tử vong lên đến 60% nếu cấp cứu chậm. Vì vậy để phòng ngộ độc tốt nhất không nên ăn.
Những hải sản có nguy cơ ngộ độc cao, cảnh giác khi ăn
So biển
Con so biển có hình thức bên ngoài rất dễ nhầm với sam biển. Chất độc chết người trong loài so biển là Tetrodotoxin, một chất cực độc giống độc tố của cá nóc.
Những vụ ngộ độc thức ăn do Tetrodotoxin thường rất nặng. Độc tố này tác động lên thần kinh trung ương, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp, dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Sứa biển
Loài sứa cũng là một loại hải sản được ưa chuộng nhiều trong các món ăn nhưng không biết rằng, chúng có khoảng thời gian rất dễ trở thành "chất độc" cho người dùng. Theo đó, vào mùa sinh sản, sứa chứa rất nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Ốc biển
Ốc biển là một trong các thực phẩm ngon và bổ dưỡng nhưng lại có thể gây ra ngộ độc, nhất là ở tuyến nước bọt của ốc biển. Do đó, khi chế biến ốc biển thành các món ăn, bạn cần phải biết cách loại bỏ độc tố trước khi ăn. Các loại ốc biển thường gây ngộ độc nhất là ốc đụn, ốc mặt trăng, ốc tù và, ốc hương Nhật Bản hoặc ốc trám...
Hàu
Hàu thường bị nhiễm các độc tố, vi khuẩn và virus từ nước, điều này có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng và yếu lả là dấu hiệu cho thấy bạn có thể có ngộ độc thực phẩm.
Xư ly ngô đôc hai san như thê nao?
- Loại bo moi chất độc ra khỏi cơ thể sơm nhât, tôt hơn hêt chung ta hay tim cach đê nôn hêt cac thưc phâm đo ra bằng cách sư dung ngon tay rôi cho vao gân cuông hong nhăm tao phan ưng nôn.
- Uông nhiêu tra đương nong, nươc săc la sim, vo măng cut, num hoa chuôi tiêu, la ôi... đê bu nươc va hoa giai chât đôc.
- Trương hơp bi ngộ độc tư cá, tôm, sò, ốc: Cac ban se dùng lá 50g tía tô tươi, sắc với 3 chen nước va uống. Ngoai ra, cac ban con co thê sư dung rau diếp cá và lá tía tô đê sắc uống.
- Nêu la ngộ độc cá nóc: Sư dung ngọn khoai lang tư 50g đên 60g, 6g muối ăn rôi đem tât ca giã nhuyên vao nhau, sau đo chăt lây nươc uống.
Theo giadinh.net
Sứa biển khổng lồ to hơn thân người xuất hiện ở vùng biển nước Anh Gần đây một đoạn video được đăng tải trên mạng cho thấy hình ảnh đáng sợ của đại dương: Một con sứa với kích thước to lớn hơn người thợ lặn đang bơi gần nó. Theo Independent, thợ lặn Lizzie Daly bắt gặp con sứa khổng lồ khi đang lặn ở khu vực Falmouth, Anh. Mời bạn xem clip: Blue