Lũ lụt Trung Quốc phơi bày điểm yếu tiền điện tử
Trận lụt lịch sử tại Trịnh Châu mùa hè vừa qua đã làm ảnh hưởng sự tin cậy của chiến dịch thay thế tiền mặt bằng tiền kỹ thuật số của Trung Quốc.
Tháng 7, trận mưa lụt lịch sử ở thủ phủ Trịnh Châu của tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đã gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng và làm tê liệt các dịch vụ di động.
Với thói quen thanh toán qua các ứng dụng như WeChat, Alipay thay vì tiền mặt, mạng di động bị đứt gãy khiến người dân tại thành phố 12 triệu dân rơi vào cảnh tài khoản có tiền nhưng không thể tiêu. Không có tiền mặt, một số người đành ứng phó bằng cách dùng hàng đổi hàng. Rất nhiều câu chuyện bi hài như thế đã được chia sẻ trên mạng xã hội, ví dụ, một người đàn ông “mua” rau bằng thuốc lá.
Zhao Jun, 25 tuổi, nhân viên một công ty sữa vẫn nhớ tâm trạng bất ổn khi phải tá túc tại khách sạn trong đợt lũ lụt. Đêm đó, sau khi nhận phòng, cô chợt nhận ra bản thân không có cách nào trả tiền thuê nếu như không có Alipay hay WeChat. Cô cũng không có cách nào để liên lạc với bên ngoài. “Tôi đã rất lo lắng”, cô kể lại.
Sự gián đoạn tài chính này là ví dụ tương đối ngắn gọn, nhưng rõ ràng về những rủi ro mà các quốc gia có thể gặp phải khi áp dụng tiền kỹ thuật số, vốn phụ thuộc vào điện thoại di động. Khi chính phủ tham gia vào lĩnh vực tiền kỹ thuật số, ngoài việc có thể bị hacker tấn công vào ví điện tử và sàn giao dịch trực tuyến, độ tin cậy của mạng di động cũng trở thành một lỗ hổng tiềm ẩn.
Video đang HOT
Hiện Trung Quốc là một trong số những quốc gia đi đầu về tiền kỹ thuật số. 4 ngày trước trận lũ Trịnh Châu, Ngân hàng trung ương đã công bố kế hoạch triển khai đồng NDT điện tử sau quá trình thử nghiệm đạt được một số thành công. Nhưng sự cố mất điện do thiên tai ở Trịnh Châu đã làm tê liệt cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử – vốn là xương sống quan trọng của kế hoạch. Những ảnh hưởng của lũ lụt theo đó có thể đe doạ nền kinh tế kỹ thuật số hiện đại. Bởi không chỉ thanh toán số, ở Trịnh Châu, bản đồ trực tuyến và xe điện cũng bị gián đoạn.
Bên cạnh đó, đồng NDT điện tử tuy có nhiều tiện ích cũng có mặt trái khi tạo ra các vấn đề về xã hội, như việc người cao tuổi không thể đi taxi vì không biết cách sử dụng.
Các vấn đề trong đợt lũ lụt này cũng chỉ ra sự trái ngược của cam kết cụ thể mà Bắc Kinh đưa ra trong chiến lược hồi tháng 7, rằng hệ thống tiền điện tử đã có các biện pháp ứng phó trong trường hợp thiên tai xảy ra. Trước đó, Ngân hàng trung ương cho biết e-CNY, tên chính thức của đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, đã được thử nghiệm với 70 triệu giao dịch trong thế giới thực kể từ đầu năm 2020, mà không có lỗi công nghệ nào nghiêm trọng.
Luke Deryckx, Giám đốc công nghệ của Ookla LLC cho biết, các dữ liệu theo dõi sự cố mất mạng sau thiên tai cho thấy, các trạm điện, trạm phát sóng thường nhanh chóng khôi phục lại. Tuy nhiên, vấn đề ở đây điện thoại của khách hàng có thể bị hết pin và không có nơi sạc.
Nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ, đang theo quá trình thử nghiệm ở Trung Quốc để rút ra bài học cho bản thân. Hiện Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc không trả lời các câu hỏi về việc sự cố ở Trịnh Châu có ảnh hưởng đến các kế hoạch tiền tệ kỹ thuật số hay không. Tuy nhiên, giới phân tích đánh giá, chưa có dấu hiệu nào có thể khiến kế hoạch thay đổi, nhưng Bắc Kinh có thể thận trọng hơn với thời gian ra mắt chính thức đồng NDT kỹ thuật số.
Mu Changchun, phụ trách dự án e-CNY tại Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết, đồng nhân dân tệ kỹ thuật số được thiết kế một phần để sao lưu, dự phòng cho WeChat và Alipay, 2 nền tảng đang xử lý 90% các giao dịch thanh toán điện tử ở nước này.
“Nếu có điều gì tồi tệ xảy ra với Alipay hay WeChat về công nghệ, nó chắc chắn mang đến những tác động tiêu cực đến sự ổn định tài chính Trung Quốc”, ông chia sẻ tại một hội nghị hồi tháng 3.
Trung Quốc cho biết e-CNY đã được thử nghiệm trong nhiều trường hợp, cả với người dùng không có Internet. Tuy nhiên, việc kết nối ngoại tuyến này dường như chỉ dành cho một nhóm nhỏ người dùng, ví dụ người già ít hiểu biết về công nghệ hơn, chứ không phải hàng triệu người mất kết nối Internet do thiên tai.
Ông Martin Chorzempa, nhà nghiên cứu tại viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington nhận định, việc tạo ra một loại tiền kỹ thuật số hoạt động mà không cần kết nối Internet sẽ là một trong những thách thức kỹ thuật phức tạp hơn với e-CNY. Nguyên nhân là hệ thống cần đảm bảo rằng cùng một đồng NDT không được tiêu hai lần.
Nếu e-CNY được sử dụng trong trận lũ ở Trịnh Châu, cũng chưa ai biết được liệu hệ thống này có thể phát huy tác dụng? Trong thời gian xảy ra sự cố, các cơ quan quản lý tài chính ở tỉnh Hà Nam đã khẩn cấp yêu cầu các ngân hàng nhanh chóng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do không có khả năng thanh toán bằng điện thoại di động. Trong đó, điều quan trọng là cung cấp tiền mặt.
Dù sao, trước mắt, với những người như Zhao, sau khi nhận được sự giúp đỡ của một người lạ, cô đã rút ra bài học cho mình, là không bao giờ được rời khỏi nhà mà không có tiền mặt.
Hai thành phố Trung Quốc phát cảnh báo lũ lụt mức cao nhất
Hai thành phố ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, hôm nay phát cảnh báo lũ lụt mức cao nhất, kêu gọi các địa phương chuẩn bị ứng phó mưa lớn.
Thành phố Huỳnh Dương và Trường Viên thuộc tỉnh Hà Nam, nâng mức ứng phó kiểm soát lũ lụt từ II lên I, cao nhất trong thang 4 cấp độ của Trung Quốc, cảnh báo nguy cơ vỡ đập và lũ lụt bất thường xảy ra đồng thời.
Một con đường ngập nước sau mưa lớn ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, ngày 23/7. Ảnh: Reuters.
Những trận mưa lớn mùa hè năm nay đã gây thêm áp lực cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong bối cảnh Trung Quốc đang phải ứng phó với một đợt bùng phát Covid-19 mới do biến chủng Delta gây ra.
Lượng mưa kỷ lục ở Hà Nam hồi tháng trước đã gây ra lũ lụt làm hơn 300 người chết và khiến hoạt động sản xuất tại các nhà máy bị đình trệ. Thành phố Huỳnh Dương và Trường Viên nằm trong số những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Chính quyền tỉnh ngày 22/8 ban hành cảnh báo đỏ về lượng mưa ở hàng loạt khu vực, dự báo mưa có thể lên tới hơn 100 mm trong ba giờ. Hà Nam cũng đã đình chỉ hoạt động khai thác cảng và cầu cảng. Các chuyến tàu đến và đi khỏi Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh, bị hoãn một phần hoặc hủy.
Nhiều thành phố trong tỉnh đã thông báo đóng cửa trường học, giao thông công cộng, nhà máy cùng các hoạt động kinh doanh khác đến tối mai. Trung Quốc trước đó phát cảnh báo mưa lớn trên toàn quốc, bao gồm cả tỉnh Tứ Xuyên ở phía tây nam và Hắc Long Giang ở phía đông bắc.
Trung Quốc cấp tập sơ tán dân sau trận lũ lịch sử Người dân vùng lũ đã được sơ tán bằng cầu phao, trong khi một cơn bão khác sắp đổ bộ vào đất liền Trung Quốc. Người dân vùng lũ Trung Quốc cấp tập sơ tán Máy xúc được huy động để sơ tán người dân ở Trịnh Châu, Trung Quốc (Ảnh: AFP). Hàng triệu người đã bị ảnh hưởng bởi trận lũ lụt...