Lũ lụt lịch sử tại miền Trung: Cảnh báo những dịch bệnh đi cùng dòng nước
Đợt lũ lịch sử khiến nhiều khu vực tại các tỉnh Thừa thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh ngập sâu trong nước. Như một quy luật, bão lũ sẽ đi kèm với dịch bệnh.
Phòng chống dịch bệnh là điều mà người dân vùng lũ cũng cần đặc biệt quan tâm, bên cạnh việc đảm bảo nơi trú ẩn và nhu yếu phẩm.
Theo PGS. TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế), khi lũ lụt xảy ra, các điều kiện vệ sinh sẽ khó có thể được đảm bảo.
PGS. TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế)
Môi trường bị ô nhiễm vì xác súc vật chết, cũng như các loại chất thải được cuốn theo dòng nước lũ. Nguồn nước, nguồn thực phẩm tại các khu vực bị lũ lụt cô lập cũng khó đảm bảo an toàn.
“Người dân ở những vùng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa do nguồn nước, nguồn thực phẩm, điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Bên cạnh đó, nước ăn chân hoặc các bệnh lý da liễu khác; cảm lạnh; cúm; đau mắt cũng là những vấn đề thường gặp”, PGS Phu cho hay.
Người dân Quảng Bình chới với giữa dòng nước lũ
Cũng theo ông, thiếu lương thực, thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng cũng như sức đề khác của người dân vùng lũ, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Sốt xuất huyết là một dịch bệnh mà PGS Phu khuyến cáo người dân ở vùng lũ, đặc biệt là người đang sống ở khu vực rừng núi cần cảnh giác cao độ.
Người dân vùng lũ cần làm gì để phòng ngừa dịch bệnh?
Video đang HOT
Để chủ động phòng tránh dịch bệnh trong mùa mưa bão, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:
- Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Người dân huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đang sống trong biển nước
- Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
- Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.
- Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.
- Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Bên cạnh 8 nguyên tắc vừa nêu, PGS Phu khuyến cáo người dân vùng lũ vẫn cần lưu ý việc đeo khẩu trang, để phòng dịch Covid-19, nhằm tránh tình trạng “dịch chồng dịch”.
Chiều 19/10, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký quyết định phân công 6 bệnh viện tuyến trung ương và 3 viện hỗ trợ y tế cho các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai.
Bộ Y tế cũng quyết định xuất cấp cho Sở Y tế các tỉnh/thành phố Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng hóa chất khử khuẩn, khử trùng nguồn nước, mỗi tỉnh 700.000 viên sát khuẩn nước Aquatabs 67mg từ kho hàng phòng chống thiên tai của Bộ Y tế tại Đà nẵng.
Cách phòng bệnh da liễu sau mưa bão, lũ lụt
Người dân sống nơi vùng lũ cố gắng giữ khô chân, tay, sát khuẩn bằng nước muối loãng và tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bôi vào những chỗ viêm nhiễm ở ngoài da tránh để tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
Bác sĩ chuyên khoa bày cách phòng bệnh da liễu sau mưa bão, lũ lụt
Đây là khuyến cáo của Ths. BS Nguyễn Ngọc Yến trưởng khoa Khám bệnh, BV Da liễu Hà Nội trước tình trạng người dân ở các tỉnh khu vực miền Trung đang chịu cảnh ngập lụt.
Sau mùa mưa bão, lũ lụt, như thường lệ sẽ phát sinh nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiều bệnh, trong đó có các bệnh về da liễu người dân sống trong vùng ngập lụt rất dễ mắc.
Nguyên nhà là do thời tiết ẩm ướt, môi trường sống thường xuyên bị ngập úng tạo điều kiện cho các loài kí sinh trùng, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và hoạt động mạnh. Khi bị xâm nhập làn da rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn tới các bệnh da liễu.
Chia sẻ với phóng viên, Ths. BS Nguyễn Ngọc Yến, trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết, một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, ghẻ, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm ký sinh gây ra), mẩn ngứa...
Theo đó, hay gặp nhất là tình trạng nước ăn chân. Thực chất căn bệnh này là do người dân bị nhiễm nấm Candida và Blastomycet.
Nguyên nhân là do môi trường sống bị ngập, người dân bị ngâm tay chân trong nước nhiều, luôn ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển.
Bệnh hay gặp ở các kẽ ngón chân. Lúc đầu là những đám da chết mục màu trắng, ngứa nhiều, gãi lột lớp da chết để lại nền da đỏ hồng ẩm ướt, đau rát, ngứa vẫn tiếp tục làm bệnh nhân gãi và rất đau.
Nếu không được điều trị, vết trợt loét sâu và lan rộng, nhiễm trùng sưng đau, đi lại khó khăn.
Ngoài bị nước ăn chân, người dân sống trong vùng lũ lụt cũng hay mắc bệnh ghẻ. Trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ cũng sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh. Do tiếp xúc trực tiếp giữa người bị ghẻ với người lành. Căn nguyên do ký sinh trùng có tên gọi: Sarcoptes Scabies xâm nhập da.
Thương tổn là những mụn nước, rãnh ghẻ, hay gặp ở kẽ các ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi non, mông bẹn, sinh dục, nếp lằn vú, nách, gây ngứa nhiều. Nếu không được phát hiện và chữa kịp thời, ghẻ sẽ có biến chứng nhiễm trùng thành những mụn mủ eczema hóa rất khó chữa trị và lây lan ra cộng đồng rất nhanh.
Với kinh nghiệm nhiều năm khám và điều trị các bệnh ngoài da, Ths. BS Nguyễn Ngọc Yến cũng chỉ ra một bệnh ngoài da khác rất hay gặp sau mùa mưa bão, ngập lụt đó là tình trạng viêm nang lông.
"Do thiếu nước sạch trong sinh hoạt, vi khuẩn phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày tạo thành những mụn mủ nhỏ ở nang lông rất ngứa, gãi nhiều chảy nước, dịch, ướt tóc, gọi là viêm nang lông chàm hóa rất khó chữa", BS Ngọc Yến nhấn mạnh.
Song song với đó là chứng bệnh chốc lở. Đây cũng là một chứng bệnh da liễu hay gặp khi điều kiện vệ sinh sau mưa bão kém. Thương tổn là những mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay chân. Khi dập vỡ tạo vết trợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu nâu bẩn, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ.
Cuối cùng, cũng do thiếu nước sạch vệ sinh, mồ hôi ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có tên gọi Corynebacterium minutissimum phát triển và gây bệnh viêm kẽ.
Vị trí dễ bị viêm là hai bẹn, nách, cổ và nếp lằn vú ở phụ nữ. Thương tổn là những đám da màu đỏ, bờ rõ, có vảy mỏng, hầu như không ngứa, trừ phi bị ở bẹn có cảm giác châm chích khó chịu.
Đáng lưu ý, những ngày này khi cả nước đang hướng về Miền Trung bão lụt, trong đó không ít các đoàn từ thiện mang theo thuốc men vào cứu trợ người dân. Dưới con mắt của một bác sĩ da liễu, BS Ngọc Yến cho rằng "không nên khuyến cáo người dân tự ý sử dụng thuốc mà cần phải được thăm khám cụ thể từng trường hợp".
Bởi vì, tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau. Có những trường hợp bị ngứa bôi xanh methylen nhưng bôi mãi vẫn không khỏi, vẫn cứ gãi vết thương trợt ra, sâu hơn... khi đến viện với vết thương bị phủ màu gây khó khăn cho quá trình đánh giá, điều trị bệnh.
"Người dân cố gắng giữ khô chân tay, cần đi khám sớm khi điều kiện thuận lợi, không tự ý mua thuốc hoặc bôi thuốc tránh tình trạng viêm nhiễm nặng lên", BS Yến nhấn mạnh.
Vào mùa mưa bão, cẩn thận với những căn bệnh khiến làn da có thể bị "ăn mòn" Mùa mưa bão đã bắt đầu và sau bão lũ như thường lệ sẽ phát sinh nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiều bệnh, trong đó có các bệnh về da liễu. Mọi người cần chú ý đến những căn bệnh khiến làn da có thể bị "ăn mòn" dưới đây. BS Đinh Doãn Thạch - Bệnh viện Da liễu Hà Nội 2,...