Lũ lụt lịch sử đe dọa London, dân Anh “ném đá” chính phủ
Lũ lụt tại Anh đang tiếp tục lan rộng khắp hai bờ sông Thames và bắt đầu đe dọa London. Giữa lúc nhiều thị trấn, thành phố bị nước lụt đe dọa, người dân bắt đầu cảm thấy tức giận về cách ứng phó của chính phủ.
Theo hãng tin AFP, Cơ quan môi trường Anh đã phát đi 14 cảnh báo lũ nghiêm trọng – có nghĩa là lũ lụt có thể đe dọa sinh mạng của người dân – tại các hạt Surrey và Berkshire, tới các khu vực phía Tây thủ đô London, sau khi nước sông Thames tràn bờ.
Người dân hạt Surrey bì bõm trong nước lụt
Một số khu vực hiện đã chìm dưới nước, bao gồm một phần Công viên Great Windsor, nơi có lâu đài Winsor của Nữ hoàng Elizabeth II, vốn là một nơi nằm trên khu đất cao.
Cơ quan cứu hỏa Berkshire cho biết trong ngày thứ Hai đã giải cứu ít nhất 16 người, bao gồm một số người trong những ngôi nhà bị lụt tại làng Wraysbury.
Tại làng này, người dân đã phải mặc quần đi câu, thậm chí mặc cả bộ quần áo mưa do nước dâng cao. Một số người tỏ ra giận dữ trước việc làng mình bị chính quyền bỏ mặc.
“Tất cả đều vô cùng tuyệt vọng. Không có ai giúp đỡ chúng tôi cả”, Sylvia Davies, một cư dân tại đây chia sẻ với AFP. “Chúng tôi rất cần bao cát, nhưng họ mới chỉ vừa chuyển tới”.
Nước lụt đe dọa nhiều ngôi làng phía Tây Nam nước Anh
Tháng Giêng mưa nhiều nhất từ năm 1776
Khu vực Somerset ở phía Tây Nam nước Anh đã trong tình trạng ngập lụt suốt nhiều tuần qua sau khi ghi nhận lượng mưa trong tháng Giêng lớn nhất kể từ năm 1766, và dự kiến thời tiết sẽ còn xấu trong những ngày tới.
Video đang HOT
Cư dân khu vực này đã chỉ trích dữ dội cách ứng phó của chính quyền, cho rằng lẽ ra các quan chức cần hành động nhiều hơn để bảo vệ tài sản của mình trước trận lụt.
Cuối tuần qua, người đứng đầu cộng đồng này, ông Eric Pickles, thừa nhận chính phủ đã phạm “sai lầm” khi không nạo vét lòng sông, nhưng khẳng định quyết định này được đưa ra trên cơ sở tư vấn của Cơ quan môi trường Anh.
Chính phủ của thủ tướng Cameron (mũ trắng) đang đối diện nhiều chỉ trích về ứng phó với lũ lụt
“Tôi thực sự lấy làm tiếc khi đã làm theo lời khuyên đó…Chúng tôi đã nghĩ rằng mình được tư vấn bởi các chuyên gia”, Pickles, một thành viên của đảng Bảo thủ của thủ tướng Anh David Cameron nói.
Chris Smith, người đứng đầu Cơ quan môi trường Anh và đang chịu nhiều chỉ trích cũng như đề nghị từ chức, đã đáp trả với tuyên bố chính quyền các địa phương đã không giải ngân những khoản ngân sách thiết yếu.
“Khi tôi nghe ai đó chỉ trích trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của nhân viên Cơ quan môi trường Anh, những người hiểu về kiểm soát rủi ro lũ lụt nhiều hơn bất kỳ chính trị gia nào 100 lần, tôi không thể ngồi yên”, Smith nói.
Giao thông đường sắt tại nhiều khu vực bị đình trệ
Smith cho rằng Bộ tài chính Anh đã cắt giảm ngân sách mà cơ quan môi trường được phép chi cho kiểm soát lũ lụt tại Somerset, khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất bởi nước dâng.
Tuần trước, chính phủ Anh đã công bố chi bổ sung 130 triệu bảng Anh (215 triệu USD) cho công tác sửa chữa và duy tu khẩn cấp.
Trong một chuyến thị sát tới Dorset, ông Cameron đã đề nghị người dân bình tĩnh, trong lúc ông cân nhắc quân đội có thể giúp gì cho việc xây dựng một tuyến bảo vệ bờ biển trước những đợt sóng lớn kéo dài nhiều tuần.
“Tôi chỉ quan tâm đến một điều, và đó là bất kỳ điều gì chính phủ có thể làm đều đang được thực hiện và tiếp tục được thực hiện, để giúp người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này”, ông Cameron nói.
Theo Dantri
Sự thật về "hài kịch 3 bên" trong ảnh "tự sướng" của Obama
Vào đầu tuần này, Đệ nhất phu nhân Mỹ đã khiến báo giới "phát sốt" trước loạt ảnh có vẻ như cho thấy bà giận dữ với ông Obama vì chụp ảnh "tự sướng" với nữ Thủ tướng Đan Mạch. Phóng viên chụp ảnh đã lên tiếng về sự việc.
Bức ảnh bà Obama đặt tay lên đầu gối Bill Clinton xuất hiện sau đó cũng gây bão bình luận trên mạng xã hôi.
Ông Obama đã bị phóng viên ảnh "chộp" được khoảnh khắc ông chụp ảnh "tự sướng" với Thủ tướng Anh Cameron và nữ Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt tại lễ tưởng niệm cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, nơi quy tụ gần 100 nhà lãnh đạo thế giới và hàng chục ngàn người dân Nam Phi, vào hôm thứ ba vừa qua. Trong khi ông Obama cười vui vẻ với bà Schmidt, người ngồi kế bên ông, thì vợ ông, ngồi kế bên kia, trông có vẻ giận dữ trong bức ảnh của phóng viên ảnh AFP Roberto Schmidt. Trong bức ảnh thứ hai, có vẻ như được chụp sau khi ông Obama nói chuyện và chụp ảnh "tự sướng" với nữ Thủ tướng Đan Mạch, có thể thấy rõ bà Michelle đã chuyển chỗ cho ông Obama, để ông không còn ngồi cạnh nữ Thủ tướng Đan Mạch nữa. Cư dân mạng ngay lập tức đã đồn đoán rằng bà Michelle đã buộc chồng bà chuyển chỗ cho mình, để ông Obama và bà Schmidt không nói chuyện được nữa.
Sau đó, một bức ảnh xuất hiện trên mạng xã hội Reddit lại gây "bão bình luận". Bức ảnh cho thấy đệ nhất phu nhân Mỹ đặt tay lên đầu gối của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Không rõ bức ảnh được chụp khi nào, nhưng nó đã thu hút được hàng ngàn bình luận. Có người cho rằng bà Obama đã "trả đũa" chồng mình và hôn nhân của họ có thể đang gặp trục trặc.
Phóng viên chụp ảnh: Ảnh có thể nói dối
Ông Obama chụp ảnh "tự sướng" với Thủ tướng Anh và Đan Mạch trong khi bà Obama ngồi nghiêm nghị bên cạnh.
Tuy nhiên, phóng viên AFP Roberto Schmidt, người chụp loạt ảnh ông Obama "tự sướng", chỉ ra rằng "ảnh có thể nói dối". Phóng viên này cho biết, "trên thực tế, chỉ vài giây trước đó, đệ nhất phu nhân Mỹ cũng đùa vui với mọi người bên cạnh bà, trong đó có cả ông Cameron và bà Schmidt. Ánh nhìn nghiêm nghị của bà là vô tình chụp được."
Phóng viên ảnh này cũng cho rằng, nữ Thủ tướng Đan Mạch Thorning Schmidt, người chụp bức ảnh "tự sướng" bằng điện thoại của mình, có lẽ đã lưu giữ được điều ông nói.
Phóng viên ảnh cho biết chi tiết về sự việc, xảy ra sau khi ông Obama có bài phát biểu ca ngợi Mandela: "Ông Obama ngồi vào vị trí của ông ở khu vực dành cho các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới. Trong số họ có Thủ tướng Anh David Cameron cũng như người phụ nữ mà tôi không biết tên ngay lúc đó."
"Sau đó tôi mới biết đó là Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning Schmidt. Tôi là người Đức-Colombia sống ở Ấn Độ, vì vậy tôi không cảm thấy quá tệ khi không nhận ra bà! Lúc đó, tôi nghĩ chắc bà là một trong nhiều nhân viên của ông Obama."
"Sau đó, đột nhiên người phụ nữ này rút điện thoại di động của bà ra và tự chụp ảnh mình mỉm cười với ông Cameron và Tổng thống Mỹ. Tôi đã thu giữ cảnh đó ngay lập tức".
Khi ông Obama đứng lên, bà Obama và Thủ tướng Đan Mạch trò chuyện cùng nhau.
Một bức ảnh sau đó cho thấy ông bà Obama đổi chỗ.
Schmidt cũng chỉ ra rằng đây là lễ tưởng niệm, chứ không phải là tang lễ Nelson Mandela. "Xung quanh tôi, khắp sân vận động, người Nam Phi đang nhảy múa, hát và cười rộn ràng để tưởng niệm vị lãnh đạo đã khuất của họ. Không khí giống như lễ hội carnival hơn, chứ không phải tất cả đều đau buồn. Buổi lễ cũng đã trôi qua 2 tiếng và sẽ kéo dài thêm 2 tiếng nữa. Không khí hoàn toàn thoải mái. Tôi không thấy có gì là sốc trong ống kính của tôi, khi chụp về Tổng thống Mỹ."
Phóng viên ảnh cũng phàn nàn về bão dư luận mà bức ảnh "tự sướng" gây nên. "Tôi chụp ảnh hoàn toàn tự phát, không hề nghĩ về tác động chúng có thể mang tới. Vào thời điểm đó, tôi nghĩ các lãnh đạo thế giới đơn giản chỉ hành động như những con người bình thường, như bạn, như tôi."
"Tôi không cho rằng ai đó có thể đeo một bộ mặt buồn đau suốt buổi lễ, trong khi hàng chục ngàn người đang vui mừng tán dương ở sân vận động. Tôi nghĩ hành động chụp ảnh "tự sướng" của các nhà lãnh đạo hoàn toàn tự nhiên".
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Obama gây bão vì chụp ảnh "tự sướng" tại tang lễ Mandela Tổng thống Mỹ Obama đã gây bão dư luận khi ông chụp ảnh "tự sướng" đầy vui vẻ với Thủ tướng Anh và nữ Thủ tướng Đan Mạch tại tang lễ của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, người hùng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid. 3 nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, Đan Mạch chụp ảnh "tự sướng" tại tang...