Lũ lụt kinh hoàng cuốn trôi nhà cửa ở châu Âu, 42 người chết
Trận lũ lụt kinh hoàng được báo chí Anh mô tả như “ngày tận thế” đã gây thiệt hại nghiêm trọng tại một phần châu Âu, cuốn trôi xe cộ, làm sập nhà cửa và làm 42 người thiệt mạng.
Lũ lụt kinh hoàng cuốn trôi nhà cửa ở châu Âu, 42 người chết
Theo Telegraph, ít nhất 42 người chết và hàng chục người khác mất tích sau khi các trận bão gây ra các đợt lũ quét cuốn trôi nhà cửa, gây tàn phá nghiêm trọng các phần ở phía tây Đức và Bỉ.
Tối muộn ngày 14/7, có 6 ngôi nhà ở thị trấn Schuld bei Adenau, huyện Eifel, gần biên giới phía tây của Đức bị sập, làm 4 người bị chết. Chính quyền Eifel sáng 15/7 cho biết, họ chưa rõ bao nhiêu người đã mất tích ở khu vực này, nhưng ước tính khoảng 50 người.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, bà bị “sốc” vì trận lũ lụt. Bà gọi hiện tượng thời tiết này là “thảm họa”.
Nhiều ngôi làng và thị trấn ở khu vực bị cô lập hoàn toàn sau khi đê sông bị vỡ. Telegraph mô tả đây là trận lũ lớn nhất trong nhiều năm qua và gây ra cảnh tượng tan hoang như “ngày tận thế”. Cảnh sát cho biết, rất nhiều người mất tích trong khi những người khác phải trèo lên mái nhà để chờ đợi được cứu.
Lũ lụt nghiêm trọng khiến chính quyền địa phương Đức phát đi cảnh báo rằng đập ở khu vực Reinbach có thể có nguy cơ bị vỡ. Các ngôi làng ở Oberdrees và Niederdrees đã được sơ tán.
Các chuyên gia thời tiết cảnh báo những trận bão “cực đoan hơn” có thể diễn ra ở khu vực miền trung và phía tây Đức, với lượng mưa có thể lên tới 200 lít nước/m2.
Ngoài ra, Bỉ cũng ghi nhận nhiều trường hợp tử vong vì trận lũ lụt kinh hoàng. Bỉ đã tuyên bố báo động đỏ về mưa lũ sau khi nhiều bờ sông bị vỡ và xe hơi bị cuốn trôi dọc các tuyến phố.
Khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là tỉnh phía đông Limburg và thành phố Liege nằm gần Hà Lan và Đức. Quân đội Bỉ và lực lượng dân phòng đã được huy động để bơm nước, cứu người, và gia cố lại đê điều.
Tại Séc và Hà Lan, một số khu vực đang đối mặt với lũ quét. Tại Thụy Sĩ, chính quyền nâng cảnh báo lũ tại hồ Lucerne lên mức cao nhất.
Lũ lụt ở Tây Âu làm nhiều người chết và mất tích
Hôm nay (15/7), có ít nhất 42 người thiệt mạng và hàng chục người khác mất tích ở Đức và Bỉ khi lượng mưa kỷ lục đổ xuống khu vực phía tây của châu Âu.
Ảnh: AP
Theo các hãng tin Reuters và AP, mưa lớn những ngày gần đây làm nhiều con sông, hồ chứa vỡ bờ, dẫn đến các trận lũ quét trong đêm do đất ngâm nước mưa không thể hấp thụ thêm nước. Lũ lụt lớn biến các con suối và đường phố thành dòng nước dữ, cuốn trôi nhiều xe cộ và làm nhiều toà nhà đổ sập.
Cảnh sát Đức cho biết, ở quanh vùng trồng nho Ahrweiler, bang Rhineland-Palatinate có 18 người thiệt mạng và hàng chục người khác mất tích sau khi sông Ahr đổ vào sông Rhine dâng cao. Có 15 người khác ở vùng Euskirchen, phía nam thành phố Bonn cũng thiệt mạng.
Thủ tướng Đức Angela Merkel bày tỏ sự đau buồn về tình trạng lũ lụt chết người và cam kết sẽ làm mọi việc có thể để tìm kiếm người mất tích.
Ảnh: AP
Ở Bỉ, sông Vesdre vỡ bờ, khiến một lượng nước lớn chảy ồ ạt qua các đường phố của Pepinster, gần với Liege, làm sập 10 ngôi nhà.
Truyền thông Bỉ cũng cho hay, có 4 người ở Verviers thiệt mạng, một thiếu nữ 15 tuổi mất tích. Mưa lớn cũng làm giao thông công cộng bị gián đoạn, khiến dịch vụ tàu cao tốc từ Thalys tới Đức bị huỷ bỏ. Việc đi lại trên sông Meuse cũng phải ngừng.
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen cam kết giúp đỡ những người bị ảnh hưởng. "Tôi luôn hướng về các gia đình của các nạn nhân bị lũ lụt kinh hoàng ở Bỉ, Đức, Luxembourg và Hà Lan tấn công. EU sẵn sàng trợ giúp".
Ảnh: AP
Hiện vẫn chưa rõ toàn bộ quy mô thiệt hại trong vùng do lũ lụt gây ra vì nhiều nơi bị chia cắt bởi lũ và lở đất. Một số người chết chỉ được phát hiện khi nước bắt đầu rút.
Trong tuần này, mưa lớn cũng làm ngập một khu vực lớn ở đông bắc nước Pháp, làm nhiều cây đổ, hàng chục con đường phải đóng cửa. Theo cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Pháp, lượng mưa tương đương hai tháng đã đổ xuống một số khu vực chỉ trong một tới hai ngày.
Ảnh: AP
Loạt thương hiệu thách thức thị trường tỷ dân và làn sóng tẩy chay ở Trung Quốc Người tiêu dùng Trung Quốc kêu gọi tẩy chay hàng loạt nhãn hàng nổi tiếng sau quyết định không thu mua bông ở Tân Cương vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tối 24/3, truyền thông Trung Quốc đồng loạt đăng tải các bài viết phản đối H&M sau khi thương hiệu thời trang này tuyên bố ngừng làm việc với các nhà...