LS Chu Văn Vẻ: “Chỉ cần gõ cửa là nhả phong bì”
“Cứ nhìn vào lực lượng thanh tra kiểm tra như thế nào là thấy ngay bộ mặt của tham nhũng thôi”, LS Chu Văn Vẻ, nguyên Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác phòng chống tội phạm 6 tháng đầu năm 2014 vừa diễn ra, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Có hiện tượng tội phạm móc nối với cơ quan chức năng, kể cả cơ quan bảo vệ pháp luật, nhằm che chắn hành vi vi phạm. Xã hội đen, tội phạm ma túy thường mua chuộc cả quan chức cấp cao, phải đặc biệt cảnh giác”.
Đầu tư vào cái ghế
Ông nhìn nhận thế nào về phát hiểu của Phó Thủ tướng?
Mua chuộc cán bộ thực chất là đưa hối lộ, đó là thực tế đã và đang diễn ra trong đời sống xã hội. Việc mua chuộc cán bộ, cấp dưới mua cấp trên bằng nhiều hình thức như bằng tiền bạc, hiện vật có giá trị, thậm chí bằng tình cảm. Hiện tượng này mang tính phổ biến chứ không có gì là mới lạ hay vừa xuất hiện cả, nó trở thành một đại họa trong công cuộc phòng chống tham nhũng.
Luật sư Chu Văn Vẻ trả lời phỏng vấn.
Ông có thể nói rõ hơn?
Nó khủng khiếp lắm. Tôi trong lĩnh vực tòa án, tôi có nghe phong thanh, muốn làm chánh án của một quận, huyện là phải đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. Rồi muốn làm bí thư, chủ tịch đều phải bỏ ra dăm mười tỷ đồng. Sự mua bán ấy được thực hiện với nhau giữa các cá nhân. Nó chính là sự xâm nhập của nền kinh tế thị trường vào đời sống xã hội, vào bộ máy công quyền. Tất nhiên, ở góc là luật sư, nói mà chẳng có chứng cớ thì cũng không làm được gì.
Nói như ông thì việc mua quan bán chức thực chất nó là một khoản đầu tư?
Tôi cho là vậy. Đây là một thứ bệnh nặng nề của đời sống xã hội. Gốc rễ của vấn đề là chủ nghĩa cá nhân bị chi phối bởi nền kinh tế thị trường đua chen nhau, sự suy thoái về đạo đức. Bên ngoài người ta vẫn hô khẩu hiệu học tập, rèn luyện đạo đức, nhưng bên trong vẫn làm những việc đó. Nó chính là sự sáo rỗng của khẩu hiệu.
Ý ông là nhiều người không thống nhất lời nói và việc làm?
Cứ ở hội nghị thì người ta phát biểu khác, ra ngoài thì lại nói khác. Chỉ có vị trí ấy thì mới có cơ hội nhận hối lộ và kiếm được tiền. Được bổ nhiệm một khóa là tính ngay ra được bao nhiêu tiền. Đó cũng là tất yếu khách quan do nền kinh tế thị trường mang lại thôi.
Trong câu chuyện này thì vai trò của luật pháp nằm ở đâu?
Video đang HOT
Trong tổng thể của hệ thống, pháp luật có vai trò nhất định, nhưng nó khép kín với nhau. Pháp luật không thể điều chỉnh hết mọi ngõ ngách của thực tế được. Cuối năm nào cũng bình xét thi đua, cũng đạt danh hiệu thi đua một cách đầy chiếu lệ. Nói chung, tham nhũng, hội lộ là một vấn nạn ghê gớm lắm rồi. Vừa rồi tôi gặp một người làm ở một chức vụ rất thấp nhưng có xe riêng để lái. Tôi mới nói đùa với cậu ấy: “Không tham nhũng thì lấy đâu tiền mà mua xe”.
Cơ chế nào “bới” ra được?
Theo ông thì tình trạng tội phạm mua chuộc quan chức tác động thế nào đến việc xét xử, gây nên những vụ án oan? Khái niệm quan chức là vô cùng rộng, việc mua chuộc lại không cần phải tinh vi mà vẫn thực hiện được. Một người khi đã đứng trong đội ngũ cơ quan công quyền đã có thể là quan chức rồi. Đó là người có chức vụ nhất định và phạm vi ảnh hưởng nhất định đến đời sống xã hội, đến các khâu trong hoạt động của nền hành chính. Ngay vừa mới hôm qua tôi đến một phiên tòa xử, bị cáo bị xử tử hình. Nhưng phía tòa án bỏ đi một loạt các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo, mà nếu đưa ra hết các tình tiết này thì bị cáo chỉ bị áp dụng khoản 2 của tội giết người là từ 7 10 năm tù.
Ông có làm gì để bảo vệ người phạm tội trong tình huống đó không?
Tôi đấu tranh yêu cầu không được bỏ ra ngoài các chứng cớ này. Phải làm rõ những tình tiết này để đưa vào hồ sơ thì mới xét xử được. Sau khi thẩm vấn thêm thì tòa hoãn xử. Tôi vẫn nói với anh em rằng trời ơi, sao trong thế kỷ XXI mà vẫn có vụ án như thế này.
Rõ ràng là có gì mờ ám trong đó?
Chính là việc mua bán những người có chức vụ, quyền hạn. Người ta mua cả điều tra, mua cả tòa án, mua cả viện kiểm sát để không đưa các tình tiết giảm nhẹ này vào vụ án để xử tử hình bằng được bị cáo kia.
Nói thế thì chả lẽ những người “cầm cân nảy mực” thích làm gì thì làm, thích xử thế nào thì xử?
Họ vô cùng nhiều cơ hội. Khi đã có chức vụ trong bộ máy công quyền nói chung, không riêng trong ngành tòa án, thì có vô vàn cơ hội, tha hồ tự tung tự tác, không gì khống chế được cả. Muốn đưa tình tiết nào vào, bỏ tình tiết nào ra là quyền của họ rồi. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến oan sai. Không chỉ là xử sai mà bỏ lọt tội phạm cũng là oan sai. Khi đã bị mua chuộc thì các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ sẽ bị thay đổi hết.
Những người đó làm sai thì phải bị xử lý chứ ạ?
Cơ chế nào “bới” ra được những người đó. Vụ Nguyễn Thanh Chấn đã xử lý những người liên quan, nhưng biết bao nhiêu vụ mới có một vụ như thế. Ai “bới” ra, làm sao “bới” ra hết được. Vấn đề là cơ chế nó khép kín, người bên ngoài thì không thể biết được quy trình đó như thế nào, thế thì ai là người “bới” ra? Tôi và ông giống nhau, cùng là làm sai làm bậy, thì bới ra để làm gì.
Cứ nói cho oách
Nhưng cán bộ thì phải vì nhân dân phục vụ chứ ạ? Như ông nói thì tiêu cực quá! Người ta cứ nói vì nhân dân quên mình, học tập đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng nó chỉ là hình thức, rất vô bổ. Không ai bới móc được ai bởi ai cũng ngầm hiểu là phải như thế. Vừa rồi báo chí có nêu tình trạng một số vị đại biểu hội đồng nhân dân có khi trong suốt cả nhiệm kỳ im lặng, chỉ biết giơ tay biểu quyết là xong. Nó cũng là biểu hiện của thực trạng tham nhũng hối lộ nhằm chỉ để có cái ghế đấy.
Số vụ phát hiện xét xử có sai phạm là rất ít, ít như thế nào thưa ông?
Thì cứ tưởng tượng sự vô cùng vô tận với con số một, hai. Ở các nước khác, thực trạng xét xử có giống như Việt Nam? Khi tôi sang Úc thì tôi thấy, họ làm nghiêm minh lắm. Điện thoại của thẩm phán là không ai công bố, người dân cũng không cần biết, không cần phải chạy án. Họ cũng có tham nhũng, nhưng nền kinh tế của họ đã phát triển, họ có thể khống chế nhau được. Mặt bằng kinh tế cao nên người ta cũng không nghĩ đến điều đó.
Phải chăng do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện nên chúng ta mới còn tồn tại những tiêu cực đó?
Pháp luật dựa trên thực trạng đời sống kinh tế, khi nền kinh tế còn thấp kém và lạc hậu thì khó mà có thể có một nền pháp luật hoàn thiện và sự thực thi pháp luật nghiêm minh được. Pháp luật không bao quát hết thì người thực thi pháp luật phải nghiêm minh? Vấn đề là không ai khống chế người thực thi pháp luật cả, trong tình trạng đua nhau tích tụ tài sản khủng khiếp thế này thì mọi thứ còn tệ hơn nhiều nữa. Cứ có chức vụ là đua nhau chiếm đoạt, tích tụ tài sản cho con cho cháu, anh em họ hàng, bất chấp pháp luật, vơ vét được càng nhiều càng tốt. Đấy, giờ người ta đang đi kiểm tra tài sản của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đấy. Cứ nhìn vào lực lượng thanh tra kiểm tra như thế nào là thấy ngay bộ mặt của tham nhũng thôi. Chỉ cần “gõ cửa” là được “nhả phong bì”!
Đi thanh tra kiểm tra, chỉ cần ngồi chơi xơi nước là có tiền.
Xin cảm ơn ông!
Trước đây tôi có bào chữa cho một người làm ở trong ngành thanh tra đi thanh tra là lấy tiền, nhưng người đó cũng bảo với tôi, ở đây mấy chục năm rồi thì ai cũng như thế cả. Không như thế thì sẽ không có chỗ đứng, sẽ bị đánh bật ngay. Người sạch không ở với người bẩn được, nếu đã ở trong môi trường bẩn thì khó mà giữ mình trong sạch được. Chỉ khi nào không thể để cho mình bẩn thì người ta mới phải chịu mà đầu hàng.
Theo_Kiến Thức
Siết buôn lậu từ 'luồng xanh'
Trước tình trạng hàng lậu, hàng giả đang ồ ạt tràn sang từ Trung Quốc, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các lực lượng phải kiên quyết vào cuộc để ngăn chặn, đồng thời xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với ngành hải quan ngày 21.7 - Ảnh: Anh Vũ
Báo cáo với Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng ban Chỉ đạo 389 (Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả) tại buổi làm việc với ngành hải quan chiều 21.7, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết hiện tại hàng giả, hàng lậu của Trung Quốc đang tràn sang VN theo nhiều đường khác nhau, gây hậu quả khó lường về kinh tế, sức khỏe người dân. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là phải lập hàng rào kỹ thuật, đưa ra nhiều giải pháp để ngăn chặn, đặc biệt đối với các mặt hàng thép, phân bón, hóa chất, dầu ăn, thức ăn gia súc và hàng bách hóa.
Khai gian để hưởng ưu đãi
Theo ông Tuấn, quy định hiện hành của Bộ Tài chính là phải kiểm tra 100% các mặt hàng trên, không kiểm tra xác xuất 10% như các mặt hàng khác. Tuy nhiên thời gian qua nhiều mặt hàng vốn là hàng tiêu dùng, nhưng phía các doanh nghiệp (DN) nhập từ Trung Quốc vẫn khai là hàng tư liệu sản xuất để nhận được ưu đãi...
Bên cạnh đó, ông Tuấn đề nghị phải quản lý chất lượng thép Trung Quốc, kiểm tra 100% chất lượng tại cảng. Bởi nếu để một số mặt hàng được ưu đãi thuế như hiện nay, chắc chắn ngành thép trong nước sẽ chết. Ngoài ra, tất cả các mặt hàng phân bón, hóa chất, dầu ăn, thuốc sâu, thức ăn gia súc... từ Trung Quốc phải được kiểm tra ngay tại cửa khẩu. Theo ông Tuấn, có thể thành lập các trung tâm kiểm tra, phối hợp giữa các bộ ngành ngay tại cửa khẩu.
Có lần tôi nói với Tổng cục trưởng Hải quan, chúng tôi bắt một vụ mang mấy tạ yến. Nhưng chúng khai đã đi mấy chục lần và mang về hàng tấn ở cửa khẩu Tân Sơn Nhất, Mộc Bài. Khi qua cửa khẩu, cán bộ hải quan nhìn thấy lờ đi
Trung tướng Nguyễn Tiến Lực, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát
Lãnh đạo Bộ Tài chính và MTTQ VN (thành viên Ban Chỉ đạo 389) cùng đề xuất tại các tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc cần siết lại quy định người dân đủ 18 tuổi trở lên được phép mang hàng miễn thuế không quá 2 triệu đồng/lần qua biên giới. Ông Tuấn đề nghị để chấm dứt tình trạng người dân thay nhau đi "gánh" hàng theo hình thức "kiến tha lâu ngày đầy tổ", cần quy định nếu hàng người dân tiêu dùng thì không đánh thuế, còn nếu bán ra ngoài phải kiểm tra để thu thuế.
Đoàn "siêu xe" chui lọt lỗ kim
Trung tướng Nguyễn Tiến Lực, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát cho rằng những thủ đoạn của dân buôn lậu đang ngày càng tinh vi, táo tợn và liều lĩnh. Nhìn lại vụ nhập xe siêu sang của Việt kiều hồi hương, ông Lực cho biết, theo quy định mỗi Việt kiều về nước được mang một ô tô là tài sản di chuyển từ nước ngoài và được miễn thuế. Tuy nhiên, số Việt kiều thật về không bao nhiêu, chủ yếu tội phạm ở nước ngoài móc ngoặc với dân buôn lậu trong nước xuống xã, phường xác nhận hộ khẩu khống, sau đó cho nhập ô tô về trốn thuế. "Hơn 1.000 chiếc xe ô tô nhập về, có trên 200 chiếc là xe siêu sang như Bentley, Rolls-Royce... trốn thuế hơn 1.000 tỉ đồng. Hiện nay chúng tôi đã khởi tố 7 vụ án hình sự", ông Lực nói.
Vấn đề ở đây, theo lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát, là sơ hở của chính sách đã bị kẻ gian lợi dụng. Đơn cử như quy định hải quan về phân luồng xanh, luồng đỏ. Nếu DN chứng minh được mình làm ăn đàng hoàng thì hải quan phân cho luồng xanh. Thực tế, vừa qua nhiều DN hoạt động dật dờ, dịch vụ nhỏ chỉ để chứng minh hoạt động tốt, sau đó trình hải quan để được phân luồng xanh, ưu tiên khi thông quan.
Nhưng điều đáng lo ngại hơn, ông Lực cho biết đó là tình trạng tội phạm buôn lậu gắn liền với tham nhũng chính trong lực lượng chống buôn lậu, gian lận. Điển hình vụ Quản lý thị trường của tỉnh Hải Dương bắt mấy trăm chiếc xe phân khối lớn. Đơn vị này nói đó là xe cũ định giá 3 - 5 triệu đồng/chiếc trong khi thực tế những đối tượng buôn lậu ở TP.HCM đã nhập những chiếc xe phân khối lớn này trị giá 10.000 -50.000 USD/chiếc, không có giấy tờ. Để đăng ký với công an, dân buôn lậu đã móc nối với Quản lý thị trường Hải Dương, lập biên bản bắt khống, bán lại cho một DN tại TP.HCM. Sau đó lấy tiền chia nhau, hiện công an đang khởi tố điều tra vụ án.
"Có lần tôi nói với Tổng cục trưởng Hải quan, chúng tôi bắt một vụ mang mấy tạ yến. Nhưng chúng khai đã đi mấy chục lần và mang về hàng tấn ở cửa khẩu Tân Sơn Nhất, Mộc Bài. Khi qua cửa khẩu, cán bộ hải quan nhìn thấy lờ đi", ông Lực tiếp tục cho biết.
"Xấu hổ với thế giới"
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng bày bán tràn lan trên thị trường đang gây bức xúc lớn trong xã hội. Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã và đang phá hoại nền sản xuất trong nước, gây thất thu ngân sách. Nghiêm trọng hơn, tình trạng gian lận thương mại đi liền với tiêu cực, tham nhũng, làm thoái hóa cán bộ, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân.
Phó thủ tướng lưu ý xu hướng liên kết hình thành đường dây ổ nhóm buôn lậu của lực lượng chức năng với lực lượng buôn lậu có chiều hướng tăng cao. Nguyên nhân là chính sách chưa chặt chẽ, khiến DN lợi dụng làm thất thu ngân sách nhà nước, đặc biệt các kẽ hở trong chính sách hàng hóa tạm nhập tái xuất, hoàn thuế GTGT, kiểm soát chất lượng hàng hóa tại khu vực biên giới... "Đặc biệt cơ chế phân luồng hàng hóa DN tồn tại nhiều vấn đề. Vừa rồi chúng ta xấu hổ với thế giới khi để lọt mấy tạ ma túy qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất", Phó thủ tướng nhắc nhở.
Phó thủ tướng yêu cầu ngành hải quan phải kiên quyết xử lý cán bộ bảo kê, bao che, tiếp tay cho buôn lậu và kỷ luật nghiêm đối với những cán bộ có dư luận về tiêu cực trong công tác. "Phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu địa phương, đơn vị nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại. Nhưng cũng cần biểu dương, khen thưởng kịp thời những cán bộ làm tốt. Sớm sửa đổi những bất cập, hạn chế của chính sách, pháp luật nhằm ngăn chặn những yếu kém trong công tác này; đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân để người dân không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu", Phó thủ tướng nói.
Theo TNO
Khánh thành đường tại Lào do Việt Nam tài trợ 50 tỉ đồng Sáng 5.7, tại cửa khẩu Phu Cưa, tỉnh A Pư (Lào) diễn ra lễ khánh thành dự án xây dựng đoạn đường nối mốc 790 đến Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu quốc tế Phu Cưa. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (trái) phát biểu tại lễ khánh thành - Ảnh: Khoa Điềm Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Nguyễn...