“Lót tay” 10-20 triệu/mã hàng đưa vào siêu thị
Ngoài ép chiết khấu, hệ thống siêu thị còn đẻ ra vô số chi phí thuê, thậm chí “lót tay” để hàng vào được siêu thị…
Nhiều doanh nghiệp sản xuất “tố” bị làm khó khi đưa hàng vào các hệ thống siêu thị – Ảnh: Quang Định “Nghe đọc bài “Lót tay” mới đưa được hàng đưa vào siêu thị”
Đó là những ý kiến được nhiều doanh nghiệp nêu ra tại hội thảo “Giải pháp cho thị trường bán lẻ hàng Việt phát triển bền vững” sáng 3-6.
Ông Phạm Ngọc Hưng, phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) TP.HCM, cho rằng muốn mở mã hàng trong một hệ thống siêu thị, ngoài khoản phí theo quy định của hệ thống siêu thị, DN phải “lót tay” 10-20 triệu đồng/mã hàng cho riêng nhân viên bộ phận này.
Các công đoạn tiếp theo cũng đều phải “lót tay” cho bộ phận hoặc cá nhân phụ trách trực tiếp như đặt hàng, đưa hàng lên quầy kệ… Nếu không lót tay cho nhân viên quầy kệ, hàng sẽ bị nhét trong góc, không thể bán được.
Trong khi đó, ông Nguyễn Phú Chiến, tổng giám đốc Công ty CP Bibica, cho rằng trong mối quan hệ giữa nhà sản xuất và kênh bán lẻ hiện đại, DN sản xuất hoàn toàn ở thế yếu.
Từ hợp đồng đưa về DN không được điều chỉnh bất kỳ điều khoản nào, đến việc thuê một tủ kệ tại một hệ thống siêu thị phải mất từ 40 – 80 triệu đồng theo thời vụ.
Cũng theo ông Chiến, việc rút hàng ra khỏi siêu thị và để quay lại là rất khó khăn, gian nan. Bởi chi phí mở mỗi mã hàng 20 triệu đồng, nếu DN có 10 mã hàng, chi phí đến 200 triệu đồng…
Do đó, việc rút ra khỏi siêu thị, DN gánh chi phí lớn nên đó là lý do DN chần chừ, cân nhắc không dám hành động dù bị ép.
Video đang HOT
Hầu hết các DN Việt là DN vừa và nhỏ, siêu nhỏ nhưng hầu như các DN phải tự lo từ khâu sản xuất đến phân phối bán hàng cho hệ thống bán lẻ hiện đại, kiểu mạnh ai nấy làm.
Chính mô hình kinh doanh nhỏ lẻ này không tạo nên sức mạnh và có sự cạnh tranh không lành mạnh, sẵn sàng chấp nhận mọi điều kiện dù biết là bị o ép, không hiệu quả, miễn là vào được siêu thị.
Tuy nhiên, bà Lê Thị Thanh Lâm, tổng giám đốc Công ty TNHH TM SaigonFood, cho rằng một phần lỗi do chính DN.
Theo bà Lâm, hầu hết DN vừa làm xuất khẩu vừa làm nội địa có tâm lý bán ở thị trường nội địa là để quảng bá thương hiệu, coi đây là chi phí marketing nên dễ dàng chấp nhận chiết khấu cao.
“Chính suy nghĩ này tạo ra mặt bằng chiết khấu lúc nào cũng tăng. Tiềm lực kinh nghiệm của hệ thống siêu thị ngoại quá lớn trong khi DN Việt quá rời rạc manh mún, mạnh ai nấy làm.
Chúng tôi thấy đau lòng, DN chúng ta đang tiếp tay cho siêu thị ngoại, chấp nhận chiết khấu cao… Ngay cả nhà bán lẻ trong nước, có đơn vị 5 năm qua chưa tổ chức cuộc hội nghị nào với nhà cung cấp để lắng nghe chúng tôi cần gì, muốn gì thì làm sao mà cạnh tranh?” – bà Lâm nói.
Muốn chủ động, đừng dựa vào siêu thị Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Hòa, phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho rằng các nhà bán lẻ nội phải tăng cường mở rộng hệ thống phân phối, liên kết lại với nhau, tận dụng nguồn lực tài chính và năng lực của nhau để phát triển nhanh và đủ lực mua lại các hệ thống khác. Hoặc liên kết liên minh trên lĩnh vực phân phối với nhiều hình thức, linh hoạt hợp tác, liên doanh, nhượng quyền. Riêng nhà sản xuất, theo ông Hòa, cần mở rộng đầu tư thị trường, chủ động không lệ thuộc bất cứ kênh phân phối nào, đi bằng cả “hai chân” để không gặp khó khăn. “Nếu phát triển đồng bộ kênh truyền thống và hiện đại, không lệ thuộc kênh phân phối nào, nhà sản xuất sẽ hoàn toàn chủ động. Nếu dựa vào một kênh phân phối nào chắc chắn sẽ gặp nhiều sức ép do kênh phân phối đó chi phối” – ông Hòa nói. Ông Hòa cũng kiến nghị Nhà nước nhanh chóng triển khai đề án phát triển hệ thống bán lẻ VN, hình thành những nhà bán lẻ mạnh có vai trò dẫn dắt hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp Việt. Tăng cường kiểm tra giám sát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, phân biệt đối xử gây sức ép lợi dụng ưu thế thị phần lớn để chèn ép doanh nghiệp khác.
Theo_Hà Nội Mới
Phải chi tiền "lót tay" để hàng Việt vào siêu thị
Các nhà cung cấp, doanh nghiệp Việt muốn đưa hàng hóa vào siêu thị ngoài chiết khấu tăng còn phải chi tiền "lót tay" từ sếp đến lính.
Nội dung này nằm trong bài tham luận của ông Phạm Ngọc Hưng - Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) TP.HCM, tại hội thảo Giải pháp cho thị trường bán lẻ Việt phát triển bền vững ngày 3/6 tại TPHCM.
Ông cho rằng muốn mở mã hàng trong một hệ thống siêu thị, ngoài khoản phí theo quy định của hệ thống siêu thị, DN phải "lót tay" 10-20 triệu đồng/mã hàng cho riêng nhân viên bộ phận này.
Các công đoạn tiếp theo cũng đều phải "lót tay" cho bộ phận hoặc cá nhân phụ trách trực tiếp như đặt hàng, đưa hàng lên quầy kệ... Nếu không lót tay cho nhân viên quầy kệ, hàng sẽ bị nhét trong góc, không thể bán được.
Chính vì thế, tổng các loại chiết khấu hiện vào khoảng 20 - 30% giá bán. Đó là chưa kể, khi các kênh phân phối thực hiện các chương trình khuyến mãi hoặc mở điểm bán mới, nhà cung cấp phải hỗ trợ phí khuyến mãi bằng cách giảm giá bán từ 15 - 30%, thời gian 10 - 30 ngày và mỗi năm từ 1 đến 3 lần.
Ngoài ra, các nhà cung cấp phải trả hàng loạt các loại phí như phí trưng bày, phí mở mã, quầy kệ, marketing, thưởng doanh số và nhiều loại phí được tăng định kì hoặc bất thường, chẳng hạn chiết khấu thương mại hằng năm đều tăng từ 1 - 3%.
Big C đang "ép" doanh nghiệp phải trả hoa hồng cao
Trong khi đó, ông Nguyễn Phú Chiến, tổng giám đốc Công ty CP Bibica, cho rằng trong mối quan hệ giữa nhà sản xuất và kênh bán lẻ hiện đại, DN sản xuất hoàn toàn ở thế yếu.
Từ hợp đồng đưa về DN không được điều chỉnh bất kỳ điều khoản nào, đến việc thuê một tủ kệ tại một hệ thống siêu thị phải mất từ 40 - 80 triệu đồng theo thời vụ.
Cũng theo ông Chiến, việc rút hàng ra khỏi siêu thị và để quay lại là rất khó khăn, gian nan. Bởi chi phí mở mỗi mã hàng 20 triệu đồng, nếu DN có 10 mã hàng, chi phí đến 200 triệu đồng...
Do đó, việc rút ra khỏi siêu thị, DN gánh chi phí lớn nên đó là lý do DN chần chừ, cân nhắc không dám hành động dù bị ép.
Tuy nhiên, bà Lê Thị Thanh Lâm, tổng giám đốc Công ty TNHH TM SaigonFood, lại cho rằng hầu hết DN vừa làm xuất khẩu vừa làm nội địa có tâm lý bán ở thị trường nội địa là để quảng bá thương hiệu, coi đây là chi phí marketing nên dễ dàng chấp nhận chiết khấu cao.
"Chính suy nghĩ này tạo ra mặt bằng chiết khấu lúc nào cũng tăng. Tiềm lực kinh nghiệm của hệ thống siêu thị ngoại quá lớn trong khi DN Việt quá rời rạc manh mún, mạnh ai nấy làm.
Chúng tôi thấy đau lòng, DN chúng ta đang tiếp tay cho siêu thị ngoại, chấp nhận chiết khấu cao... Ngay cả nhà bán lẻ trong nước, có đơn vị 5 năm qua chưa tổ chức cuộc hội nghị nào với nhà cung cấp để lắng nghe chúng tôi cần gì, muốn gì thì làm sao mà cạnh tranh?", bà Lâm nói.
Đưa ra giải pháp, ông Phạm Ngọc Hưng nhấn mạnh: "Một vấn đề mấu chốt cần phải thực hiện là tăng cường tính kết nối giữa các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất nội địa, hai phía đều có mục tiêu là phục vụ người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp bán hàng có lợi nhuận thì siêu thị cũng sẽ lời nhiều.
Việc liên kết của các doanh nghiệp cùng ngành hàng cũng tạo áp lực lại với nhà phân phối nước ngoài như phản ứng của các doanh nghiệp thủy sản vừa qua cũng là một kinh nghiệm".
Trước đó, ngay sau động thái Big C về tay Tập đoàn Thái Lan Central Group, Big C đã đòi tăng chiết khấu với mức cao nhất với mặt hàng thủy sản, tăng thêm 4,25 - 5% so với năm 2015. Với mức tăng thêm này, doanh nghiệp phải chịu mức chiết khấu lên đến 17 - 20%, thậm chí có mặt hàng chịu chiết khấu lên đến 25%.
Ngay sau đó, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phải gửi công văn kiến nghị của các doanh nghiệp thủy sản thuộc CLB hàng nội địa VASEP tới hệ thống Big C Việt Nam, đề nghị không tăng thêm chiết khấu trong các hợp đồng mới của năm 2016, đồng thời giảm tổng mức chiết khấu xuống mức nhỏ hơn hoặc bằng 15%.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, cho rằng khi các nhà đầu tư ngoại nắm được các hệ thống phân phối, bán lẻ thì việc ưu tiên cho hàng nước họ là đương nhiên. Thậm chí, ông còn tuyên bố: "Khi Big C về tay người Thái, chúng ta đã thua 70% ngay trên sân nhà".
Sơn Ca (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Doanh nghiệp bán lẻ nội địa lép vế ngay trên sân nhà Doanh nghiệp bán lẻ nội địa đang dần yếu thế ngay trên chính sân nhà khi bị đẩy vào thế cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đang cạnh tranh ở thế "nước đến chân mới nhảy". (Ảnh minh họa) Việt Nam có hàng chục vạn cửa hàng bán lẻ, khoảng...