Lót nồi đa năng từ khăn mặt cũ
Những chiếc lót nồi mua sẵn thường được may từ vải pha nilông, vì vậy rất khó giặt sạch mỡ bám vào. Còn lót nồi đa năng của chị em mình thì vừa dễ giặt lại vừa đẹp nữa đó.
Các chị em cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:
- Khăn mặt cũ
- Vải vụn
- Kim, chỉ/ Máy khâu
- Kéo
Bước 1:
- Cắt khăn mặt cũ ra thành 5 mảnh gồm:
2 mảnh kích thước 20 x 16 cm.
3 mảnh kích thước 20 x 20 cm.
- Cắt vải vụn thành 1 mảnh kích thước 40 x 16 cm.
Nếu vải vụn không đủ, các mẹ có thể may ghép các mảnh nhỏ lại cho đủ.
Bước 2:
- May dúm ở cả 2 đường viền trên và dưới cho tấm vải họa tiết.
Các mẹ chú ý sau khi may dúm, mảnh vải họa tiết phải có kích thước là 20cm x 16 cm.
Bước 3:
- May chập mảnh vải họa tiết cùng 2 mảnh 20cm x 16 cm lại để tạo thành lớp lót bên ngoài.
Bước 4:
- Để cho chắc chắn, may chần các đường song song ở bên ngoài.
- 3 mảnh 20 x 20 cm vừa cắt ở bước 1 sẽ là lớp lót trong; chúng cũng được máy chần các đường song song như trên.
Video đang HOT
Bước 5:
- Sau đó, may viền phía trên cho lớp ngoài. Các mẹ nhớ đầu tiên chỉ may trước 1 đường viền phía trên thôi nhé!
Bước 6:
- May ốp lớp trong vào ngay sau lớp ngoài tạo thành dáng như một chiếc túi đựng con con.
Bước 7:
- May viền bọc toàn bộ xung quanh miếng lót nồi để hoàn thành.
- Và đừng quên khâu liền tay thành một chiếc móc nhỏ để treo nữa các mẹ ơi!
Lót nồi vừa tiện ích mà lại tiết kiệm nhờ tái sử dụng lại từ khăn mặt cũ đó.
Gập đôi lại, chiếc lót nồi biến ngay thành găng tay lót lò nướng cho nhà mình này:
Theo PNO
Găng tay đáng yêu cho bé mùa đông ấm áp
Một cách đơn giản, tiết kiệm giúp bạn tận dụng được những miếng vải cũ để may cho bé đôi găng tay dễ thương. Bé sẽ thấy vô cùng tự hào vì có mẹ thật khéo léo
Bạn cần những nguyên vật liệu như sau:
- 1 mảnh vải cotton hoặc chiếc áo phông cũ
- 1 mảnh vải dạ mềm làm lót bên trong
- Bút bi hoặc bút phớt
- Thước dây
- Kim, chỉ, máy khâu.
Bước 1:
Ướm tay của bé lên tấm vải rồi dùng bút bi hoặc bút phớt vẽ lại thành mẫu. Bạn nhớ vẽ mẫu to hơn tay bé để chừa lại đường may và để bé đi găng được thoải mái.
Từ mẫu đã vẽ, cắt ra hai chiếc găng tay mỗi bàn tay. Bạn cần phải cắt mẫu ở cả mặt trái và phải của vải để sau này úp hai mặt này lại với nhau.
Sau khi cắt bạn có 4 miếng cho mỗi găng tay: 2 miếng lót bên trong và 2 miếng bên ngoài.
Bước 2:
Ở mỗi găng tay, với hai mảnh bên ngoài, bạn đặt hai mặt phải úp vào nhau và khâu đính tạm xung quanh các cạnh, để thừa lại khu vực cổ tay mở. Lặp lại cho các mảnh bên trong nhưng ngược lại, mặt trái úp vào nhau và khâu lược lại.
Bước 3:
May cố định lại các đường may vừa khâu lược.
Bước 4:
May xong bạn lộn mặt phải của găng tay ra, miếng găng tay lót bên trong thì lộn mặt trái lại. Sau đó lồng găng tay lót vào bên trong găng tay ngoài.
Bước 5:
Ướm cho cân đối, vừa vặn rồi cắt bỏ đoạn thừa ra bên dưới.
Bước 6:
Khâu lược xung quanh miệng găng tay để gắn tạm hai miếng găng tay lại.
Bước 7:
Cắt 1 miếng vải hình chữ nhật, kích thước 5cm x 15cm.
Bước 8:
Gấp một góc xuống (hai bên mặt trái úp vào nhau) và khâu lược một cạnh như hình bên.
Tiếp tục gấp cạnh còn lại tương tự và cũng khâu lược lại.
... lần lượt kết hợp và khâu các mép lại với nhau cho đến khi hết dải...
Bước 9:
Khâu xong, bạn kéo thẳng dải vải để kéo giãn các mũi khâu. Mảnh vải lúc này trông như thế này.
Bước 10:
Dùng một kẹp tăm ghim vào đoạn cuối dải vải bạn vừa khâu.
... và xoay cho đến khi tạo được một bông hoa như hình bên.
Bước 11:
Khâu hoa vào găng tay.
Cắt thêm một vài chiếc lá nhỏ và đính vào cho sinh động nhé!
Khâu mô phỏng gân lá nữa thôi là xong rồi!
Một cách đơn giản, tiết kiệm giúp bạn tận dụng được những chiếc áo phông hay miếng vải cũ để may cho bé đôi găng tay dễ thương trong mùa đông này. Không những đẹp mà còn độc đáo nữa chứ!
Bé sẽ ấm áp hơn với đôi găng tay do chính mẹ may cho; và chắc hẳn bé sẽ rất tự hào khi khoe với các bạn về điều đó!
Chúc các bạn thành công và may được cho bé những đôi găng tay thật xinh xắn nhé!
Theo PNO
Làm thân đèn độc đáo từ ấm chén cũ Nhà ai chắc cũng có những chiếc cốc cọc cạch còn sót lại sau vài lần làm vỡ. Thay vì vứt bỏ ta có thể ghép chúng lại để được một chân đèn phá cách đấy. Bạn cần chuẩn bị những đồ nghề sau: - Bộ khung, đui đèn, bóng đèn, dây điện. - Keo dán (loại chắc nhất) - Cốc chén, đĩa,...