Lột mặt thủ đoạn của xe quá tải, CSGT làm ngơ
Những chiếc xe quá tải này ung dung đi qua các trạm cân trước mặt lực lượng liên ngành. Vậy thủ đoạn của chúng là gì, CSGT có làm ngơ?
Sau nhiều ngày tìm hiểu, PV phát hiện thủ đoạn đưa xe tải quay vòng qua cảng lấy hàng rồi tập trung tại một địa điểm bí mật, tiến hành sang tải dồn hàng vào một xe.
Những chiếc xe quá tải này ung dung đi qua các trạm cân ngay trước mặt lực lượng liên ngành. Chúng chỉ bị bắt lại khi phóng viên báo cho Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) và công an, thanh tra giao thông địa phương tiến hành dừng phương tiện, cân tải trọng. Kết quả tất cả các xe bị cân đều quá tải gần 200%.
Xe qua trạm cân tại cảng đều chở đúng tải.
Sau khi được PV thông báo, thanh tra giao thông và CSGT Hải Dương dừng xe, tiến hành cân tải trọng. Kết quả xe chở quá gấp đôi quy định (xe chở hơn 30 tấn trong khi chỉ cho phép chở 15 tấn).
Bí mật sang tải
Hầu hết các xe trước khi ra khỏi cảng Cái Lân đều chuẩn tải, nhưng ngay sau đó, trong bóng đêm, tại một bãi đất cách đó không xa, hàng ở các xe được dồn vào một và được kẹp chì lại như cũ. Trong vòng vài tiếng đồng hồ, hàng chục xe chuẩn tải đã thành quá tải và ung dung cả hành trình hàng trăm kilômét.
Đêm 21/7, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) nhộn nhịp xe tải, xe container vào cảng bốc dỡ hàng. Thời điểm này, tàu hàng Nanjing Express chở hàng khô đậu tương cập cảng Cái Lân để hàng chục xe tải chở hàng từ đây tới DN Cargill có trụ sở tại KCN Đồng Văn, tỉnh Hà Nam.
Video đang HOT
Những chiếc xe tải cập cầu tàu số 3 nhận hàng rồi lần lượt đi qua trạm cân đặt tại cổng cảng tiến hành cân tải trọng. Tài xế Thành cho chúng tôi đi cùng tiết lộ: “Theo quy định thì mỗi xe tải chở hàng rời loại “2 chân”- (2 giàn trục – PV) được chở tối đa 8 tấn, loại “3 chân” chở tối đa 13 tấn.
Tất cả các xe đi qua trạm cân này đều đúng tải, nhưng câu chuyện là sau khi qua trạm cân tại cảng, lưu thông trên đường thì đa số xe quá tải”. Quá trình hơn 3 giờ theo dõi tại cảng, chúng tôi ghi nhận, tất cả các xe qua trạm cân đặt tại cảng Cái Lân đều đúng tải, những xe quá tải trọng cho phép đều bị yêu cầu quay lại hạ tải.
2h sáng 22/7, từ cảng Cái Lân, PV bám theo một số xe tải BKS 34, logo Tiến Quân vừa “ăn hàng” qua trạm cân để đi KCN Đồng Văn. Tuy vậy, những chiếc xe này sau khi rời cảng lại lăn bánh đến thẳng một bãi đất trống thuộc KCN Cái Lân (cách cổng cảng Cái Lân hơn 1km) để tiến hành “sang tải”.
Sang tải quy mô lớn
Bãi đất trống này có địa thế rất thuận lợi cho hoạt động phi pháp, có thể dễ dàng quan sát từ xa bất cứ ai tò mò xem họ đang làm gì. Không thể tiếp cận điểm sang tải này, PV quyết định thuê một chiếc taxi, đóng vai đi tìm người nhà để đi qua khu vực này.
Chiếc xe quá tải ung dung qua trạm cân Đại Yên khi CSGT và nhân viên trạm cân ngoảnh mặt hướng khác.
Trước ánh mắt gườm gườm cảnh giác cao độ của “đội quân” canh gác nơi đây, chúng tôi chỉ có thể dừng lại vài phút, bí mật ghi hình rồi nhanh chóng rời khỏi hiện trường.
Dưới ánh đèn đường, những chiếc xe mà chúng tôi theo dõi từ cảng Cái Lân lần lượt tấp vào đây, cùng thời điểm những chiếc xe ben chở hàng đi từ hướng cảng Cái Lân tới, đổ hàng tấn hàng khô đậu xuống tấm bạt đặt ngay trên mặt đất.
Một chiếc máy xúc cần mẫn xúc lượng hàng vừa được xe ben đổ xuống đưa lên xe tải. Sau khoảng thời gian 20 phút, mỗi chiếc xe tải đã được “đắp” thêm lượng hàng gấp đôi số hàng mà chúng chở khi rời cảng Cái Lân.
Trong khoảng thời gian 5 giờ theo dõi, PV ghi nhận có gần 20 xe tải sau khi rời cảng Cái Lân đã chạy thẳng ra bãi đất trống này để tiến hành sang tải, nâng khối lượng chở lên gấp 2 -3 lần tải trọng cho phép để chở đi Hà Nam.
Sau này, làm việc với cảng Cái Lân, đại diện cảng này cung cấp những số liệu phù hợp với ghi nhận của PV. Theo đó, trong phiếu cân xuất cảng của cảng Cái Lân, những xe trên thuộc DN vận tải Nhật Hải Đăng chở mặt hàng khô đậu tương rời từ tàu Nanjing Express cho chủ hàng là DN Cargill có nhà máy tại KCN Đồng Văn, tỉnh Hà Nam.
Cũng theo phiếu cân xuất cảng thì trong thời gian từ 18 -24h ngày 21/7, DN Nhật Hải Đăng có 10 xe tải rời cảng; từ 0h – 6h ngày 22/7 có 11 xe rời cảng.
Mỗi chiếc xe tải sau khi đã được nâng tải, được phủ kín bạt chạy ra một bãi đất trống khác. Tại đây, khi xe tải vừa dừng một thanh niên đi xe máy tới tiến hành kẹp chì khắp thành xe, bạt xe rồi chính thức lăn bánh lên đường đi Hà Nam.
Theo Lao Động
Đề xuất giữ biển tốc độ 35km/h: Tổng cục Đường bộ nói gì?
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đơn vị không đồng ý với đề xuất của Sở GTVT Hà Nội giữ nguyên biển báo tốc độ 35km/h tại các nhánh lên xuống vành đai 3 bởi qua thực tế đi thực nghiệm tốc độ đó không phù hợp.
Ngày 12/6, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng có chỉ đạo các địa phương rà soát, điều chỉnh biển báo trên quốc lộ và yêu cầu loại bỏ những biển báo hạn chế tốc độ dưới 40km/h cho phù hợp với tình hình lưu thông hiện tại. Ngay sau đó, Sở GTVT Hà Nội có đề xuất gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam xin được giữ nguyên các biển báo tốc độ 35km/h tại các nhánh lên xuống đường vành đai 3 để đảm bảo an toàn giao thông.
Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT cho hay, lý do của việc xin giữ lại biển báo này vì đường vành đai 3 hiện có tốc độ chạy xe tối đa 80 km/h, tạo tâm lý thoải mái cho lái xe khi xuống và nhập vào làn đường đô thị có mật độ cao, dễ dẫn đến tai nạn giao thông.
Sau khi có đề xuất, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đơn vị không đồng ý với đề xuất của Sở GTVT Hà Nội bởi vì qua thực nghiệm tốc độ đề xuất không phù hợp.
"Tổng cục đã có khảo sát và nghiên cứu kỹ, hiện nay tại các nhánh lên xuống của đường vành đai 3 cần phải chạy tốc độ trên 40km/h. Tốc độ này phù hợp với thiết kế của đường. Tốc độ 35km/h như đề xuất không phù hợp", ông Huyện chia sẻ.
Sở GTVT Hà Nội đề xuất giữ nguyên biển báo tốc độ 35km/h tại các nhánh lên xuống vành đai 3, ảnh Nguyễn Đức
Về yêu cầu của Bộ GTVT đối với các địa phương loại bỏ biển hạn chế tốc độ dưới 40km/h trên đường quốc lộ, ông Huyện cho biết, trước đó Bộ đã chỉ đạo Tổng cục rà soát sơn vạch, kẻ đường, biển báo trong gần một năm nay. Sau đó, khi đủ cơ sở Bộ đã ra văn bản gửi tới các địa phương loại bỏ biển báo này. Xét về mặt khoa học kỹ thuật, an toàn giao thông thì việc bỏ biển dưới 40km/h là hòan toàn hợp lý.
"Như vậy, việc loại bỏ biển này nhiều người dân tránh được cái "bẫy" trên đường, không bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ sau biển báo và tránh được bức xúc. Khi bỏ biển, phần lớn người dân đều ủng hộ", ông Huyện nói.
Liên quan đến phản ánh trên quốc lộ 21B, đoạn qua thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam có đặt nhiều biển báo 60-40-30 gần nhau, không có biển báo giảm độ trước, lái xe không kịp phản ứng. Đôi khi những biển này trở thành cái "bẫy" cho cảnh sát giao thông xử phạt.
Ông Huyện cho biết thêm, khu vực này là đường giao cắt nhỏ, chưa có cầu vượt. Người dân dễ đi xe máy thẳng qua, rồi tắt ngang ngửa nên bắt buộc phải cắm biển báo để báo trước cho lái xái giảm tốc độ.
"Tuy nhiên, nếu biển báo giảm tốc độ đặt quá gần nhau, chúng tôi sẽ cho ra soát lại. Nếu đúng như vậy sẽ cho cắm lại và có biển báo trước để lái xe chủ động khi lưu thông trên đường", ông Huyện nói.
Theo Khampha
Bộ trưởng Thăng "dẹp" biển báo hạn chế tốc độ dưới 40km/h Trong thời gian tới, Tổng cục Đường bộ sẽ thực hiện rà soát, điều chỉnh các biển báo trên quốc lộ, loại bỏ biển báo hạn chế tốc độ dưới 40km/h. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa có văn bản giao cho Tổng cục Đường bộ chỉ đạo Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, các chủ đầu...