Lớp tập phục hồi phổi trong viện Covid
Những F0 ở Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp ( quận 8), mỗi ngày được bác sĩ hướng dẫn các bài tập cải thiện hô hấp, phục hồi phổi.
Việc tập luyện thường diễn ra mỗi ngày 2 lần, trong 10 phút vào sáng chiều, dành cho khoảng 15 đến 20 bệnh nhân Covid-19 có biểu hiện nhẹ.
“Trong điều trị Covid-19, tập luyện để phục hồi chức năng hô hấp đóng vai trò quan trọng, giúp bệnh nhân lấy lại trạng thái bình thường sau khi khỏi bệnh”, bác sĩ Đinh Quang Thanh (cố vấn chuyên môn) cho biết.
Trong trang phục bảo hộ, kỹ thuật viên vật lý trị liệu Phạm Ngô Lộc thị phạm các động tác tay, chân kết hợp hít sâu, thở đều…
“Những bài tập dành cho họ có 5 bài; thường là các tập tay, kéo giãn cơ ngực, hít thở nhằm giúp cải thiện chức năng hô hấp, quá trình trao đổi oxy trong phổi”, anh Lộc nói.
Bệnh nhân Phạm Văn Thành được kỹ thuật viên hướng dẫn trực tiếp tư thế tay cho chính xác khi tập luyện phổi.
Video đang HOT
“Tôi dương tính hai tuần nay được bác sĩ đánh giá có triệu chứng Covid-19 nhẹ. Từ khi vô đây ngày nào cũng được nhân viên bệnh viện chỉ các bài tập, nhờ vậy tôi biết cách thở đúng hơn”, người đàn ông 64 tuổi nói.
Những bệnh nhân cảm thấy mệt, không tự tập được thì bác sĩ hoặc người nhà sẽ hướng dẫn lại các bài tập tại giường.
“Tôi vô chăm mẹ bị nhiễm cũng gần tháng nay rồi, cũng may biểu hiện bệnh nhẹ. Bình thường mẹ tôi vẫn tự tập được nhưng nay hơi mệt nên tôi hướng dẫn cho mẹ vài động tác”, chị Hồng Ân (26 tuổi, quận 8) nói.
Khoa Phục hồi chức năng, được chuyển đổi công năng làm nơi chăm sóc những người bệnh Covid-19 nặng hơn. Ngoài thăm khám và điều trị, bác sĩ cũng dành thời gian hỗ trợ phục hồi chức năng phổi cho từng bệnh nhân ngay tại giường.
Kỹ thuật viên Nguyễn Trường Giang hỗ trợ ông Phạm Quang Anh (64 tuổi) các tư thế từ nằm sang ngồi rồi đứng và tập bước trong 15 phút.
“Trường hợp này ban đầu gần như chỉ nằm tại giường bệnh, khó đi lại được. Sau một thời gian tập luyện có thể tự tập vài động tác. Khi bệnh nhân sức khỏe tốt hơn sẽ được ra ngoài để cùng tập với mọi người”, anh Giang cho biết.
Một bệnh nhân nặng, chưa đi lại được, bác sĩ đến tập thụ động tại giường. Tùy trường hợp, mỗi bệnh nhân nặng thường mất khoảng 15 đến 30 phút tập luyện mỗi ngày.
Tại một phòng khác, được bác sĩ chỉ dẫn, vợ ông Nguyễn Lê Tuấn Hòa liên tục vỗ nhẹ vào lưng chồng để lưu thông đờm, giúp cải thiện hô hấp.
“Tôi nhập viện từ đầu tháng 9, ban đầu phải nằm hồi sức tích cực, thở máy, đau ngực với khó thở lắm. Bây giờ thì tôi đã cai máy thở, đang cố gắng tập luyện, mong sức khỏe sớm ổn định để trở lại cuộc sống thường ngày”, ông Hòa cho biết.
Bệnh nhân đã xét nghiệm âm tính và tình trạng phục hồi tốt sẽ được đưa đến phòng đo chức năng hô hấp để đánh giá khả năng thu nạp oxy trong cơ thể. Kỹ thuật viên đang hướng dẫn bà Cổ Thị Hường (57 tuổi) đạp trên máy đo chức năng hô hấp và tim mạch trong vài phút để đánh giá khả năng thở.
Trên màn hình máy đo thể hiện lưu lượng khí hít vào thở ra, nhịp thở, mạch… của bệnh nhân để các kỹ thuật viên theo dõi và đưa ra chương trình tập nặng nhẹ khác nhau hoặc cho xuất viện.
Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp thành lập năm 1977, có 400 giường với 20 khoa. Nơi đây đang điều trị hơn 100 bệnh nhân Covid-19 và hỗ trợ nhân viên y tế tham gia các hoạt động chống dịch.
Xác nhận danh sách trên 209.000 lao động hưởng các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tính đến hết ngày 5/8, cơ quan này đã thực hiện xong việc gửi thông báo điều chỉnh mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 375.000 đơn vị sử dụng lao động, tương ứng 11,238 triệu lao động.
Cán bộ quân y Viện Quân y 110 lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân Công ty Vina Solar ở Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ảnh minh họa: TTXVN phát.
Số tiền tạm tính được điều chỉnh giảm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022) khoảng 4.322 tỷ đồng.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho 184 đơn vị với 23.637 lao động tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền 150,1 tỷ đồng tại 28 tỉnh, thành phố (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Thuận, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Khánh Hòa, Lai Châu, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Sơn La, Thanh Hoá, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, Trà Vinh).
Bên cạnh đó, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam xác nhận danh sách cho 209.491 lao động của 12.271 đơn vị sử dụng lao động để hưởng các chính sách hỗ trợ tại 59/63 tỉnh, thành phố.
Trong đó, 134.972 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương của 11.486 đơn vị. 8.799 lao động ngừng việc để nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người của 343 đơn vị. 22.684 lao động ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 của 242 đơn vị được người sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc. 31.721 người lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động) của 104 đơn vị. Trên 11.300 người lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) của 96 đơn vị.
Ứng dụng công nghệ thông tin giải quyết thủ tục hỗ trợ lao động gặp khó khăn do dịch Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã kịp thời triển khai các chính sách hỗ trợ thiết thực của Chính phủ đến với người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do đại dịch COVID -19 một cách nhanh nhất. BHXH ứng dụng công nghệ thông tin hỗ...