Lớp học xóa mù ở đại ngàn Pa Búa Thanh Hóa
11 giờ đêm, học viên rời lớp, ánh sáng leo lét của đèn theo từng con dốc trôi về bản. Thầy Di thu xếp giáo án, sách vở, tắt điện, rồi mới về đồn.
Thầy Di cầm tay dạy học trò viết chữ. (Ảnh: NT)
15 năm miệt mài đưa chữ về với đồng bào Mông
Gần 30 năm trước, ước mơ được khoác trên mình bộ quân phục màu xanh áo lính, chàng trai đồng bào Mông Hơ Văn Di (bản Cơm, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, Thanh Hóa) nỗ lực băng rừng, lội suối đến trường. Thế rồi đến lúc củ sắn, bắp ngô ở trong nhà không còn, Di phải rời ghế nhà trường khi học xong cấp 2.
Năm 22 tuổi, thầy Di viết đơn đi bộ đội, được phân công về Đồn Biên phòng Quang Chiểu (Mường Lát). Năm 2001, chiến sĩ Hơ Văn Di được chỉ huy đơn vị cử đi học. Sau khi tốt nghiệp Trung cấp biên phòng, thầy được phân công về công tác tại Đồn Biên phòng Trung Lý cho đến nay.
Là người lính, song thầy Di có năng khiếu sư phạm, lại là người đồng bào, hiểu được tập quán văn hóa, nói tiếng Mông, Thái thành thạo nên thầy được đơn vị tin tưởng, giao nhiệm vụ đứng lớp xóa mù chữ cho bà con.
“Mình bắt đầu đứng lớp từ năm 2009. Những năm trước, cứ khi nào mở lớp là bắt đầu hành trình đi bộ băng rừng, vượt núi. 7 giờ sáng xuất phát từ đồn thì 3 giờ chiều vào đến bản. Cùng với tổ công tác tại các chốt, ban ngày sinh hoạt chuyên môn, tối đến mình sẽ lên lớp dạy học”, đại úy Hơ Văn Di chia sẻ.
Lớp học xóa mù được mở từ 7h đến 11h giờ đêm. (Ảnh: NT)
Sinh ra và lớn lên là con của bản Mông, thầy Di hiểu đồng bào mình thường có tâm lý tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp, sống xa lánh với các dân tộc anh em trên địa bàn. Bà con quan niệm “cái chữ không làm no cái bụng”, vì thế việc vận động bà con đi học lớp xóa tái mù là điều không dễ.
Thầy Di nhớ, có lần thầy đến nhà anh Giàng A Sáng, bản Khằm 2, xã Trung Lý vận động vợ chồng Sáng đi học. Sáng cổ hủ và không muốn vợ đi học. Thuyết phục mãi không được, biết Sáng thích uống rượu, thầy Di mua rượu đến biếu thì Sáng tươi cười đồng ý.
Gần 15 năm qua, kể từ ngày đứng lớp xóa mù đầu tiên đến nay, đại úy Hơ Văn Di không thể nhớ mình đã dạy bao nhiêu lớp, xóa mù cho bao nhiêu bà con.
Video đang HOT
Năm nay, thầy Di lại được giao nhiệm vụ đưa chữ đến với bà con Pa Búa. Để vào được Pa Búa, thầy Di phải đi đò vượt sông Mã rồi hành trình ngược đồi, ngược núi gần 30km.
Vì đường xa, khó đi, đầu tuần thầy Di vào Pa Búa “cắm bản”, ở lại đến sáng thứ 7 mới về đơn vị. Ban ngày anh thực hiện nhiệm vụ của người lính, tối đến lại lên lớp dạy chữ cho bà con.
Đọc thông, viết thạo ở tuổi 40 – 50
Lớp học xóa mù ở Pa Búa do thầy Di đứng lớp, đồng bào chủ yếu ở độ tuổi U40, U50. Ban ngày họ còn phải lên nương, lên rẫy, tối về sau khi xong hết công việc cá nhân thường ngày xong mới đến lớp học.
Những người lớn ban đầu còn bỡ ngỡ, bối rối với bút, với vở, ngồi còn thừa chân, thừa tay, khom lưng trên những chiếc bàn ghế bé xíu của trẻ em, được sự tận tình của thầy Di, họ đã đọc được chữ, viết được tên mình.
Học viên phấn khởi khi đọc thông, viết thạo ở tuổi 40-50. (Ảnh: NT)
Bà Vàng Thị May (bản Pa Búa), đã hơn nửa đời người chỉ biết quanh quẩn với đồi xoan, nương sắn, đây là lần đầu bà May được đến lớp học con chữ. Ở tuổi 54, bà biết viết tên mình, biết tính toán, bà May vô cùng phấn khởi.
Còn chị Thao Thị Sanh (41 tuổi) thì từ nhỏ đến giờ chưa từng rời khỏi Pa Búa bởi sợ bị lừa khi không biết đọc, biết viết. Nay có lớp học xóa mù của thầy Di, Sanh vui lắm. Nhờ thầy hướng dẫn, Sanh đã biết đọc, làm toán.
Sau mỗi khóa học xóa mù chữ, không chỉ bà May, chị Sanh, những học trò của đại úy Di đã biết áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, biết mua hàng tạp hóa về bán, chuyển đổi cây trồng, từ ngô, lúa thành cây hoa quả lâu năm, khi xã gửi các văn bản thì đã biết tự đọc.
“Lúc đầu chỉ vài học viên, sau đó càng ngày càng đông, có lúc lên đến 60 người. Vui nhất là đồng bào ham học, ham hiểu biết, vẫn muốn được học thêm”, đại úy Di tâm sự.
Trong hai năm 2022 và 2023, đại úy Di cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trung Lý tham mưu mở được 2 lớp xóa mù chữ với tổng cộng 58 học viên tại bản Khằm 1 và Khằm 2. Đến nay học viên tham gia lớp học đã đọc thông, viết thạo.
Thiếu tá Hoàng Ngọc Trung, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Trung Lý cho biết, đại úy Di phát huy lợi thế người địa phương, dân tộc Mông, thông hiểu địa bàn… nên vận động đồng bào rất hiệu quả.
Ông Ngân Văn Lon, Chủ tịch UBND xã Trung Lý, cho biết: “Trung Lý là xã khó khăn của huyện Mường Lát, địa hình đồi núi, giao thông đi lại khó khăn; cả xã có 15 bản trong đó có 11 bản người dân tộc Mông sinh sống; tỷ lệ người mù chữ cao; trình độ dân trí của người dân còn thấp; số hộ nghèo chiếm trên 57% dân số toàn xã. Trước đây bà con Pa Búa không có điều kiện đến trường nay được đại úy Di về dạy chữ bà con rất vui, tích cực đi học”.
Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp trong điều kiện thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đại úy Hơ Văn Di vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen về thành tích trong công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho nhân dân trên khu vực biên giới.
Những lớp học đặc biệt: Cô giáo không có bằng sư phạm
Không được đào tạo nghiệp vụ sư phạm chính quy nhưng tình cờ bén duyên với nghề giáo, nhiều cô giáo dù tuổi tác đã cao vẫn miệt mài truyền thụ kiến thức cho học trò
Dưới cơn mưa bất chợt của những ngày cuối tháng 11, chúng tôi tìm đến lớp học đặc biệt của cô Lê Thị Thu Thiết (64 tuổi) tại phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Từ xa, chúng tôi đã nghe vang vọng tiếng các em học sinh ê a đánh vần.
Đến tận nhà thuyết phục học trò đi học
Học sinh của cô Thiết đa phần là con em gia đình lao động, có hoàn cảnh khó khăn, phải gác lại ước mơ đến trường để lao vào kiếm sống khi còn nhỏ tuổi. Những ngày đầu mở lớp, do nhiều phụ huynh từ chối cho con đi học dù đây là lớp học hoàn toàn miễn phí, cô Thiết phải đến tận nhà thuyết phục cha mẹ các em. Cô còn vận động nhà hảo tâm hỗ trợ dụng cụ học tập, nhu yếu phẩm... để phần nào giảm bớt gánh nặng cho gia đình các em.
Cô giáo Lê Thị Thu Thiết đã mang đến con chữ và bài học làm người cho nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Cà Mau .Ảnh: VÂN DU
Cô Thiết kể cô bén duyên với lớp học đặc biệt này từ năm 1999 qua lời đề nghị từ các cha xứ. Hơn 23 năm qua, cô đều đặn đến lớp 2 buổi/ngày để truyền đạt kiến thức cơ bản cho những học trò đặc biệt của mình. "Tôi dạy 2 môn chính là tiếng Việt và toán. Sau khi có kiến thức cơ bản, các em có thể học lên cao hơn nếu có điều kiện. Hy vọng các học trò của tôi sẽ tiếp tục nhận được sự yêu thương và hỗ trợ của các nhà hảo tâm để yên tâm học hành, trở thành người có ích cho xã hội" - cô Thiết bày tỏ.
Chỉ với một cái bảng đen, cô Thiết phải dạy cùng lúc 3 đối tượng học trò. Cô chia lớp thành 3 nhóm gồm các em học chữ, tập đọc và học làm toán. Dẫu thiếu thốn, khó khăn và tuổi tác đã cao, cô Thiết cho biết vẫn sẽ gắn bó với lớp học này đến khi sức khỏe không còn cho phép. "Hạnh phúc nhất với tôi là khi nhìn thấy học trò biết đọc, biết viết và thực hiện được các phép tính sau khi tham gia khóa học" - cô Thiết tâm sự.
Là học trò cũ của cô Thiết, anh Nguyễn Hoàng Nhớ (31 tuổi, ngụ TP Cần Thơ) không quên những kiến thức, đạo lý mà cô truyền đạt đã giúp anh tự tin bước vào đời. Cuộc sống đã tương đối ổn định, anh Nhớ vẫn thường dẫn vợ, con về thăm cô.
Đánh giá lớp học của cô Thiết rất nhân văn và thiết thực, ông Lâm Bảo Xuyên, Chủ tịch UBND phường 6, khẳng định địa phương sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để duy trì lớp học này.
Từ cán bộ Đoàn thành cô giáo
Cô Liêu Thị Mỹ Uyên (58 tuổi) cũng có một lớp học đặc biệt tại nhà ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Trước đó, cô có gần 20 năm tham gia lớp học tình thương, dạy cho nhiều thế hệ học trò nghèo, trong đó có các em nhỏ đi bán vé số, nhặt ve chai.
"Năm 18 tuổi, khi đang là cán bộ Đoàn, công tác tại phường An Cư, quận Ninh Kiều, anh em ở đây nói tôi tham gia dạy ở lớp học tình thương để xóa mù chữ. Ban đầu, tôi từ chối vì không có bằng sư phạm nhưng sau đó thấy nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện đến trường, tôi lại nhận lời ngay" - cô Uyên kể.
Để có thêm kỹ năng truyền đạt kiến thức, cô Uyên đăng ký học một số lớp bổ túc, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Khoảng 4 năm sau đó, cô được về dạy tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Ninh Kiều). "Chẳng dám mong gì nhiều, chỉ hy vọng các em biết đọc, biết viết và làm những phép tính đơn giản để đi bán vé số không còn bị gạt nữa. Nhìn những gương mặt ngây thơ với nhiều hoàn cảnh đáng thương, tôi càng có thêm động lực để theo nghề" - cô Uyên nói.
Sau khi gắn bó với lớp học tình thương khoảng 19 năm, cô Uyên tham gia giảng dạy cho dự án hỗ trợ trẻ em đường phố tại TP Cần Thơ. Dự án kết thúc nhưng lòng yêu nghề vẫn còn đó, cô quyết định mở lớp dạy miễn phí tại nhà. Cô Uyên tận dụng căn gác rộng khoảng 20 m2 để mở lớp, hiện tại có 10-15 em theo học. Hay tin, nhiều nhà hảo tâm tìm đến để hỗ trợ, chung tay giúp cô mở lớp. Nhiều sinh viên cũng đến phụ cô dạy các em.
Từ lớp học của cô, nhiều học trò đã ra đời và thành công. "Một học trò từng học ở lớp học tình thương của tôi nay đang làm cho một công ty ở nước ngoài. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, em thường nhắn tin chúc mừng tôi. Bao nhiêu đó là tôi thấy đủ ấm lòng" - cô Uyên xúc động nói.
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 20-11
Người thầy giữa đồng ruộng
Trong giới làm khoa học nông nghiệp, nhiều người biết ông Hoa Sĩ Hiền, một nông dân đam mê lai tạo giống lúa ở xứ lụa Tân Châu (tỉnh An Giang). Ông nghiên cứu được 63 giống lúa đạt chất lượng, được Viện Lúa ĐBSCL lưu trữ nguồn gien. Ông còn được Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế tặng giấy chứng nhận "Người có thành tích xuất sắc trong di truyền học".
Người nông dân "chân đất" Hoa Sĩ Hiền xúc động khi được sinh viên trân trọng gọi là "thầy". Ảnh: VĨNH KỲ
Với kiến thức chuyên môn lẫn thực hành, ông được nhiều trường như Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH An Giang... tin tưởng gửi sinh viên đến học tập và thực nghiệm. Từ năm 2009 đến nay, ông Hiền đã hướng dẫn, dạy thực hành miễn phí trên cây lúa cho khoảng 600 sinh viên.
"Thầy Hiền có hiểu biết chuyên sâu về cây lúa, rất kiên nhẫn và nhiệt tình hướng dẫn sinh viên. Ấn tượng của tôi về thầy không chỉ ở sự hiểu biết mà còn bởi đức tính khiêm tốn" - anh Phan Trần Hải Đăng, cựu sinh viên Trường ĐH An Giang, nhận xét.
Nói rằng cuộc đời "làm thầy" của mình như một cái duyên, ông Hiền không giấu được hạnh phúc. "Dịp lễ, Tết, nhiều học trò gọi điện hoặc đến nhà thăm hỏi tôi. Những nhà giáo khác đứng trên bục giảng, còn tôi là nông dân "chân đất", hướng dẫn sinh viên trên cánh đồng nhưng vẫn được gọi là "thầy", thật sự may mắn" - người thầy nông dân trải lòng.
Thầy giáo trẻ 'gieo chữ' cho trẻ em nghèo Không ngại đường xa phải di chuyển bằng xe buýt và công việc bận rộn, thầy Lê Tấn Phát đã gắn bó hơn ba năm với các lớp học miễn phí cho trẻ em nghèo tại các xóm trọ, xóm công nhân. TP.HCM một chiều cuối tuần tháng 11 nóng oi ả, sau khi hết giờ dạy ở quận 5, thầy Lê Tấn...