Lớp học giữa đêm khuya bất ngờ xuất hiện sinh vật lạ, nhiều người không tin nổi vào mắt mình: Tại sao nó lại ở đây?
Nhiều người bất ngờ khi thấy sự xuất hiện của “loài sinh vật kỳ lạ” này.
Mọi người chỉ thường nghe đến Trung Quốc có Gaokao (cao khảo) – kỳ thi đại học được xem là khắc nghiệt bậc nhất thế giới, mà không biết rằng ở quốc gia này còn có một kỳ thi khác cũng khốc liệt và áp lực chẳng kém. Đó chính là Kaoyan . Đây là kỳ thi tuyển sinh sau đại học của Trung Quốc, từng nổi lên như một hiện tượng vì mức độ cạnh tranh cực lớn. Thậm chí, đây còn được coi là “cuộc chiến” mới của người trẻ Trung Quốc để tìm kiếm việc làm trong thị trường lao động hiện nay.
Để vượt qua kỳ thi sau đại học này, sinh viên Trung Quốc phải làm bài kiểm tra viết với tổng số điểm là 500 vào cuối tháng 12. Nếu đủ điều kiện, họ sẽ phải tiếp tục tham gia vòng phỏng vấn vào tháng 3 trước khi bắt đầu quá trình học cao học. Và như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, còn chưa đến 1 tháng nữa, các sĩ tử Trung Quốc sẽ bước vào kỳ thi chính thức.
Mới đây, trên MXH Trung Quốc xuất hiện thông tin, các thí sinh tham gia kỳ thi Kaoyan đang thi nhau sử dụng món đồ chơi của trẻ em – thú nhún. Mọi người thường gọi đây là “loài sinh vật kỳ lạ”, những loài sinh vật này thường xuất hiện ở những nơi như thư viện, lớp học. Ở những nơi mà không khí ôn luyện cho kỳ thi sau đại học càng căng thẳng, khả năng những món đồ chơi thú nhún này xuất hiện càng lớn. Và một khi chúng đã xuất hiện thì sẽ xuất hiện thành cả một “đàn”.
Con thú nhún bất ngờ xuất hiện trong lớp ôn tập giữa đêm khuya.
Nhiều người không khỏi thắc mắc rằng đang trong giai đoạn thi cử căng thẳng, không học hành chăm chỉ đi, tại sao họ lại sử dụng đồ chơi thú nhún làm gì?
Trên thực tế, đây được ví như là “phương tiện” ngồi ôn luyện mới của các sĩ tử đang chuẩn bị bước vào kỳ thi sau đại học tại Trung Quốc. Thậm chí, nó còn được ví như là “chiến mã kỳ thi sau đại học”. Khi ngồi trên con thú nhún này, những người tham gia kỳ thi tuyển sinh sau đại học đều cho rằng nó có lợi ích lớn về mặt tinh thần.
Nhiều sĩ tử ôn thi cao học sử dụng con thú nhún này.
Đầu tiên, họ cho rằng khi ngồi trên những chú thú nhún để ôn luyện, các sinh viên thường cảm thấy thoải mái và thư giãn nhờ vào cơ chế nhún nhảy đặc biệt của nó. Ngoài ra, việc ngồi học trong thời gian dài có thể gây ra mệt mỏi và căng thẳng cho cơ thể, nhất là đối với những sĩ tử đang trong giai đoạn chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Khi ngồi trên thú nhún, giúp họ thoải mái hơn mà không bị mệt mỏi.
Hơn nữa, nhiều người còn quan niệm rằng ngồi trên thú nhún còn giúp cho việc học trở nên thú vị và sinh động hơn. Nó giúp quá trình học tập không bị nhàm chán, từ đó tạo ra sự hứng khởi trong quá trình học hỏi. Đối với nhiều sĩ tử, việc tìm thấy niềm vui trong học tập cũng là một yếu tố then chốt giúp họ vượt qua áp lực và đạt hiệu quả cao trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi.
Điều này cũng cho thấy những áp lực học tập mà các sĩ tử khi tham gia kỳ thi tuyển sinh sau đại học phải đối mặt.
Video đang HOT
Những con thú nhún còn được ví như là “chiến mã kỳ thi sau đại học”.
Học lên cao học có phải là lối thoát an toàn?
Theo nhiều chuyên gia, giờ đây, bằng đại học đã trở nên cực phổ biến tại Trung Quốc. Nếu muốn khẳng định vị thế của mình trong thị trường lao động hiện nay, nhiều người trẻ đã chuyển trọng tâm từ học đại học bình thường sang học ở các trường hàng đầu như Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh…
Còn những người chỉ trúng tuyển các trường đại học ở top dưới, họ phải chuẩn bị cho kỳ thi sau đại học. Đây được coi là cơ hội thứ hai để chứng tỏ bản thân trong thị trường lao động khắc nghiệt. Tính cạnh tranh của kỳ thi sau đại học đã trở nên gay gắt đến mức những thí sinh dự thi coi nó là “Gaokao phiên bản nâng cao”, bởi tỷ lệ vượt qua kỳ thi này chỉ là 1/4.
Kỳ thi cao học được coi là “cuộc chiến” mới của người trẻ Trung Quốc.
Theo Giáo sư Wu Xiaogang – Giám đốc Trung tâm Kinh tế và Xã hội ứng dụng, ít cơ hội việc này, ngày càng nhiều người đổ xô đi học cao học như là cách để “trốn tránh” bước chân vào thị trường lao động. Trong khi đó, Trung Quốc đang phải đối mặt với một thử thách nữa là lực lượng lao động được đào tạo chuyên môn quá mức cần thiết. Hiểu một cách đơn giản, trình độ học vấn của một nhân viên Trung Quốc hiện nay đang vượt quá yêu cầu đối với công việc của họ.
“Học quá trình độ chuyên môn nghĩa là chúng ta được hưởng lợi ít hơn từ việc học và giảm mức độ hài lòng trước công việc phù hợp với bằng đại học. Ở cấp độ xã hội, học quá cao là sự lãng phí to lớn vào đầu tư vốn con người”, giáo sư Wu Xiaogang cho biết.
Vị giáo sư này cũng cho biết thêm, nếu tư duy quan trọng hóa bằng cấp không thay đổi, các kỳ tuyển sinh của Trung Quốc sẽ càng trở nên căng thẳng hơn.
Lớp học '0 đồng' 20 thầy cô chắt chiu lương hưu mua sách, vở cho trò
12 năm qua, lớp học 0 đồng có 20 thầy cô nghỉ hưu luân phiên đứng lớp. Họ đến với lớp học bằng lòng trắc ẩn, với mong muốn giúp các em học sinh vơi đi những thiệt thòi, bất hạnh.
Lớp học của những yêu thương
Sáng đầu tuần, nhà văn hóa thôn Thọ Trung mở cửa sớm để đón các em khuyết tật theo học lớp 0 đồng do Hội cựu giáo chức xã Tịnh Thọ (huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) tổ chức. Lớp học diễn ra vào thứ 2, 4, 6 hàng tuần, và duy trì suốt 12 năm qua.
Thầy Trần Đình Vương (70 tuổi), Chủ tịch Hội chia sẻ, bản thân có gần 40 năm làm giáo viên. Năm 2012, sau khi về hưu, thương nhiều trẻ em nghèo, khuyết tật ở địa phương không biết chữ, thầy mở lớp học tình thương này.
Việc làm của thầy Vương được nhiều đồng nghiệp nhiệt tình ủng hộ, tham gia. 12 năm qua, lớp học có 20 thầy, cô giáo nghỉ hưu luân phiên giảng dạy. Họ đến với lớp học bằng lòng trắc ẩn và mong muốn giúp các em vơi đi những thiệt thòi, bất hạnh.
Các thầy cô giáo đều từng giảng dạy tại các trường tiểu học, THCS tại huyện Sơn Tịnh.
Ban đầu, sĩ số của lớp là 16 em, từ 7 đến 22 tuổi. Để có được lớp học này, các thầy, cô phải đến tận nhà thuyết phục phụ huynh cho con mình đi học.
"Mỗi em mang một khiếm khuyết riêng, có em bị câm điếc, có em bệnh thiểu năng... nên việc dạy các em cũng phải linh động và có giáo trình riêng, em học nói, học hát, em học chữ, có em đến chỉ để chơi với bạn. Nhưng tất cả đều hướng tới mục tiêu giúp các em hòa nhập với cộng đồng", thầy Vương trải lòng.
Thầy Vương từng là du kích tại địa phương, thương binh 3/4. Năm 1975, thầy được nhà nước cho đi học và về làm giáo viên tại xã Tịnh Thọ.
Đồng hành với lớp học 3 năm nay, cô Nguyễn Thị Bích (57 tuổi) chia sẻ, học trò ở đây dù bao nhiêu tuổi vẫn như con nít và rất dễ bị kích động. Có những phép tính, con chữ mà các thầy, cô giáo phải dạy đi, dạy lại cả tháng để các em nhớ. Vì vậy, thầy cô phải rất nhẫn nại, dỗ dành và xuề xòa, bỏ qua cho những hành vi bất nhã, giận dữ của trò.
Để dạy được những học trò đặc biệt, thầy cô phải đến từng bàn ân cần chỉ bảo từng em.
"Trước khi đến lớp, tôi đều mua thêm kẹo để thưởng cho các em. Thầy cô luôn tạo sự gần gũi và khích lệ để các em thích thú đi học và không đặt nặng thành tích. Niềm vui nhiều khi chỉ đơn giản là thấy một chuyển biến nhỏ từ các em như thuộc mặt chữ, viết được tên của mình, biết chào hỏi ông bà, cha mẹ và giữ gìn vệ sinh...", cô Bích tâm sự.
Món quà quý nhất là khi học trò biết đọc, biết viết
Trải qua 12 năm, đến nay đã có 9 em "tốt nghiệp" và hòa nhập xã hội, có em làm công nhân tại các khu công nghiệp, có em đã lập gia đình.
Hiện, lớp còn 7 em theo học. Em nhỏ nhất 13 tuổi, em lớn nhất đã 26 tuổi. Nhờ sự tận tình của các thầy cô, từ những đứa trẻ khờ khạo nay hầu hết đã biết đọc, viết, làm toán... và giao tiếp với mọi người xung quanh.
Em Trần Văn Quý, 26 tuổi, bị bệnh down nặng, mồ côi cha, được thầy cô dạy học miễn phí 12 năm nay.
Hơn nửa cuộc đời gắn bó với nghề "đưa đò", thầy Đoàn Thanh Lên (68 tuổi) khẳng định sẽ đồng hành với lớp học này tới khi nào "nhắm mắt xuôi tay".
Em Đinh Thị Nhi, 13 tuổi, học sinh nhỏ tuổi nhất bị mắc thiểu năng trí tuệ. Suốt 6 năm qua, Nhi được mẹ đưa, đón đến trường trên chiếc xe đạp cà tàng. Hiện, Nhi đã viết được dần các chữ cái, tự ăn cơm và vệ sinh cá nhân...
Hằng ngày, Nhi được mẹ chở đi học bằng xe đạp.
"Từ khi được đi học, con tôi rất vui. Mỗi buổi sáng đi học là con bé dậy rất sớm, chuẩn bị sách vở và giục tôi chở đến lớp. Tôi thấy mừng khi con có bạn mới, hòa nhập tốt, thể hiện tình cảm...", bà Phạm Thị Liễu (40 tuổi, mẹ của Nhi) bày tỏ.
Ngồi ngoài hành lang theo dõi con suốt cả buổi học, bà Nguyễn Thị Bích Thủy (57 tuổi), phụ huynh em Đỗ Thị Cẩm Tiên (20 tuổi) xúc động: "Tôi đưa con gái út mắc bệnh down đến lớp học từ những ngày đầu được mở. 12 năm qua, cháu tiến bộ rõ rệt. Không chỉ dạy miễn phí, các thầy cô còn thường xuyên góp tiền lương hưu để mua sách, vở, bút tặng cho học trò. Tôi thật sự rất biết ơn các thầy cô".
Niềm vui của phụ huynh sau mỗi buổi học thấy con mình tiến bộ hơn.
Vào các ngày lễ Tết các thầy cô ở lớp học đặc biệt này không có hoa và quà. Niềm vui của họ chỉ giản đơn là được dạy học và chứng kiến học trò của mình ngày càng tiến bộ.
"Với nghề giáo, khi nghỉ hưu mà vẫn được dạy học, đóng góp công sức cho xã hội, sự nghiệp cầm phấn có ý nghĩa lắm! Tôi rất hạnh phúc khi các em bước ra từ lớp học này đã có thể hòa nhập và tìm được việc làm để tự nuôi sống bản thân. Đó chính là món quà ý nghĩa nhất...", thầy Lên bộc bạch.
Bé gái 6 tuổi giận dữ bỏ nhà đi, phản ứng của 2 chị em khiến người mẹ ấm lòng Câu chuyện về 3 chị em ở Washington cho thấy nhiều bài học ý nghĩa về tình cảm gia đình và cách giải quyết xung đột. Tình yêu và sự hỗ trợ giữa các thành viên trong gia đình rất cần thiết. Dù có tranh cãi, các chị em vẫn biết bảo vệ và chăm sóc cho nhau, cho thấy gia đình luôn...