Lớp đào tạo Y sỹ y học cổ truyền đầu tiên dành cho người khiếm thị
30 học viên khiếm thị đầu tiên trên toàn quốc được đào tạo để trở thành các y sỹ chuyên khám, chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh thường gặp bằng phương pháp y học dân tộc kết hợp y học hiện đại.
Giảng viên hướng dẫn các học viên về các nghiệm pháp thăm khám Hội chứng vai gáy, thoái hóa đốt sống cổ. (Nguồn: hnmvn.vn)
Sáng 27/11, tại Hà Nội, Hội Người mù Việt Nam tổ chức khai giảng Chương trình đào tạo lớp Y sỹ y học cổ truyền lần đầu tiên dành cho người khiếm thị trên toàn quốc.
Giám đốc Trung tâm Đào tạo cán bộ – Phục hồi chức năng cho người mù (Hội Người mù Việt Nam) Phạm Xuân Trường cho biết, trong những năm gần đây nghề massage của người mù ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người mù nói riêng và cộng đồng nói chung.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trình độ cũng như thu nhập từ massage của người mù ở Việt Nam còn một khoảng cách không nhỏ so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Thu nhập từ nghề này ở Việt Nam ở mức trung bình từ 3,5-4 triệu đồng, trong khi ở Thái Lan, Malaysia trung bình là 20-30 triệu đồng, ở Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) là 60 triệu đồng, ở Hàn Quốc là 100 triệu đồng.
Ông Phạm Xuân Trường cho biết, với vai trò là đơn vị đào tạo nguồn duy nhất đến thời điểm này của Hội Người mù Việt Nam, Trung tâm luôn mong mỏi người khiếm thị Việt Nam có cơ hội được đào tạo trong những chương trình dài hạn hơn, từ 2-3 năm và sâu hơn nữa.
Các học viên không chỉ được học xoa bóp mà còn được đào tạo châm cứu, cùng nhiều chuyên đề khác nhau với các kỹ năng chẩn trị bệnh bằng y học dân tộc và y học hiện đại.
Với sự giúp đỡ của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Chương trình đào tạo lớp Y sỹ y học cổ truyền lần đầu tiên được tổ chức trong thời gian 2 năm với mục tiêu nhằm đào tạo những học viên khiếm thị có kiến thức và kỹ năng để trở thành những y sỹ chuyên ngành y học cổ truyền; khám, chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh thường gặp bằng phương pháp y học dân tộc kết hợp với y học hiện đại.
Bên cạnh đó, các học viên sẽ được học tập, trau dồi các kiến thức chung về chính trị, pháp luật, ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất; kiến thức và khoa học cơ bản về giải phẫu-sinh lý, dược lý, cấp cứu; thực hiện thành thạo các kỹ năng kê đơn thuốc, chữa các bệnh thường gặp và các thủ thuật châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt; biết xử trí các cấp cứu thông thường, làm tốt công tác vệ sinh phòng bệnh, truyền thống giáo dục sức khỏe…
Thành viên tham gia lớp học gồm 30 nam, nữ khiếm thị thuộc 15 đơn vị trên toàn quốc. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt trong việc nâng cao chất lượng dạy nghề xoa bóp tại các địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống bản thân cùng gia đình, đóng góp tích cực, thiết thực vào lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng./.
Theo vietnamlus
Kính 'thần kỳ' soi đường cho người mù
Một thiết bị đột phá mới giúp những người khiếm thị nhận thức được thế giới xung quanh một cách sơ đẳng, để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.
Jason Esterhuizen nghĩ rằng anh sẽ không bao giờ có thể nhìn thấy ánh sáng hay những chuyển động nữa, sau một tai nạn xe hơi khiến anh bị mù. Nhưng với một công tắc thế giới của anh bỗng tươi sáng hơn.
Jason Esterhuizen, Người bị mất thị lực, chia sẻ: "Tôi vẫn không thể diễn đạt thành lời. Ý tôi là từ chỗ mù hoàn tàon, tối đen như mực, đến việc đột nhiên nhìn thấy những tia sáng nhỏ lóe lên xung quanh."
Mặc dù đó chưa phải là cảnh thấy được bình thường, Esterhuizen đã định vị được thế giới xung quanh dễ dàng hơn.
Bác sĩ Nader Pouratian thuộc Trường Y UCLA nói: "Có thể biết đâu là cửa, biết có hoặc hết vỉa hè, hay chỗ băng qua đường, đều là những điều cực kỳ có ý nghĩa có thể giúp những người này lấy lại một số chức năng độc lập."
Đây là cách nó hoạt động: một máy phát điện nhỏ được cấy vào não. Sau đó máy quay video trên cặp kính râm gửi tín hiệu đến bộ phận xử lý, rồi gởi trở lại kính để kính liên lạc với mô cấy ở não. Các tín hiệu tạo ra một mẫu hình cho vùng thị giác cũa não và cho phép người dùng nhận ra chuyển động và mẫu hình của ánh sáng.
Bác sĩ Nader Pouratian, Trường Y UCLA, nói: "Về cơ bản, chúng tôi có máy quay video và bộ xử lý các chuyển động. Chúng thực hiện các chức năng giống như chức năng của mắt thường."
Esterhuizen là một trong hai người ở Mỹ đang thử nghiệm công nghệ này.
Jason Esterhuizen cho biết: "Có những chấm trắng nhỏ trên nền đen. Nó giống như nhìn lên các vì sao vào ban đêm."
Công nghệ --- có tên là Orion - do công ty Second Sight sản xuất. Nó đang được thử nghiệm tại Trung tâm Y tế Đại học UCLA và Đại học Y Baylor.
Esterhuizen đang cố làm quen xem từng đốm sáng nhấp nháy tượng trưng cho cái gì, từ đó
giúp cải tiến công nghệ này:
"Đốm sáng đó là một người nào đó đi ngang qua phòng hoặc đi xa ra, hay chỉ là một tia sáng chiếu vào tường. Thật tuyệt vời khi một lần nữa có được một hình thức thị lực."
Esterhuizen giờ đây có thể phân loại đồ giặt của mình và thực hiện các hoạt động thường ngày khác mà trước đây anh không thể làm:
"Băng qua đường dễ dàng và an toàn hơn nhiều đối với tôi vì tôi có thể nhìn xuống và chỉ đi theo vạch trắng được vẽ trên đường."
Các nhà nghiên cứu tin rằng công nghệ này một ngày nào đó có thể giúp cho những người bị suy giảm thị lực, từ bệnh tăng nhãn áp và bệnh nhân tiểu đường cho đến những người bị mất thị lực hoặc bị mù.
Theo VOA
Phát triển văn hóa đọc, phục vụ học tập suốt đời cho người khiếm thị Chiều 7/10, tại trụ sở Hội Người mù Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết phối hợp công tác giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội người mù Việt Nam nhằm phát triển văn hóa đọc, phục vụ học tập suốt đời cho người khiếm thị. Tham dự Lễ ký kết Chương trình phối hợp công...