Long nhãn giúp bổ máu, an thần
Nhãn – tên khác lệ chi nô, mác nhan, cây được trồng từ lâu đời, quả chín thu hái về bóc vỏ, lấy cùi được chế biến phơi hoặc sấy khô…
Ảnh minh họa
Nhãn – tên khác lệ chi nô, mác nhan, cây được trồng từ lâu đời, quả chín thu hái về bóc vỏ, lấy cùi được chế biến phơi hoặc sấy khô thành long nhãn. Long nhãn có màu cánh gián (nâu vàng sẫm) khô bóng và mềm, vị ngọt đậm, mùi thơm.
Theo y học cổ truyền long nhãn vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ dưỡng, dưỡng huyết, an thần, chữa suy nhược thần kinh, kém ngủ, hay quên.
Dưới đây là một số bài thuốc có long nhãn là phương thuốc bô để bạn đọc tham khảo:
Chưa tâm thân hư nhươc: long nhãn 100g, táo tàu 50g, thái nhỏ ngâm với 500ml rượu trắng, để càng lâu càng tốt. Ngày uống hai chén con trước bữa ăn.
Chữa lo âu, mất ngủ, hay quên: long nhãn 30g, hoàng kỳ 30g, phục thần 30g, mộc hương 15g, toan táo nhân 3g, nhân sâm 15g, chích cam thảo 8g, đương quy 3g, viễn chí 3g. Tất cả ngâm rượu uống. Ngay uông 2 chen con trươc bưa ăn.
Long nhãn – vị thuốc quý dưỡng huyết, an thần.
Video đang HOT
Chưa suy nhươc thân kinh, mêt moi, yêu sinh ly: long nhãn 500g ngâm với 2 lit rượu trắng (trong khoảng thời gian 2 tháng), mỗi ngày uống 1 chén nhỏ.
Chưa mồ hôi trộm, sốt hâm hấp vào buổi chiều, khát nước, đại tiện táo, tiểu ít, da khô: long nhãn nhục 40g, cao ban long 40g. Trước tiên, đun long nhãn với một chén nước cho sôi kỹ, sau đó cho cao ban long (đã cắt vụn) vào và đun cho tan hết. Để nguội rồi cắt từng miếng nhỏ. Ngày uống hai lần vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần uống 10g với nước ấm.
Trị tiêu chảy do tì hư: 30 quả long nhãn khô cùng 3-5 lát gừng tươi. Dùng hai thứ nấu nước để uống trong ngày.
Ngoai ra nươc uông tư long nhan: long nhãn 30g, sâm bố chính 20g (tẩm nước gừng sao vàng) hãm uống trong ngày. Dùng tốt cho người suy nhược, mất ngủ.
Hoăc viên hoan tư long nhan: long nhãn 100g, giã nhuyễn trộn với bột hạt sen 100g, mật ong vừa đủ hoàn viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g. Dùng cho người lo âu mất ngủ, thể trạng gầy yếu.
DS. Mai Thủy
Theo SK&ĐS
Các công dụng của củ sen không phải ai cũng biết
Chúng ta thường được biết công dụng của củ sen là an thần, chữa mất ngủ. Ngoài ra, củ sen còn có nhiều công dụng khác mà ít ai biết đến.
Các công dụng của củ sen không phải ai cũng biết. Ảnh: Boldsky
Nghiên cứu dinh dưỡng cho thấy trong 100g củ sen có chứa 79,10 g nước và 74 kcal năng lượng. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác như protein, canxi, sắt, magie,... và nhiều vitamin C, B6. Dưới đây là các công dụng của củ sen.
Cải thiện tiêu hóa
Rễ củ sen chứa nhiều chất xơ, có tác dụng cải thiện nhu động ruột, từ đó giảm triệu chứng táo bón. Thêm củ sen vào chế độ ăn hàng ngày còn giúp tăng cường thải độc tố, ngăn ngừa và điều trị tiêu chảy.
Bên cạnh đó, nguồn chất xơ trong củ sen còn giúp dạ dày có cảm giác no lâu hơn, từ đó kiểm soát cơn đói, giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Điều hòa huyết áp
Nguồn khoáng chất kali dồi dào trong củ sen là thành phần tuyệt vời giúp thư giãn và cải thiện lưu lượng máu. Khi tiêu thụ vào cơ thể, chúng ngăn ngừa tác dụng của natri trong máu, từ đó, duy trì huyết áp bình thường.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Củ sen mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Boldsky
Củ sen chứa nhiều vitamin C, ngoài tác dụng chống oxy hóa, vitamin C còn kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu, hoạt động như một hệ thống phòng thủ trong cơ thể. Nhờ đó, tiêu thụ củ sen thường xuyên giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiều căn bệnh thường gặp, đặc biệt là cảm cúm, nhức mỏi,...
Vitamin C và nhiều chất chống oxy hóa trong củ sen còn có tác dụng bảo tồn cấu trúc DNA. Đồng thời, nó làm giảm các bất thường liên quan đến các tế bào bị đột biến dẫn đến ung thư. Nhờ vậy, tiêu thụ củ sen thường xuyên giúp bạn ngừa ung thư hiệu quả.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Các nghiên cứu cho thấy, nồng độ homocysteine quá cao trong cơ thể quá cao có liên quan mật thiết đến nguy cơ đau tim.
Một trong những thành phần đặc biệt trong củ sen là pyridoxine. Chất này có tác dụng làm giảm mức homocysteine, giảm nguy cơ đau tim hữu hiệu. Ngoài ra, khoáng chất kali và chất xơ trong củ sen cũng là yếu tố đắc lực giúp loại bỏ cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Giảm căng thẳng
Nguồn vitamin B6 dồi dào trong củ sen là thành phần tuyệt vời giúp củ sen có tác dụng an thần, giảm căng thẳng. Vitamin B6 còn giúp cơ thể sản xuất hormone hạnh phúc là serotonin và dopamine, tác động tích cực đến não bộ, cải thiện tâm trạng. Tiêu thụ củ sen cũng là cách giúp an thần, chữa mất ngủ hiệu quả.
Giải quyết các vấn đề về da và tóc
Củ sen chứa nhiều vitamin B và vitamin C - 2 thành phần quan trọng giúp bạn có làn da tươi sáng và mái tóc óng mượt. Cụ thể, các vitamin này kích hoạt quá trình sản xuất collagen, cải thiện sức khỏe của làn da, kích thích mọc tóc, giúp bạn trẻ đẹp hơn.
Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng
Các dưỡng chất chống oxy hóa trong củ sen là thành phần quan trọng giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. Do đó, thêm củ sen vào chế độ ăn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe đôi mắt, thậm chí nó còn giúp loại bỏ các vấn đề về viêm mắt, đau mắt.
Dù mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn đừng nên lạm dụng củ sen. Ngoài ra, chuyên gia khuyên bạn đừng nên ăn củ sen sống vì chúng cũng chứa nhiều ký sinh trùng gây hại cho cơ thể.
Nguồn Boldsky/viettimes
Cháo trai - Món ăn chữa bệnh Hàng ngày chúng ta thường sử dụng trai để làm thực phẩm, có rất nhiều cách chế biến thành món ngon như cháo trai, canh trai nấu chua, trai xào xả ớt... bên cạnh đó, trai còn có tác dụng chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, thanh nhiệt giải độc. Thịt trai sông giàu đạm, canxi, phốt pho, một số vitamin...