Long nhãn an thần, tăng lực
Theo Đông y, long nhãn (cùi quả phơi hay sấy khô) vị ngọt, tính hơi ôn, vào kinh tâm và tỳ, có tác dụng ích tâm kiện tỳ, tư bổ khí huyết, ích trí an thần.
Nhãn còn tên khác là lệ chi nô, quế viên, bảo viên… Các bộ phận của nó như hạt, rễ, lá đặc biệt là cùi quả (áo hạt) được dùng nhiều trong Đông y. Cùi quả tươi nhiều nước, protein, chất béo, đường… Theo Đông y, long nhãn (cùi quả phơi hay sấy khô) vị ngọt, tính hơi ôn, vào kinh tâm và tỳ, có tác dụng ích tâm kiện tỳ, tư bổ khí huyết, ích trí an thần.
Long nhãn được dùng cho các trường hợp lo âu, mất ngủ, ngủ mê, giảm trí nhớ, quên lẫn, loạn nhịp tim, sau đẻ mất sức, thiếu máu; bỏng nước sôi, bỏng lửa, chấn thương xuất huyết, sa thoát, lở ngứa ngoài da. Sau đây là một số món ăn – bài thuốc có long nhãn:
- Ngọc linh cao: long nhãn nhục 30g, đường trắng 3g, sâm 3g. Cho vào bát, miệng bát đậy kín bằng giấy bản hoặc vải xô mỏng, hấp cách thủy hoặc hấp trên nồi cơm. Mỗi lần ăn 1 thìa với nước sôi. Dùng làm thực đơn bồi bổ tăng lực (đại bổ nguyên khí).
- Long nhãn tửu: long nhãn xào qua rượu, thêm rượu tùy ý (khoảng 10 %) ngâm 100 ngày, hằng ngày uống vài ba lần, mỗi lần 20ml. Dùng như rượu bổ thường ngày để bổ ích tinh thần, bổ khí huyết.
- Cháo hạt dẻ long nhãn: long nhãn 15g, hạt dẻ 10-20 hạt, gạo tẻ 50g, đường vừa đủ. Hạt dẻ bóc vỏ, đập vụn nấu với gạo thành cháo, khi cháo được cho long nhãn vào, đun sôi đều, khi ăn thêm đường. Dùng cho các trường hợp hồi hộp, tim loạn nhịp, mất ngủ, đau lưng mỏi gối.
- Long nhãn đại táo chưng mật ong nước gừng: long nhãn 250g, mật ong 250g, đại táo 250g, nước gừng vừa đủ. Nấu long nhãn, đại táo với nước, khi chín nhừ, cho nước gừng và mật ong vào, đun sôi là được. Dùng cho các trường hợp ăn kém, chậm tiêu, da xanh tái, hồi hộp, đánh trống ngực, lo âu, mất ngủ (tâm tỳ lưỡng hư).
- Quế viên đồng tử kê: gà giò 1 con, long nhãn 30g. Gà làm sạch, cho long nhãn, chút rượu, dấm, hành, gừng, muối gia vị và ít nước, hầm nhỏ lửa khoảng 1 giờ. Dùng trong trường hợp thiếu máu, hồi hộp, mất ngủ, đánh trống ngực.
Video đang HOT
- Long nhãn hoa sinh: long nhãn 10g, lạc hạt (cả vỏ hạt đập vụn) 15g. Cho ít muối, ít nước, nấu chín cho ăn. Dùng cho trường hợp thiếu máu, chảy máu dưới da.
- Canh long nhãn yến sào: long nhãn 20g, kỷ tử 20g, yến sào 30-50g, thêm nước hầm nhừ, sau cho đường phèn vừa đủ. Dùng cho các trường hợp hồi hộp, loạn nhịp tim, mất ngủ, sốt nóng về chiều, mồ hôi trộm, ho khan, ít đờm, đờm lẫn huyết (tâm phế âm hư).
- Cháo loãng long nhãn hạt sen: long nhãn 16-30g, hạt sen 16-30g, gạo tẻ 100g. Tất cả nấu cháo. Dùng cho trường hợp cơ thể suy nhược, thiếu máu.
- Ba ba hầm long nhãn sơn dược: ba ba một con nhỏ, long nhãn 20g, sơn dược 20g. Ba ba làm sạch, cho long nhãn, sơn dược và nước, thêm gia vị hầm cách thủy. Dùng cho trường hợp suy nhược cơ thể sau bệnh nặng dài ngày, hồi hộp đánh trống ngực, mất ngủ, vã mồ hôi trộm; lòng bàn tay, gan bàn chân hâm hấp nóng (đạo hãn, thủ túc tâm nhiệt) ăn kém mất sức.
Kiêng kỵ: Bụng ngực đầy trướng, nôn thổ, nấc, ho, sốt nhiều đờm dịch xuất tiết không dùng.
TS. Nguyễn Đức Quang
Theo Phunutoday
6 loại nước uống thanh nhiệt tốt nhất, mẹ nên cho trẻ uống trong mùa hè
Những loại nước uống sau đây không những có tác dụng giải nhiệt mà còn rất có lợi cho sức khỏe của trẻ.
Nước sắn dây pha chanh/quất
Sắn dây có vị ngọt, tính bình, giúp giải nhiệt, chữa khát, cảm mạo, sốt, lỵ, mụn nhọt. Thức uống từ sắn dây và chanh/quất giúp thanh nhiệt, giải độc, làm ra mồ hôi.
Trong sắn dây có chất isoflavon giúp tăng lượng máu lên não, làm giảm huyết áp nên được xem là thức uống phòng tăng huyết áp.
Lấy 1 cái cốc thủy tinh đổ nước vào theo liều lượng định uống đánh dấu vào điểm nước đầy. Chia cốc nước ra làm hai thật đều nhau. nửa còn lại trong cốc cho bột sắn và đường vào đánh đều lên.
Đun một ít nước sôi lên đổ vào đến điểm đã đánh dấu từ trước. Vừa đổ vừa đánh cho đều. Vắt 1/2 đến 1 quả chanh/ quất vào vừa uống vừa nhấm nháp. làm mát cơ thể nhất là các bệnh nóng trong nóng ngoài mẩn ngứa Hiệu quả tốt hơn các cách uống bột sắn khác gấp 5 lần nhất là trong những ngày hè nóng quá độ.
Nước chanh
Nước chanh có thêm một chút gừng có thể có các thành phần tốt chống lại khối u ác tính. Nước chanh còn chứa lượng vitamin C rất cao, và rất tốt cho những người gặp vấn đề về tiêu hóa. Nước chanh gừng cũng rất cơ lợi cho da, tóc và các vấn đề về nướu
Nước dưa hấu
Dưa hấu là loại trái cây tốt nhất để giải nhiệt mùa hè. Loại nước này giúp làm giảm các nguy cơ mắc các vấn đề về thận (đặc biệt là sỏi thận). Dưa hấu cũng rất tốt trong việc giải quyết các vấn đề về da và mụn. Loại bỏ vỏ và xay trực tiếp dưa hấu để có được loại nước ép tốt nhất cho sức khỏe, mà lại không cần cho thêm đường.
Nước ép dưa vàng
Loại trái cây này chứa rất nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa và beta carotene, giúp bạn kiểm soát các bệnh liên quan đến tim mạch, viêm loét và nhiễm trùng đường tiết niệu. Nước ép dưa vàng cũng là một lựa chọn tốt cho những người đang muốn giảm cân.
Nước dừa
Theo đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực. Uống nước dừa thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe. Dừa là một trong nhiều loại nước uống giải khát thông dụng. Chỉ cần mua dừa về, lấy nước, nạo cơm, thêm ít đường (cho đá nếu thích) là đã có một ly nước giải khát ngon, bổ.
Nước mía
Nước mía có tác dụng dự phòng các cơn trụy tim mạch trong mùa hè. Nó giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng thông thường và cung cấp cho cơ thể thêm năng lượng. Mía cũng rất giàu chất chống oxy hóa, glucose, magie, canxi và kali. Nếu bạn muốn giữ cho cơ thể không bị mất nước mà lại không muốn uống nước lọc đơn thuần, hãy thử làm vài ly nước mía nhé!
Theo www.phunutoday.vn
Cá khoai - Món ăn bổ mát, trị nhiều bệnh Cá khoai là món ăn rất quen thuộc, khoái khẩu của nhiều người, ăn lành bổ mát, lại có tác dụng phòng trị bệnh. Theo Đông y, cá khoai vị ngọt, tính mát, không độc, tác dụng bổ hư, mát huyết, nhuận tràng, ích ngũ tạng... Ăn rất tốt với người gầy nóng, huyết hư, vị nhiệt miệng khô khát, táo bón, ho...