“Long môn phi giáp”: Những bí mật thú vị
Từ nguồn gốc tên phim cho tới lai lịch nhân vật, xuất xứ bối cảnh… đều sẽ khiến khán giả bất ngờ.
Sau khi thực hiện “ Long môn khách sạn” năm 1967, đạo diễn Hồ Kim Thuyên đã được khán giả ngưỡng mộ đặt cho danh hiệu “chuyên gia lịch sử”. Năm 2010, khi bắt tay sản xuất bom tấn 3D “ Long môn phi giáp”, Từ Khắc cũng không dám lơ là công tác chuẩn bị. Ngoài bối cảnh, tạo hình và đạo cụ được nghiên cứu kỹ càng, nội dung phim cũng ẩn chứa khá nhiều chi tiết có quan hệ chặt chẽ với lịch sử. Dưới đây là 4 trong số những đặc điểm thú vị có thể “điểm mặt kể tên” bằng dẫn chứng rõ ràng.
Bí mật tên phim: Vì sao là “Long môn phi giáp”?
Đoàn làm phim Long môn phi giáp nhí nhảnh trên trường quay ngoại cảnh
Cụm từ “Long môn” trong “Long môn phi giáp” không hề vay mượn từ tên phim “Long môn khách sạn” như dư luận vẫn đồn đại. Trên thực tế nó bắt nguồn từ hai tấm bia đá cổ mà đoàn làm phim vô tình phát hiện được khi tới Hồ Bắc chọn ngoại cảnh. Theo giới thiệu, trên mặt tấm bia đá niên đại cổ xưa này, tất cả đường nét đều rất mờ nhạt riêng chỉ có một vài chữ khắc rải rác “Long”, “Môn”, “Phi”, “Giáp” là trông thấy rõ hơn cả. Đạo diễn tỏ ra rất tâm đắc và quả quyết dùng cụm từ này để đặt tên chính thức cho phim mới.
Sau đó, Từ Khắc còn vận dụng chi tiết tấm bia cổ để làm đầu mối quan trọng cho quá trình truy tìm tên thái giám gian ác. “Long môn phi giáp” không chỉ đơn giản là tên phim mà nó còn được đặt ẩn trong tứ thơ: Long thần hiến hải sa, long môn phi giáp tới”. Về hiệu quả cụ thể của mấu chốt này, đơn vị sản xuất để dành cho khán giả khám phá sau khi bộ phim chính thức công chiếu.
Bí mật nhân vật: Vạn quý phi và Triệu Hoài An
Trương Hinh Dư và miêu tả nhân vật Vạn quý phi thời nhà Minh
Mặc dù không sử dụng tối đa chi tiết lịch sử như đạo diễn Hồ Kim Thuyên trong “Long môn khách sạn” nhưng Từ Khắc vẫn rất chu đáo khi nghiên cứu xây dựng nhân vật. Ví dụ điển hình nhất là vai diễn Vạn quý phi của Trương Hinh Dư là “bản sao” của nhân vật cùng tên thời nhà Minh. Từ lai lịch xuất thân cho tới quá trình nhập cung và đến khi băng hà đều được khắc họa rất tỉ mỉ.
Lý Liên Kiệt và thái giám Hoài Ân nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc
Ngoài ra, nhân vật Triệu Hoài An do Lý Liên Kiệt thủ vai là một võ lâm hảo hán được “sao chép” từ đại thái giám Hoài Ân nổi tiếng. Cả cuộc đời của ông thanh liêm, ngay thẳng.
Trong khi đó, nhân vật mà Phạm Hiểu Tuyên thủ vai trong lịch sử chính là Kỷ cô nương – con gái của sỹ quan Quảng Tây. Sau khi nhập cung nhận chức quản kho, cô đã may mắn được hoàng thượng sủng ái và mang thai rồng. Sau khi sinh nở, Kỷ cô nương được phong làm Kỷ phi, con trai trở thành thái tử. Tuy nhiên sau đó 1 tháng, cô đã qua đời bí ẩn và người đời tương truyền rằng chính Vạn quý phi đã ra tay hãm hại.
Bí mật địa danh: Mặc thủy thành ở đâu?
Video đang HOT
Địa danh ở Nội Mông Cổ…
… và hình ảnh trong Long môn phi giáp
Mặc thủy thành là nơi phát sinh câu chuyện đầu tiên trong Long môn phi giáp, toàn bộ nhân mã đều hội tụ nơi đây. Để thuận tiện trong việc miêu tả về địa danh tàng trữ kho báu trong truyền thuyết, Mặc thủy thành đã hiện lên hết sức sinh động và hoành tráng. Rất nhiều khán giả từng theo dõi “Đại thoại Tây du” hay “Tân long môn khách sạn” đều suy đoán Mặc thủy thành tọa lạc ở Ninh Hạ. Tuy nhiên, trên thực tế địa danh này nằm ở khu vục Nội Mông Cổ. Trong quá khứ nơi đây từng gặp nạn bão cát khiến toàn bộ dân cư và tài sản rơi vào “hố đen bí ẩn”.
Quế Luân Mỹ vai Bố Lỗ Đô – người đi tìm kho báu tại Mặc thủy thành
Trong “Long môn phi giáp”, đạo diễn Từ Khắc đã sử dụng địa danh này làm tình tiết quan trọng: nhân vật Bố Lỗ Đô (Quế Luân Mỹ thủ vai) không ngừng tìm kiếm báu vật của gia tộc Tây Hạ trong Mặc thủy thành.
Bí mật về kết cấu vai diễn: Tây Xưởng và Đông Xưởng
Trần Khôn vào vai tên thái giám gian ác, nham hiểm
Trong “Tân long môn khách sạn”, Đông Xưởng hãm hại Trung Hiền và sau cùng bị hiệp khách Châu Chuẩn An sát hại. “Long môn phi giáp” cũng tiếp nhận chi tiết này và phát triển thêm theo chiều hướng đi sâu khắc họa. Trong đó, Tây Xưởng Vũ Hoa Điền do Trần Khôn thủ vai vì tức giận trước cái chết của Đông Xưởng đã mang theo binh sỹ tới biên giới giữa nhà Minh và sa mạc phía bắc để săn tìm tội phạm của triều đình.
Một cảnh phim của Trần Khôn và Lý Vũ Xuân
Trong lịch sử Trung Quốc, hai nhân vật Đông Xưởng và Tây Xưởng cũng thực sự tồn tại ở thời nhà Minh. Đông Xưởng là thái giám tổng cai quản hậu cung, là bề tôi thân tín của hoàng thượng. Tây Xưởng là người “nâng đỡ” Vạn quý phi và sau đó “dựa hơi” để thăng quan tiến chức. Theo sử sách ghi lại, nhân vật này nhiều lần bày mưu tính kế hãm hại tất cả những người cản đường mìn. Ông ta nhiều lần hãm hại mệnh quan triều đình với thủ đoạn nham hiểm độc ác. Theo đó, sự xuất hiện của nhân vật phản diện Vũ Hoa Điền (Trần Khôn) là hoàn toàn xác thực và tương thích với lịch sử.
Theo VNN
"Rùng mình" vì ánh mắt của Trần Khôn
Đây là cách mà Trần Khôn miêu tả về nhân vật của mình trong "Long môn phi giáp".
Với mốc thời gian công chiếu dự kiến vào ngày 16/12 tới, đạo diễn Từ Khắc liên tiếp tung ra trailer và ảnh hậu trường hấp dẫn để quảng bá cho Long môn phi giáp (Flying Swords of Dragon Gate 3D). Mới đây, loạt ảnh tạo hình nhân vật Vũ Hoa Điền (Điền Trắc) của Trần Khôn đã chính thức được tiết lộ. Khác với hình ảnh lãng tử quen thuộc, vai diễn phản diện lần này là một đối tượng gian xảo độc ác và ngoại hình cũng trực tiếp phản ánh bản chất xấu xa.
Tạo hình của Trần Khôn trong Long môn phi giáp
Trần Khôn xuất hiện trong 3 phục trang chính màu trắng ngà, xanh xám bạc và đen bí ẩn. Điểm ấn tượng nhất trong chuỗi hình ảnh này là ánh mắt sắc lạnh và khó đoán trên gương mặt trắng toát vô hồn. Ngay đến cặp lông mày và hai hàng my rất đậm cũng được phủ kín phấn trắng để không làm người xem phân tán sự chú ý tới đôi mắt.
Nói về nhân vật này, đạo diễn Từ Khắc cho biết: "Vũ Hoa Điền còn rất trẻ nhưng đã mang trong mình khí phách bá vương - đứng dưới một người và trên cả vạn người". Trong khi đó, Trần Khôn lại chia sẻ cảm nghĩ về vai diễn của mình: "Về võ công thì là độc cô cầu bại còn về ngoại hình là đông phương bất bại".
Nam tài tử "lột xác" với vai diễn mới
Anh tiết lộ thêm: "Để hoàn thành tạo hình cho nhân vật mới này, mỗi ngày tôi đều phải kiên nhẫn chờ đợi hàng tiếng đồng hồ để nhân viên hóa trang tô vẽ. Ngoài ra, trong suốt 8 tháng qua tôi đã luyện tập "dùng mắt giết người" để lột tả vai diễn được tốt nhất".
Trần Khôn "luyện mắt giết người"
Long Môn Phi Giáp được xem là phiên bản mới và công phu nhất của tác phẩm kiếm hiệp quen thuộc Long môn khách sạn. Bộ phim xoay quanh cuộc chiến quyền lực giữa tướng quân nhà Minh và một tên thái giám nơi quán trọ Long Môn hoang vắng. Bên cạnh đó, tác phẩm còn đề cập tới bốn tình yêu và cách thể hiện cảm xúc khác nhau của bốn người đẹp góp mặt trong phim: Châu Tấn thấu hiểu và yêu thương sâu sắc Lý Liên Kiệt, Phạm Hiểu Tuyên tôn thờ, kính phục "ý trung nhân", Lý Vũ Xuân ấp ủ "tình đơn phương" dành cho Trần Khôn và Quế Luân Mỹ dính "tình sét đánh".
Bộ phim kiếm hiệp 3D đầu tiên của điện ảnh Trung Quốc đang được công chúng mong ngóng
Bên cạnh những tuyến tình cảm đầy phức tạp, bộ phim còn được củng cố bằng những "chiêu trò" công nghệ thú vị. Đây được xem là lần đầu tiên phim kiếm hiệp Trung Hoa được sản xuất với định dạng 3D và có vốn đầu tư cực "khủng" (hơn 200 triệu NDT). Ngoài ra, với sự góp mặt của dàn sao hùng hậu, Long môn phi giáp đã được bình chọn là một trong số tác phẩm được mong đợi nhất trong mùa phim Tết 2012.
Một số hình ảnh khác của Long môn phi giáp:
Chuỗi tạo hình mới của Trần Khôn vừa được giới thiệu
Poster phim đã được công bố trong thời gian qua
Theo BĐVN
Châu Tấn "khoe" giọng trầm cực nam tính Sau một thời gian dài sôi động với hàng loạt hoạt động, ấn phẩm tuyên truyền, các "ông lớn" cuối năm của màn ảnh Hoa ngữ đã rủ nhau tạm thời "nghỉ giữa hiệp" trước khi bắt đầu cuộc chiến thực sự. Sau khi Hồng Môn Yến tạm dừng cuộc chơi, Long môn phi giáp của đạo diễn Từ Khắc cũng cho công...