Lông mọc trên núm vú có phải dấu hiệu của bệnh tật?
Nhiều người đã “hoảng hồn” khi thấy lông mọc trên núm vú. Điều này là hiếm gặp nhưng liệu có phải là bất thường và đáng lo ngại như bạn đang nghĩ?
Lông mọc ở núm vú có bình thường không?
Điều đầu tiên là bạn không cần phải lo lắng về lông ở núm vú hoặc lông ngực vì chúng hoàn toàn bình thường. Lông có thể cứng, mềm mại và thậm chí là một màu khác với lông tóc trên cơ thể bạn.
Lông mọc trên núm vú có phải dấu hiệu của bệnh tật?
Khi chúng ta nói cụ thể về lông ở núm vú chính là lông mọc quanh quầng vú, đó là vùng da bị nám bao quanh núm vú. Chức năng của vú là sản xuất sữa và cho con bú. Một loạt các ống dẫn sữa mang sữa qua núm vú ra ngoài. Quầng vú có đầy đủ các tuyến bã nhờn sản xuất bã nhờn trong thời kỳ cho con bú để tránh da bị khô và nứt nẻ. Đó là những tuyến làm cho da trông sần sùi và đôi khi chúng cũng liên quan đến nang lông.
Lông mọc trên núm vú cũng giống như chúng ta có thể thấy sự phát triển của lông ở các khu vực khác trên cơ thể từ tuổi thiếu niên. Điều này tự nhiên và không có gì phải lo lắng.
Video đang HOT
Khi nào lông trên núm vú là không bình thường?
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp lông mọc trên núm vú đều bình thường, chúng ta chỉ cần chú ý đến hiện tượng này khi xuất hiện lông với số lượng lớn bởi đó có thể là dấu hiệu của sự mất cân bằng nội tiết tố. Bác sĩ Alyssa Dweck, bác sỹ phụ khoa tại New York cho biết nếu mức testosterone, loại hormon nam mà hầu hết chúng ta có, đột nhiên cao, chúng ta có thể thấy lông còn mọc ở những nơi khác thường khác, bao gồm cả ngực và núm vú.
Lông phát triển đột ngột và với số lượng lớn bạn nên đi gặp bác sỹ. Đặc biệt nếu bạn nhận thấy lông mọc ở những nơi khác giống như bình thường ở nam giới như môi trên hoặc cằm. Đó có thể là một dấu hiệu của bệnh hirsutism, hoặc có thể là một triệu chứng thường kết hợp với hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Cách loại bỏ lông mọc trên núm vú
Giống như lông-tóc trên phần còn lại của cơ thể bạn, có một số cách để loại bỏ lông núm vú hoặc lông ngực không mong muốn, tùy thuộc vào lựa chọn cá nhân để tìm ra giải pháp phù hợp với bạn.
Bạn có thể làm sạch chúng bằng kéo và nhíp sạch và làm sạch khu vực trước và sau khi dọn lông sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn không nên dùng dao cạo vì bề mặt quầng vú gập ghềnh, việc cạo có thể gây tổn thương bề mặt, khiến khu vực bị nhiễm trùng.
Bạn cũng có thể đến các spa để loại bớt lông ở các vị trí nhạy cảm bằng laser.
Dùng điện thoại trên 30 phút mỗi ngày làm tăng nguy cơ u não
Nếu dùng điện thoại di động trung bình 30 phút mỗi ngày, liên tục trong 10 năm, nguy cơ mắc u thần kinh đệm sẽ tăng đến 40%.
Theo báo cáo năm 2018 của We are Social, thời lượng sử dụng Internet và mạng xã hội trong một ngày của người Việt tương ứng khoảng 7 giờ và 2,5 giờ. Đối với dân công sở, họ dành trung bình 6 giờ để truy cập Internet trên máy tính, 2 giờ để lướt mạng xã hội trên mọi thiết bị điện tử và 2 giờ sử dụng smartphone để thao tác với ứng dụng trên mạng. Trung bình, mỗi ngày ta tiêu tốn từ 8 đến 10 giờ trước màn hình điện tử, một con số rất đáng báo động.
Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã chỉ ra rằng, việc sử dụng điện thoại di động có thể là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư. Tổ chức này còn đề xuất xếp sóng điện từ phát ra bởi điện thoại di động vào nhóm 2B các chất gây ung thư, nghĩa là cùng nhóm với thuốc trừ sâu DDT, chì và khí thải động cơ.
Sau khi thu thập báo cáo của các nghiên cứu từ 13 quốc gia, IARC kết luận rằng, sóng điện từ của điện thoại di động có mối liên quan đến u thần kinh đệm, một loại ung thư não rất ác tính.
Sử dụng điện thoại càng lâu thì nguy cơ càng cao. Cụ thể, nếu dùng điện thoại di động trung bình 30 phút mỗi ngày, liên tục trong 10 năm, nguy cơ mắc u thần kinh đệm sẽ tăng đến 40% so với nhóm đối chứng.
Để hạn chế tác động của sóng điện từ, các chuyên gia khuyến cáo nên để điện thoại cách xa vùng đầu. Với khoảng cách lớn hơn 20 cm, ta đã có thể giảm 90% ảnh hưởng của sóng điện từ lên trung ương thần kinh.
Bên cạnh sóng điện từ, ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại cũng là một trong những tác nhân đáng quan ngại. Một nghiên cứu được công bố bởi Viện Nghiên cứu Sức khỏe Toàn cầu Barcelona (ISGlobal) đã phát hiện ra rằng, phơi nhiễm ánh sáng xanh còn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Cụ thể, nghiên cứu này chỉ ra rằng, những người có mức phơi nhiễm ánh sáng xanh cao nhất có nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng lớn hơn 60% so với các nhóm còn lại.
Nhóm tác giả giải thích rằng, phơi nhiễm với ánh sáng xanh, có thể làm giảm tiết melatonin. Đây là loại hormone được tiết ra bởi tuyến tùng giúp điều chỉnh nhịp sinh học. Mức độ ảnh hưởng của ánh sáng phụ thuộc vào cường độ và bước sóng của nó.
Việc sử dụng điện thoại còn tác động trực tiếp đến chức năng sinh dục của nam giới. Theo nghiên cứu được thực hiện tại Canada và Úc, khi đàn ông sử dụng điện thoại, sóng điện từ ức chế chức năng của testosterone. Hệ quả là quá trình sản xuất tinh trùng bị gián đoạn, chất lượng tinh trùng suy giảm và ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
Một nghiên cứu được thực hiện ở Hàn Quốc cho thấy, sau sự bùng nổ của các loại điện thoại thông minh, tỉ lệ người dân trong độ tuổi 36-40 mắc chứng lão thị gia tăng đáng kể.
Nhóm tác giả phân tích rằng, mọi người có thói quen dùng điện thoại thông minh để tìm kiếm thông tin, duyệt web, chơi game, xem hình ảnh. Tuy nhiên, do màn hình điện thoại tương đối nhỏ, nên người dùng phải tập trung cao độ, dẫn đến hiện tượng giảm số lần chớp mắt (Trong trạng thái bình thường, chúng ta chớp mắt 15-20 lần/phút nhưng khi dùng điện thoại bị giảm xuống còn 5 lần/phút).
Bên cạnh giảm số lần chớp mắt, khi dùng điện thoại, tuyến lệ còn bị giảm tiết dịch, khiến tế bào mắt bị lão hóa nhanh hơn.
Trục trặc giới tính: Chấp nhận hay can thiệp y khoa? Thông thường, khi một đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời, người thân và những người xung quanh đều quan tâm đến giới tính của đứa trẻ. Câu trả lời sẽ là bé trai hoặc bé gái. Ảnh minh họa. Tuy nhiên, một số trường hợp khiến mọi người khó đưa ra câu trả lời, vì giới tính của đứa bé không biểu...