Long An: Trồng thứ cây dây leo “khắp bốn phương”, giáp tết hái trái chín đỏ như son, thương lái “khuân đi” hết
Sau khi tham khảo, học hỏi kinh nghiệm về việc chuyển đổi cây trồng, HTX Nông nghiệp Bình Tâm, TP Tân An, tỉnh Long An quyết định phát triển mô hình trồng gấc vì có tính khả thi cao, vốn đầu tư ít nhưng có thể khai thác lâu dài.
Trung bình trên 1.000m2 đất trồng cây gấc, chi phí đầu tư ban đầu (chưa tính hệ thống tưới tự động) chỉ khoảng 15 triệu đồng, năng suất gấc quả đạt khoảng 1,5 tấn trong năm đầu và tăng dần qua các năm.
Sau khi tham khảo, học hỏi kinh nghiệm về việc chuyển đổi cây trồng, Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Tâm (TP Tân An, tỉnh Long An) quyết định phát triển mô hình trồng gấc vì có tính khả thi cao, vốn đầu tư ít nhưng có thể khai thác lâu dài
Giám đốc HTX Nông nghiệp Bình Tâm – Dương Hoàng Tín cho biết: Cây gấc có tuổi thọ trung bình từ 10 – 15 năm, đây là loại cây hoang dã nên sinh trưởng rất khỏe, không tốn nhiều công chăm sóc cũng như chi phí phân bón.
Video đang HOT
Trồng từ 2,5 – 3 tháng thì cây gấc đã ra bông, sau 4 – 5 tháng thì cây gấc có trái, 6 tháng có thể thu hoạch dần và đi vào ổn định từ tháng thứ 8. Cây gấc ra trái quanh năm, thị trường chủ yếu là trong nước nên không bị áp lực về giá cả cũng như quy trình bảo quản như các loại nông sản xuất khẩu.
Chưa kể, nếu không xuất bán kịp thì có thể trữ thịt gấc cấp đông, không sợ bị hỏng, khoảng 3 – 3,5kg trái gấc tươi được 1kg hàng thịt gấc cấp đông.
Giá trái bán gấc tươi rẻ nhất là 10.000 đồng/kg, khi “hút hàng” thì có khi đến 38.000 đồng/kg. Đặc biệt, trái gấc tươi tiêu thụ mạnh vào dịp tết. HTX sản xuất theo quy hoạch nên không để nông dân trồng tràn lan nhằm bảo đảm đầu ra bao nhiêu thì tiêu thụ bấy nhiêu.
Ngoài chú trọng trồng gấc theo quy hoạch, HTX còn hướng dẫn các thành viên trồng gấc theo mô hình VAC là trên gấc, dưới cá, khu vực vành đai thì trồng xen thêm các loại cây phù hợp, cần ít ánh sáng, vừa cải thiện thu nhập, vừa dễ áp dụng biện pháp sinh học để canh tác an toàn.
Ông Huỳnh Văn Sơn – thành viên HTX Nông nghiệp Bình Tâm, chia sẻ: “So với các cây trồng khác thì gấc rất dễ trồng, mau thu hoạch. Một lợi thế nữa cho người dân là cứ 4-5 ngày bán 1 lần như trồng rau màu nên rất nhanh thu hồi vốn và mang lại lợi nhuận hấp dẫn, không lo lắng vấn đề đầu ra”.
Khi nông dân dần không còn “mặn mà” với cây thanh long do giá bấp bênh, gần 2 năm nay, Hợp tác xã Thanh long Bình Tâm (nay là Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Tâm, TP Tân An, tỉnh Long An) đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình trồng gấc, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.
Hiện HTX Nông nghiệp Bình Tâm có 17/23 thành viên trồng gấc, diện tích trên 5ha, chủ yếu ở khu vực xã Bình Tâm và các địa phương lân cận.
HTX tiếp tục tập hợp các thành viên có nhu cầu muốn chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang cây gấc để lên phương án sản xuất phù hợp.
Phó Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Long An – Nguyễn Thanh Tùng cho biết: “Điều mà chúng tôi tâm đắc ở mô hình của HTX này là tinh thần hợp tác của những người tham gia. Hiện nay, trong quy trình canh tác, nông dân còn gặp một số khó khăn khi xử lý các vấn đề về sâu, bệnh, nâng cao chất lượng trái. Chúng tôi sẽ tiếp tục tư vấn về kỹ thuật, khai thác và ứng dụng sản phẩm sinh học, hữu cơ hóa để nâng cao hiệu quả của mô hình trồng gấc”.
Đẩy mạnh triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm bảo đảm hiệu quả, thực chất
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP bảo đảm hiệu quả, thực chất, tránh hình thức, phô trương, làm theo phong trào...
Sản phẩm cà phê đạt chuẩn OCOP 3-4 sao cấp tỉnh của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai). Ảnh minh họa: Hồng Điệp/TTXVN
Xét đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả triển khai Chương trình OCOP và công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2020, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 vừa có ý kiến chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm đẩy mạnh công tác truyền thông, giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP cấp quốc gia đối với thị trường trong nước và quốc tế; ưu tiên sử dụng các sản phẩm OCOP cấp quốc gia tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại cấp quốc gia, hội chợ, diễn đàn quốc tế; sử dụng làm quà tặng, quà biếu trong các hoạt động đối ngoại và các sự kiện cấp quốc gia, cấp ngành.
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP bảo đảm hiệu quả, thực chất, tránh hình thức, phô trương, làm theo phong trào; xây dựng tiêu chí cụ thể để bình xét, lựa chọn các hợp tác xã, doanh nghiệp có sản phẩm đạt OCOP cấp quốc gia năm 2020 tiêu biểu, tổng hợp hồ sơ khen thưởng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét theo đúng quy định của pháp luật.
Theo Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (OCOP), Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ này có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương. Sản phẩm OCOP được đánh giá theo 5 hạng, trong đó hạng 5 sao là cao nhất, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Khánh Hòa: Một ông nông dân triệu phú có bằng thạc sỹ, đang ngày đêm ôn luyện quyết lấy bằng tiến sỹ Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng thạc sĩ luật học chính quy, lão nông Lương Tuyển (xã Ninh Quang, TX Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) vẫn quyết tâm lấy tấm bằng tiến sĩ để giúp bà con nông dân của địa phương. Ông Tuyến cũng là nông dân triệu phú với mô hình trang trại tổng hợp vườn-ao-chuồng (V-A-C) Nông dân vượt...