Long An: Soi đèn pin theo chân anh nông dân đẹp trai đi vào nhà trồng thứ nấm giàu đạm và cái kết bất ngờ
Sau 2 năm mày mò nghiên cứu và lên dự án trồng nấm rơm sạch, giờ đây, anh Lê Văn Thuận (xã Vĩnh Châu B, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) có thể tự tin rằng HTX mới thành lập sẽ thực hiện tốt chuỗi giá trị cho các thành viên và nông dân trồng nấm rơm sạch tại địa phương.
Hợp tác xã Nông nghiệp Công nghệ cao Phù Sa (ấp 4, xã Vĩnh Châu B, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) được thành lập vào tháng 8/2020 với 8 thành viên, đánh dấu bước phát triển mới của dự án khởi nghiệp của chàng trai trẻ Lê Văn Thuận.
Sau 2 năm mày mò nghiên cứu và lên dự án trồng nấm sạch, giờ đây, anh Lê Văn Thuận, xã Vĩnh Châu B, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) có thể tự tin rằng, hợp tác xã mới thành lập sẽ thực hiện tốt chuỗi giá trị cho các thành viên và nông dân trồng nấm sạch tại địa phương
Dự định của chàng trai trẻ
Làm việc cùng anh Thuận gần 1 năm, anh Nguyễn Văn Nhảy (xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) được tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Trước đây, gia đình anh Nhảy nuôi bò, cá nhưng giá trị kinh tế không cao.
Một cách tình cờ, anh Nhảy biết được mô hình sản xuất nấm rơm sạch tại Vĩnh Châu B nên tìm đến học hỏi, mong có thể áp dụng cho mình. Được anh Thuận hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm, giờ đây, kinh tế gia đình anh Nhảy đã ổn định hơn nhiều so với trước.
Anh Nhảy nói: “Giờ tôi có 6 nhà trồng nấm, tính vài bữa cất thêm ít nhà nữa. Ngày nào sản lượng nấm nhiều thì tôi liên hệ với anh Thuận để anh ấy bao tiêu cho tôi. Còn nếu ít, anh ấy chia sẻ với tôi những điểm bỏ mối ở gần mà anh đã liên hệ trước. Tôi cũng là thành viên HTX nông nghiệp công nghệ Phù Sa vừa mới thành lập của anh Thuận”.
Hiện tại, mỗi ngày, Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Phù Sa có thể bao tiêu được khoảng 300kg nấm rơm cho nông dân với mức giá ổn định khoảng 50.000 đồng/kg. Anh Thuận đang tiếp tục tìm kiếm thêm đối tác nhằm chuẩn bị cho sự phát triển sau này của HTX.
Xuất thân là cử nhân Quản trị kinh doanh, thế mạnh của anh Thuận là tìm đầu ra cho nông sản. Trong suốt quãng thời gian làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân trước đây, anh luôn đau đáu trong lòng câu hỏi, có cách nào để vừa phát triển kinh tế gia đình, vừa giúp nông dân làm giàu từ nông nghiệp trên chính mảnh đất quê nhà.
Anh biết rõ, muốn thuyết phục nông dân làm theo dự án, mô hình mình đề xuất thì cần chứng minh bằng thực tế. Chính vì thế, anh nghỉ việc, về quê bắt tay vào thực hiện dự án trồng nấm rơm sạch.
Video đang HOT
Được sự hỗ trợ nhiệt tình của anh trai là cử nhân Công nghệ thực phẩm, thạc sĩ Công nghệ sinh học, anh Thuận không quá khó khăn trong quá trình trồng và chăm sóc nấm rơm.
Nhờ vậy, anh nhanh chóng “chuẩn hóa” quy trình kỹ thuật trồng nấm rơm sạch cho năng suất ổn định. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là anh thành công ngay từ bước đầu. Một chút sai sót trong khâu chọn meo giống đã khiến số tiền hàng trăm triệu đồng của anh “bay theo chiều gió”.
Theo anh Thuận, sản xuất nông nghiệp sạch sẽ giúp nông dân thoát khỏi vòng lẩn quẩn “trúng mùa mất giá” và ngược lại. Chính vì vậy, ngay từ khi bắt đầu, anh đã xác định sẽ kiên tâm theo đuổi việc sản xuất sạch dù chỉ bán ra thị trường dễ tính.
Để sản xuất thành công một vụ nấm sạch, nông dân cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng nấm rơm từ: Quy cách xây dựng nhà trồng nấm đến việc xử lý sâu, bệnh, ghi chép nhật ký,… (Trong ảnh: Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ mô rơm trên giàn trồng nấm rơm).
Anh Thuận nói: “Trồng nấm sạch giúp nông dân có được đầu ra ổn định và bền vững, ít tốn chi phí, mang lại lợi nhuận cao. Nấm trồng theo quy trình sản xuất sạch của HTX chúng tôi dù chưa chính thức có giấy chứng nhận đạt chuẩn VietGap nhưng vẫn có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe và xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Hiện tại, tôi đang làm việc để ký hợp đồng với công ty chuyên cung cấp rau, củ, quả cho các nhà hàng tại TP HCM”.
Mở ra hướng đi mới
Để sản xuất thành công một vụ nấm rơm sạch, nông dân cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng nấm từ quy cách xây dựng nhà trồng nấm đến việc xử lý sâu, bệnh, ghi chép nhật ký,…Đó là một trong những bước khó khăn nhất khi anh Thuận quyết định chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.
Anh chia sẻ: “Đến thời điểm hiện tại, những thành viên HTX nông nghiệp công nghệ cao và nông dân có hợp tác với HTX đều là người chưa trồng nấm rơm bao giờ. Các cô chú, anh chị đã trồng theo cách truyền thống do chưa thay đổi được thói quen, tập quán sản xuất trước kia nên gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận quy trình mới”.
Mô hình trồng nấm rơm sạch do anh Thuận khởi xướng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Với 1 nhà trồng nấm diện tích 30m2, nông dân có thể thu được lợi nhuận 1,5 triệu đồng/tháng sau khi trừ hết chi phí.
Tùy thuộc vào số lượng nhà trồng nấm của mỗi hộ mà lợi nhuận tăng lên. Đó thực sự là một hướng đi nhiều triển vọng cho người dân trong xã.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Châu B – Nguyễn Quốc Hùng cho biết, xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho anh Thuận phát triển sản xuất, thành lập HTX với mong muốn giúp địa phương có thêm một HTX hoạt động hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống kinh tế của người dân.
HTX Nông nghiệp công nghệ cao Phù Sa vừa mới thành lập không bao lâu nên bước đầu còn nhiều khó khăn. Sau khi ổn định tổ chức, HTX sẽ tiến hành đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất khác nhằm “khép kín” quy trình từ khâu xử lý nguyên liệu, meo giống đến chăm sóc, cho ra sản phẩm hoàn toàn sạch nhằm chinh phục các thị trường khó tính.
Theo đó, HTX có định hướng sẽ cung cấp nguyên liệu rơm trồng nấm rơm đã qua xử lý, meo nấm, kỹ thuật để nông dân sản xuất được nấm rơm sạch với năng suất ổn định; đồng thời bao tiêu toàn bộ sản phẩm nấm rơm thành phẩm nông dân làm ra.
Lâm Đồng: Ngắm 200 cây bơ ghép sai quả trĩu trịt, nhìn xa ngỡ chùm sung, quanh năm hái mỏi cả tay
Những cây bơ ghép quả sai trĩu trịt của ông Trần Văn Xuất (thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) khiến người đến thăm vườn không muốn rời mắt. Đặc biệt, bơ của công Xuất được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Ông Xuất tự tay hái những quả bơ trong khu vườn của mình. Hiện trong vườn của lão nông này đang có 600 cây bơ trồng xen với 3ha cà phê. Trong đó 200 cây bơ ghép 6-7 năm tuổi đang cho thu hoạch chính và 200 cây bơ cho thu bói.
Trong những năm vừa qua, gia đình ông cũng giống như những gia đình khác ở địa phương phải trồng thêm cây ăn quả, do giá cà phê xuống thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Nhiều hộ như ông Xuất đã chuyển đổi, trồng xen cây ăn trái trong vườn. "Trên cùng một đơn vị diện tích, nếu chỉ trồng cà phê sẽ không thu được bao nhiêu tiền. Nếu trồng thêm cây bơ, cây sầu riêng sẽ có thêm một nguồn thu lớn khác. Chính vì thế, từ năm 2014, gia đình tôi cũng chuyển đổi và trồng thử nghiệm nhiều cây bơ trong vườn".
Những quả bơ Hass sai trĩu trên một cây bơ chỉ mới 4 năm tuổi. Theo ông Xuất, trong thời gian tới, bơ Hass sẽ có tiềm năng rất lớn. Giống bơ này được các nước Nhật Bản, Mỹ, Úc, các nước EU ưa chuộng do có hàm lượng dinh dưỡng cao. Vì vậy, 80% bơ xuất khẩu của thế giới là bơ Hass.
Những mầm bơ mới được ông Xuất ghép để cải tạo giống trong vườn.
Ông Xuất cho biết, trong vườn của ông trồng chủ yếu là bơ 034, bơ Booth, bơ Hass, bơ Pinkerton (bơ Pin). Những cây bơ này được ghép trên gốc bơ trồng bằng hạt, điều này giúp cây có bộ rễ khỏe, phát triển mạnh, năng suất cao.
Trên cùng một cây bơ của ông Xuất, vừa có quả nhưng vẫn có hoa. Chính vì vậy, vườn bơ của ông luôn có quả thu hoạch quanh năm. Trong một năm, mùa thu hoạch bơ chủ yếu vào tháng 6 - 10. Tuy nhiên, trong vườn ông Xuất ghép nhiều loại bơ khác nhau nên có quả thu hoạch trái vụ quanh năm. Đây chính là lý do giúp cho giá trị kinh tế từ cây bơ tăng lên.
Chủ nhân của vườn bơ này cho biết, so với năm 2019, giá mua bơ của thương lái đã giảm đến 50% do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, với giá này thì cây bơ vẫn có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với cây cà phê. Trung bình, nếu chăm sóc tốt, diện tích 1ha bơ xen canh sẽ cho thu hoạch 30 tấn (300 cây), sau khi trừ chi phí khoảng 50%, người trồng vẫn có lãi cao.
Ông Xuất (bên trái) cho biết, vừa qua, ông cùng một số người dân khác đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp Nam Ban. Trong năm 2020, Hợp tác xã sẽ phấn đấu xuất bán 60-70 tấn bơ. Hiện, Hợp tác xã đang tiến hành các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP.
Kiên Giang: Cho cua kềnh ở chung với tôm sú, cứ 1ha dân bắt 1 tấn, bán được 160 triệu đồng Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang vừa tổ chức hội thảo mô hình nuôi tôm - cua kết hợp có cải tiến hỗ trợ HTX thúc đẩy sản xuất, liên kết chuỗi giá trị. Mô hình nuôi tôm - cua kết hợp có cải tiến, được thực hiện tại Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Thuận Phát (ấp Mười Huỳnh, xã Đông Hưng,...