Long An lập bệnh viện cấp cứu hồi sức COVID tại nhà khách Công đoàn
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa khảo sát và yêu cầu khẩn trương xây dựng bệnh viện hồi sức cấp cứu 500 giường cho bệnh nhân COVID-19 tại nhà khách Tổng liên đoàn Lao động tỉnh Long An (còn gọi là nhà khách Công đoàn).
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khảo sát tại nhà khách Công đoàn tỉnh Long An – Ảnh: NGƯƠN KIẾT
Chiều 30-7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đến khảo sát và đồng ý thực hiện chủ trương xây dựng bệnh viện hồi sức cấp cứu 500 giường tại nhà khách Công đoàn, P.3, TP Tân An, Long An.
Chủ trương này đã được tỉnh Long An đề xuất khi tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.
Đến nay, tỉnh này đã ghi nhận 5.468 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.452 ca mắc trong cộng đồng (cụ thể: 3.366 ca phát hiện cộng đồng, 1.500 ca trong khu phong tỏa, 606 ca trong khu cách ly) và 16 ca mắc nhập cảnh.
Do đó, Long An đã chuẩn bị phương án, kịch bản đối phó với tình huống có 10.000 ca bệnh COVID-19 trên địa bàn.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực y tế vẫn đang là một vấn đề đối với tỉnh Long An. Hiện tỉnh chỉ có 738 nhân viên y tế đang điều trị cho 3.537 người mắc COVID-19. Trong đó, dù đã điều trị khỏi 615 trường hợp nhưng có đến 58 người mắc COVID-19 tử vong, chiếm tỉ lệ 1,09%. Hiện vẫn còn 21 ca thở máy và 127 ca thở oxy.
Trong khi số bệnh nhân đang tiếp tục tăng thì trang thiết bị và máy móc, vật tư y tế còn hạn chế, chưa đáp ứng được năng lực điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.
Qua buổi khảo sát, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết nhà khách Công đoàn là một địa điểm thuận lợi, lại gần Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An nên có thể tập trung nhà khách này thành bệnh viện chuyên hồi sức cấp cứu cho các bệnh nhân nặng, không phải lập bộ phận sàng lọc tại đây.
“Bộ Y tế sẽ hỗ trợ nhân lực, máy móc, phần nào địa phương tham gia thì sẽ nói ngay để địa phương làm ngay. Khoảng 5 ngày sẽ hoàn thành được trung tâm hồi sức cấp cứu này”, ông Long nói.
Nhà khách Công đoàn tỉnh Long An đang là một khu phức hợp khách sạn, nhà hàng, trung tâm hội nghị được khảo sát có thể đặt bệnh viện hồi sức cấp cứu 500 giường tại đây – Ảnh: SƠN LÂM
Ông Long đề nghị Long An phải tổ chức một trung tâm điều phối bệnh nhân, để có thể phân loại tốt các người mắc COVID-19.
“Chúng ta phải xác định có thể sẽ phải giãn cách dài hơi hơn, nên phải thực hiện các biện pháp giãn cách thật nghiêm hơn nữa. Khi bệnh nhân tăng nhiều thì trung tâm điều phối bệnh nhân phải hoạt động tốt để chúng ta không bị rối, bị cuốn vào số bệnh nhân gia tăng”, ông Long nói.
Theo ông Long, việc truy vết, đưa các trường hợp F0 ra khỏi cộng đồng hiện nay vẫn là việc cấp bách, cần tiếp tục tập trung thực hiện rà soát, truy vết.
Song song đó, nên phân loại bệnh nhân không có triệu chứng hoặc nhẹ để đưa vào cách ly tại các bệnh viện dã chiến lập tại các cơ sở trường học, cơ quan… Các cơ sở cách ly này có thể chỉ cần ít nhân sự bác sĩ, điều dưỡng và có thể khuyến khích thêm việc bệnh nhân tự chăm sóc cho nhau.
Còn bệnh nhân nặng hơn thì đưa vào các khu điều trị trong các cơ sở y tế, và lắp đặt hệ thống oxy tại trung tâm để phục vụ. Đây là tầng trung gian rất quan trọng, để có thể kịp thời phát hiện các bệnh nhân nguy kịch, hoặc các bệnh nhân đã được phục hồi.
Với các bệnh nhân có dấu hiệu phục hồi, có thể đưa ra lại các khu cách ly bệnh nhẹ, bệnh không triệu chứng và trong 7 ngày, nếu họ không còn khả năng lây nhiễm có thể cho về để giảm tải áp lực.
Các bệnh nhân nguy kịch hơn thì phải chuẩn bị kỹ, tập trung điều trị để giảm thiểu tử vong.
Những người về miền Tây tránh dịch bị 'kẹt lại' được bố trí ăn nghỉ tạm ở trường học
Hơn 21 giờ ngày 27.7, nhóm người lao động miền Tây trên đường về quê tránh dịch, vẫn còn kẹt trên QL1, đoạn tiếp giáp giữa TP.HCM và Long An.
Chốt chặn ngay địa phận vào tỉnh Long An đã có phương án cho bà con nghỉ tạm đêm nay. ẢNH: B.B
Như Báo Thanh Niên đã đưa tin, từ chiều nay (27.7), một nhóm lao động hơn 300 người ở Đồng Nai trên đường về quê Miền Tây đến chốt kiểm soát dịch Covid-19 tỉnh Long An trên QL.1 (đoạn giáp TP.HCM - Long An) phải dừng lại vì quy định phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh.
300 công nhân "vạ vật" ở cửa ngõ Long An trên đường về quê tránh dịch Covid-19
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, hơn 21 giờ cùng ngày, nhóm người này vẫn còn bị kẹt lại ở đây. Trong khi từ 18 giờ, toàn bộ quán xá, cơ sở kinh doanh phía TP.HCM và Long An đều đã đóng cửa, người dân không ra đường, nên nhóm người này không biết xoay xở thế nào.
Vợ chồng chị Lê Thị Xuân và con nhỏ, quê ở Sóc Trăng về quê từ tỉnh Đồng Nai đã bị kẹt lại tại chốt kiểm dịch H.Bến Lức, Long An. ẢNH: B.B
Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, Đại tá Lâm Minh Hồng, Giám đốc Công an tỉnh Long An, cho biết Công an tỉnh đã có liên hệ với hội đồng hương nhiều tỉnh miền Tây để nhờ họ lên phối hợp đưa những người bị kẹt lại ở Bến Lức qua tỉnh Long An để đảm bảo cho Long An trong phòng, chống Covid-19. Nhưng, đến giờ vẫn chưa có nơi nào "rục rịch".
Trả lời Thanh Niên, lãnh đạo PC08 TP.HCM cho biết sẵn sàng tạo điều kiện để nhóm người này quay trở lại Đồng Nai nhưng không thể dừng, hoặc ở lại TP.HCM vì TP đang thực hiện chỉ thị giãn cách.
Hầu hết trong nhóm người bị kẹt là dân lao động nghèo và họ đã chở hầu hết đồ đạc có gia trị của mình để về quê tránh dịch Covid-19.. ẢNH: B.B
Bản tin Covid-19 ngày 27.7: Cả nước thêm 7.913 ca; dịch bệnh đã ngấm rất rộng, rất sâu ở TP.HCM
Gần 22 giờ đêm, một giải pháp tạm thời được cơ quan chức năng tại chốt trực đưa ra khi thông báo những người dân bị kẹt lại sẽ được vào nghỉ qua đêm trong một ngôi trường học gần đó, xe sẽ được để tại trụ sở. Đồng thời, lực lượng trực chốt cũng phát nước uống và thức ăn nhanh cho bà con. Hiện lực lượng chốt trực cũng đang xin ý kiến lãnh đạo tỉnh để có hướng xử lý tiếp theo cho vụ việc.
Long An có thêm 352 người dương tính với nCoV Tại khu vực miền Tây, Long An là tỉnh ghi nhận nhiều bệnh nhân Covid-19. Ngoài ra, ngành y tế của địa phương cũng đã điều trị khỏi cho 161 trường hợp. Tối 22/7, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Long An ghi nhận thêm 352 ca dương tính SARS-CoV-2 được phát hiện trong ngày, nâng tổng số ca mắc Covid-19 của...