Lợn nội ế ẩm, Việt Nam vẫn nhập gần 7.800 tấn thịt lợn ngoại
Giá thịt lợn hơi trong nước giảm mạnh khiến nhiều hộ chăn nuôi lợn chịu lỗ. Tuy nhiên, theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến giữa tháng 3.2017, Việt Nam vẫn nhập gần 7.800 tấn thịt lợn các loại, tăng cả về lượng và giá so với cùng kỳ.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, từ ngày 1.1.2017 đến ngày 15.3.2017, cả nước nhập khẩu gần 7,8 nghin tấn thịt lợn các loại, trị giá hơn 9,4 triệu USD, tương ứng tăng 15,8% về lượng và 21,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.
Thịt các loại nhập khẩu về Việt Nam trong năm 2016 và từ ngày 01/01 đến ngày 15/3/2017 (Nguồn: TCHQ)
Trong đó, thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh nhập về gần 2,4 nghìn tấn, trị giá 4,5 triệu USD; phụ phẩm sau giết mổ của lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được nhập về nhiều nhất với 5,4 nghìn tấn, trị giá 4,8 triệu USD.
Ngoài ra, thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói; bột mịn và bột thô ăn được làm từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ gần 10 tấn, trị giá 115 nghìn USD.
Video đang HOT
Cũng theo thống kê của hải quan, năm 2016, lượng thịt lợn các loại được nhập khẩu về Việt Nam đạt 39,4 nghìn tấn, trị giá 44 triệu USD.
Trong đó, thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh là hơn 12 nghìn tấn, trị giá gần 19 triệu USD; phụ phẩm sau giết mổ của lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh là hơn 27 nghìn tấn, trị giá gần 25 triệu USD.
Bên cạnh đó, thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói; bột mịn và bột thô ăn được làm từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ là 81 tấn, trị giá 516 nghìn USD.
Số liệu từ Hải quan cũng cho thấy, tính từ đầu năm đến ngày 15/3/2017, cả nước nhập khẩu gần 41 nghìn tấn thịt các loại. Trong đó lớn nhất là thịt gà với 20,6 nghìn tấn, chiếm tỷ trọng hơn một nửa tổng lượng thịt các loại nhập khẩu về Việt Nam, trị giá gần 19 triệu USD, đứng thứ 2 là thịt trâu bò các loại với 11,8 nghìn tấn, chiếm tỷ trọng 29%, trị giá 35 triệu USD.
Từ đầu năm đến ngày 15/3/2017 thịt các loại nhập khẩu về Việt Nam có xuất xứ từ: thị Hoa Kỳ với 14,7 nghìn tấn, trị giá 20,5 triệu USD, trong đó lượng thịt gà là 12,3 nghìn tấn chiếm 83,7% lượng thịt nhập từ Hoa Kỳ, thịt trâu, bò là 2 nghìn tấn chiếm 16,6%.
Ấn Độ đứng thứ 2 với 7,1 nghìn tấn, trị giá 15,2 triệu USD, trong đó chủ yếu là thịt trâu bò. Tiếp theo là Úc với 2,2 nghìn tấn, trị giá 8,5 triệu USD, trong đó 1,7 nghìn tấn là thịt trâu bò.
Theo Hai Yên (Infonet)
Giật mình: Gà nhập khẩu giá trung bình chỉ 20.000 đồng/kg
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm 2017 đến hết ngày 15.3.2017, cả nước nhập khẩu 22,5 nghìn tấn thịt gà các loại, trị giá 19,8 triệu USD. Tính ra giá thịt gà nhập bình quân là 0,88 USD/kg (tương đương 20.000 đồng/kg).
San phâm ga nguyên con nhâp khâu tư My. Anh minh hoa
Trước đó, cả năm 2016 các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu 140.000 tấn thịt gà các loại (gà nguyên con, đùi gà, cánh gà, thịt gà khác), có trị giá 107,8 triệu USD với giá bình quân nhập khẩu trước thuế là 0,77 USD/kg.
Số liệu thống kê cũng cho thấy thịt gà các loại nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ (nguồn gốc) từ Hoa Kỳ, Brazil và Hàn Quốc. Lượng thịt nhập khẩu của 3 nước này chiếm 87% trị giá thịt gà nhập khẩu vào nước ta.
Cụ thể, trong năm 2016 các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ với trị giá 61,1 triệu USD, chiếm 56% tổng trị giá nhập khẩu thịt gà các loại vào Việt Nam. Ngoài ra, thịt gà các loại cũng được nhập nhiều với xuất xứ từ Brazil với trị giá 19,8 triệu USD (chiếm 18%) và Hàn Quốc với trị giá 14,4 triệu USD (chiếm 13%).
Bảng thống kê nhập khẩu thịt gà các loại theo xuất xứ từ năm 2016 đến ngày 15.3.2017
Nguôn: Tông cuc Hai quan
Tính từ đầu năm 2017 đến hết ngày 15.3.2017, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thịt gà các loại có xuất xứ Hoa Kỳ là 12,2 nghìn tấn với kim ngạch 10,1 triệu USD, trong đó mặt hàng đùi gà chiếm chủ yếu với 11,3 nghìn tấn, trị giá 9,2 triệu USD, có mức giá bình quân trước thuế là 0,8 USD/kg.
Theo Minh Anh (Tri thưc tre)
Công bố quyết định thanh tra Tổng cục Hải quan Thanh tra Chính phủ vừa công bố Quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong phòng, chống buôn lậu và mua sắm tài sản tại Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính); thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2014 đến ngày 30/9/2016. Thời gian thanh tra là 45 ngày làm việc. Thanh tra Chính phủ công bố quyết định...