Đề nghị Bộ Công Thương có kế hoạch lưu trữ than cho nhu cầu sau năm 2020
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có công văn phúc đáp về kế hoạch xuất khẩu than của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020, trong đó Bộ Công Thương xin ý kiến của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan được tăng xuất khẩu thêm 2 triệu tấn than/năm vào kế hoạch giai đoạn 2017 – 2020.
Theo văn bản do Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiếu trả lời, Bộ KH&ĐT thống nhất với đề xuất của Bộ Công Thương về kế hoạch số lượng và chủng loại than xuất khẩu giai đoạn 2017 – 2020 của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam ( TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc.
Tuy nhiên, Bộ KH&ĐT đề nghị Bộ Công Thương lưu ý tính toán việc xuất khẩu thêm 2 triệu tấn than cám, có hàm lượng lưu huỳnh cao, chất bốc thấp tại khu vực Vàng Danh – Uông Bí, bởi hiện nhu cầu thị trường trong nước đang sử dụng loại than này.
Đề nghị Bộ Công Thương có kế hoạch dự trữ than cho kế hoạch sử dụng sau năm 2020, khi Việt Nam dự kiến sẽ phải nhập khẩu số lượng lớn để phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện, tiêu hao nhiên liệu
Thứ trưởng Hiếu đề nghị: “Bộ Công Thương đánh giá lợi ích xuất khẩu so với tiêu thụ trong nước. Nếu trường hợp đánh giá cho thấy việc xuất khẩu mang lại lợi ích cao hơn, Bộ sẽ nhất trí cho phép TKV xuất khẩu 2 triệu tấn than trong năm 2017″.
Đặc biệt, Bộ KH&ĐT yêu cầu TKV và Tổng Công ty Đông Bắc cần tập trung vào chế biến những loại than mà trong nước đang có nhu cầu sử dụng, có yêu cầu cao thay vì chỉ tập trung khai thác, xuất khẩu. Về lâu dài, các đơn vị trọng điểm này cần phải có phương án khai thác hợp lý, phù hợp với đặc điểm phân bố trữ lượng, tài nguyên. Đặc biệt phải có kế hoạch lưu trữ cho nhu cầu sau năm 2020.
Theo thông tin, hiện ngoài việc khai thác than trong nước, các doanh nghiệp thuộc ngành than đều nhập than có lưu huỳnh cao, chất bốc cao để phối trộn với than trong nước có chất bốc thấp, bán lại cho các DN trong nước cần, trong đó có các nhà máy nhiệt điện, xi măng, hóa chất, sơ sợi và các lò công nghiệp…
Video đang HOT
Hiện nhu cầu loại nguyên liệu này khá cao, trong khi đó than nhập từ nước ngoài như Nga, Indonesia cũng đều là loại than hỗn hợp như này, hoặc than kém hơn nhưng giá rẻ hơn trong nước. Tuy nhiên, việc phối trộn các loại than để bán lại đem lại giá trị không cao bằng khai thác than xuất khẩu.
Trong thời gian qua, nhiều nhà máy nhiệt điện, doanh nghiệp trong nước thay vì chọn than trong nước đã trực tiếp nhập khẩu than từ nước ngoài. Đây là một nghịch lý, bởi trong khi than trong nước tồn kho lớn, nhiều loại than có hiệu năng tương tự thì sản xuất bị ngưng trệ do không có đầu mối tiêu thụ thì than nhập từ nước ngoài lại ùn ùn vào Việt Nam với số lượng cực lớn. Thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/10, than nhập khẩu về Việt Nam đã đạt hơn 11 triệu tấn, tăng gấp gần 4 lần so với kế hoạch và tăng hơn 20 lần so với lượng than nhập cả năm 2015.
Bối cảnh sản xuất, xuất khẩu chậm, than tiêu thụ trong nước khó khăn, mới đây Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết sẽ cắt giảm hơn 4.000 lao động trong ngành vì doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm…
Phát biểu tại buổi Tọa đàm “Nhập khẩu than và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia” do Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức hôm nay (24/10) ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc TKV cho biết: “Hiện toàn ngành than tồn kho 12 triệu tấn, trong đó các DN thuộc TKV là 11 triệu tấn. Tồn kho lớn, giá than trong nước cao ảnh hưởng đến sản xuất của ngành than, đặc biệt là việc làm của lao động toàn ngành”.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Đồng Nai gửi kiến nghị lên Thủ tướng xin cho Vedan được nhập than
UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan xem xét chấp thuận cho Vedan Việt Nam được nhập khẩu than trực tiếp để cung cấp cho sản xuất điện nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty và tạo việc làm ổn định cho công nhân tại Đồng Nai.
(Ảnh minh hoạ).
UBND tỉnh Đồng Nai vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương - Tài chính về kiến nghị nhập khẩu than của công ty TNHH Vedan Việt Nam. UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, qua xem xét, UBND tỉnh thấy rằng Vedan Việt Nam là doanh nghiệp lớn tại Đồng Nai và đã được Tổng cục Hải quan xét công nhận là doanh nghiệp ưu tiên.
Do đó, để tạo kiều kiện cho doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan xem xét chấp thuận cho Vedan Việt Nam được nhập khẩu than trực tiếp để cung cấp cho sản xuất điện nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty và tạo việc làm ổn định cho công nhân tại Đồng Nai.
Theo yêu cầu, các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu than trực tiếp để cung cấp cho sản xuất điện phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, Vedan cũng đã có công văn gửi lên Thủ tướng và các Bộ ngành xin nhập khẩu than để vận hành lò hơi đốt than phun 60 MW, công suất 307 tấn hơi/giờ, cung cấp điện năng và hơi nóng phụ vụ toàn bộ hoạt động của công ty trong sản xuất.
Vì công ty đã ký kết với đối tác, theo kế hoạch vào cuối tháng 10/2016, sẽ nhập khẩu 1 chuyến tàu than số lượng 31.500 tấn và sau đó còn có 6 chuyến tàu than đã ký kết hợp đồng cũng sẽ nhập khẩu để kịp chạy nhà máy điện phục vụ sản xuất.
Ông Yang Kun Hsiang, Tổng Giám đốc Vedan Việt Nam cho hay, để vận hành nhà máy điện ổn định, công ty này phải sử dụng công nghệ đốt than phun với công nghệ cao. Do đó, đòi hỏi chất lượng than phải đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của thiết bị, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến máy móc, thiết bị và hiệu suất sử dụng.
Trong quá trình đầu tư và sản xuất, hàng tháng công ty này đều nhập than từ nước ngoài để sử dụng, trung bình mỗi tháng, công ty này nhập khoảng 31.500 tấn. Hiện Vedan Việt Nam đã thông qua chi nhánh Vedan tại Đài Loan ký hợp đồng dài hạn với Mitsui Group (Nhật Bản) để mua than đến hết tháng 3/2017.
Tuy nhiên, cuối tháng 9/2016, Vedan đã làm việc với Chi cục Hải quan Long Thành, Đồng Nai và được hướng dẫn muốn nhập khẩu than trực tiếp phải được sự cho phép của Thủ tướng theo quy định. Đồng thời cần ký hợp đồng nguyên tắc với Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) hoặc Tổng Công ty Đông Bắc.
Trên thực tế ngày 26/8/2014 Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 346/TB-VPCP về kết luận về việc nhập khẩu than theo quy định phải qua hai đầu mối chính. Đây là điều này phù hợp với thông lệ quốc tế vừa bảo đảm các doanh nghiệp đầu mối tìm nguồn cung cấp ổn định, với chất lượng và giá cả phù hợp. Văn bản này có hiệu lực ngay từ thời điểm ban hành. Tuy nhiên, điều này không khả thi với nhiều doanh nghiệp cần nhập than.
Theo lý giải của Vedan, việc thay đổi trên là sự bất ngờ đối với công ty bởi từ năm 2015 công ty này mới bắt đầu sử dụng than để phát điện. Đại diện Vedan Việt Nam giải thích: "Công ty chúng tôi nghĩ rằng Thông báo trên chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước mà không ý thức được rằng doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng phải tuân thủ. Do mới biết đến Thông báo này và do thời gian quá cấp bách, chúng tôi chưa có thời gian tìm hiểu và làm việc với TKV và Công ty Đông Bắc vì liên quan đến nhiều yếu tố như chủng loại than, chất lượng, giá cả và vận chuyển.... do đó xin Thủ tướng xem xét cho nhập khẩu than trực tiếp, thực hiện hết hợp đồng đã ký với đối tác".
Vedan cho hay, nếu không được nhập khẩu trực tiếp, phải thông qua một trong hai công ty của Việt Nam, công ty sẽ gánh chịu nhiều thiệt hại. Ngoài ra, còn phải chịu tổn thất vì hủy bỏ hợp đồng, phạt hợp đồng đối với đối tác Nhật và bồi thường cho hãng vận chuyển...
Trước đó, một công ty khác là Công ty Formosa cũng gửi kiến nghị đến Tổng cục Hải quan đề nghị cho tự nhập khẩu than về sử dụng cho nhà máy nhiệt điện tại Khu Công nghiệp Nhơn Trạch 3 tại Đồng Nai. Lý do được Formosa đưa ra là than trong nước có chất bốc thấp, không phù hợp với thiết bị công nghệ nhà máy phát điện của Formosa tại Đồng Nai. Về quy định nhập qua hai đầu mối trên, Formosa khẳng định, họ đã có nhiều năm kinh nghiệm nhập khẩu, nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và giá cả phù hợp rồi, Formosa không cần thiết phải ký kết với hai doanh nghiệp nói trên.
Đại diện phía Bộ Công Thương thừa nhận, việc nhập khẩu than là tất yếu. Có đến 80% lượng than nhập về là để phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện. Số than ngoại này bù cho phần than trong nước không đáp ứng được, chứ không phải để thay thế than sản xuất trong nước.
Theo dự báo, năm 2017, Việt Nam sẽ phải nhập 4 triệu tấn than cho điện và tăng dần qua các năm. Đến năm 2030 dự kiến sẽ nhập 7 triệu tấn than.
Phương Dung
Theo Dantri
Bộ Công Thương "thúc" Hải quan cho Formosa được trực tiếp nhập than Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), đảm bảo nguồn than cho sản xuất điện của Nhà máy Nhiệt điện Formosa, Bộ Công Thương vừa có đề nghị Tổng cục Hải quan sớm hoàn thiện các thủ tục hải quan theo quy định để thông quan đối với mặt hàng than do Formosa nhập khẩu. Đơn đề nghị này vừa được...