Lợi và hại từ quả sung ai cũng cần biết
Sung chín chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho da, tóc và sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không lưu ý khi sử dụng, sung có thể gây ra những tác hại khôn lường.
Quả sung không chỉ dùng để ăn, mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột, chữa viêm ruột, lòi rom, sa trực tràng…
Một số tác dụng từ quả sung
Quả sung là loại quả giàu kali, ít natri. Sự mất cân bằng giữa natri và kali sẽ khiến huyết áp tăng cao nhanh chóng. Do đó, việc áp dụng chế độ ăn uống giàu trái cây và rau củ, trong đó có quả sung tươi sẽ giúp cho lượng kali tăng trở lại, ngừa cao huyết áp.
Không chỉ vậy, quả sung còn chứa nhiều chất béo omega-3 và omega-6, giúp huyết áp ổn định và ngừa được các bệnh tim mạch.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Sung dồi dào chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy, ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.
Quả sung giúp ngừa ung thư và tiểu đường.
Video đang HOT
Quả sung chứa nhiều kali, mangan và canxi, những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu.
Trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa, bạn có thể bổ sung canxi từ trái sung.
Ngừa ung thư và tiểu đường
Kết quả nghiên cứu từ Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết các dưỡng chất dồi dào chứa trong quả sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết.
Do đó, nên thêm quả sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày (có thể uống nước sắc từ lá sung) để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Một số tác dụng phụ của quả sung cần chú ý trước khi sử dụng
Xuất huyết
Sung chín có tính nóng, có thể gây xuất huyết. Ăn nhiều sung có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo. Ngoài ra, ăn sung còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.
Ăn sung giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường; tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại. Nếu đường huyết trong cơ thể thấp, nên tránh ăn sung.
Oxalate có rất nhiều trong sung, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Ăn nhiều sung có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách – bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu.
Theo Thúy Nga / VTCNews
Ăn đậu bắp ngừa tiểu đường
Theo một số nghiên cứu gần đây, đậu bắp có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường, cả tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.
Ăn đậu bắp tốt cho bệnh nhân tiểu đường. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tiểu đường nguy hiểm ra sao?
Bệnh tiểu đường cướp đi sinh mạng của 75.578 người Mỹ trong năm 2013, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho biết trong năm 2014, có 8,5% người lớn trên toàn thế giới bị bệnh tiểu đường tấn công và đến năm 2030, bệnh tiểu đường có thể được xếp vào hàng thứ 7 nguyên nhân gây ra cái chết.
Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là di truyền, bên cạnh đó lối sống cũng đóng một vai trò chủ chốt trong việc khiến nguy cơ này tăng lên, vì vậy các bác sĩ thường khuyên cáo chúng ta nên thay đổi chế độ ăn uống và thường xuyên tập thể dục để ổn định lượng đường trong máu.
Theo Medicalnewstoday, đậu bắp có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở một số người bị tiểu đường. Nghiên cứu về tác dụng của đậu bắp tuy vẫn còn trong giai đoạn đầu, nhưng các nhà khoa học cho biết kết quả đầy hứa hẹn.
Trong y học cổ truyền phương Đông, lá đậu bắp và trái đậu bắp được dùng làm thuốc giảm đau và điều trị rối loạn tiết niệu. Còn về việc giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường, đậu bắp đóng vai trò ra sao?
Tăng hấp thụ đường của cơ bắp
Nghiên cứu ảnh hưởng của đậu bắp trên chuột bị tiểu đường được công bố trên chuyên san Planta Medica năm 2005 cho biết, một chất có tên myricetin có mặt trong đậu bắp và một số loại thực phẩm khác, bao gồm rượu vang đỏ và trà có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu lấy myricetin từ đậu bắp, sau đó đưa vào chuột và phát hiện myricetin làm giảm lượng đường trong máu ở chuột.
Năm 2012 một nghiên cứu khác tiến hành trong phòng thí nghiệm trên một số động vật cũng đã tìm thấy mối liên kết giữa kết myricetin với tác dụng hạ thấp lượng đường trong máu. Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học cho rằng myricetin cũng có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tiểu đường.
Giảm lượng đường trong máu sau khi ăn
Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí Dược phẩm ISRN cho biết có sự liên kết giữa đậu bắp với việc giảm lượng đường trong máu sau khi ăn.
Các nhà nghiên cứu cho những con chuột ăn một lượng đường nhỏ cùng với đậu bắp tinh chế qua một cái ống, và sau đó phát hiện những con chuột tiêu thụ đậu bắp có xu hướng giảm được lượng đường trong máu sau khi ăn. Các tác giả của nghiên cứu cho rằng sở dĩ xảy ra hiện tượng này là do đậu bắp ngăn chặn sự hấp thu đường trong ruột.
Một nghiên cứu khác được tiến hành năm 2011 cũng tìm thấy mối liên hệ giữa việc ăn đậu bắp và với khả năng hạ thấp lượng đường trong máu. Các nhà nghiên cứu cho những con chuột mắc bệnh tiểu đường ăn bột chiết xuất từ vỏ và hạt đậu bắp liên tục trong 14 ngày và nhận thấy không có tác dụng phụ nào được liên kết với việc sử dụng liều cao của đậu bắp. Không chỉ vậy, những con chuột ăn đậu bắp đã giảm lượng đường trong máu sau khi ăn.
Đậu bắp không chứa chất béo bão hòa, cholesterol, lại giàu chất xơ, nhiều canxi, mangan, sắt, đồng, vitamin K và đặc biệt rất giàu các chất bảo vệ được gọi là chất chống oxy hóa, bao gồm cả myricetin. Nhiều bằng chứng khoa học cho biết, chất chống oxy hóa có thể làm giảm căng thẳng do oxy hóa - một quá trình phá hủy tế bào trong cơ thể. Stress oxy hóa đóng vai trò trong việc làm gia tăng bệnh tiểu đường, cũng như các bệnh như: Parkinson, Alzheimer, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, ung thư...
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Ngừa bệnh từ đậu bắp Đậu bắp giàu chất chống ô xy hóa cũng như vitamin C, giữ cho hệ miễn dịch hoạt động tốt, đồng thời giúp ngừa các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh và cúm. Ảnh: Thái Nguyên Một nghiên cứu của các nhà khoa học Brazil được đăng trên chuyên san Biology Letters cho thấy chất lectin có trong đậu bắp tiêu diệt tới...