Lợi và hại của quả dứa như thế nào?
Dứa là một loại trái cây chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe – và có một điều chắc chắn là bạn có thể ăn dứa mỗi ngày.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Tác dụng quả dứa
Quả dứa hay còn gọi là trái thơm, khóm… có nhiều loại khác nhau. Quả dứa thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại. Còn trái thật là các “mắt thơm”. Trong 100g quả dứa, phần ăn được cho 25kcal, 0,03mg caroten, 0,08mg vitamin B1, 0,02mg vitamin B2, 16mg vitamin C (thơm tây). Các chất khoáng là 16mg Ca, 11mg phospho, 0,3mg Fe, 0,07mg Cu, 0,4g protein, 0,2g lipid, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g nước, 0,4g xơ.
Trong quả dứa có chứa enzyme bromelin hay bromelain, có thể phân giải protein. Do vậy, quả dứa được sử dụng trong chế biến một số món ăn như: thịt bò xào, thịt vịt xào để giúp thịt nhanh mềm và tạo hương vị đặc trưng. Trong dân gian thường ướp các loại thịt dai, già với dứa hoặc xào cùng thịt, thịt sẽ được nhừ, ăn dễ tiêu.
Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme của quả dứa có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Có báo cáo trong 140 bệnh nhân mắc bệnh tim được điều trị bằng phương pháp này thì chỉ có 2% số người bị tử vong do lên cơn đau tim so với trước đó không dùng phương pháp này thì có tới 20% tử vong. Trong sách ở Việt Nam có hướng dẫn người bị cao huyết áp nên ăn thơm hàng ngày để lợi tiểu.
Mỗi ngày uống một cốc nước ép quả dứa hoặc ăn 1/2 quả thơm chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông (coumarin, warfarin…) vốn là những chất thường gây nhiều tác dụng phụ dẫn đến xuất huyết (do đó tránh dùng thơm cho những người có các bệnh xuất huyết).
Quả dứa làm liền sẹo, một số enzyme của quả dứa làm mau lành các vết thương ở da hay các vết phỏng như chuột bị phỏng, khi dùng chất chiết xuất từ quả dứa giúp tiến trình làm sạch một vết thương sau 4 giờ, lấy đi các vật lạ và mô chết để không còn trở ngại nào cho vết thương lành lại. Bromelin còn làm giảm hiện tượng phù nề, các vết bầm tím trên da và giảm đau nhức.
Phụ nữ lập gia đình muộn hoặc sau khi sinh con thứ hai, ba, có vấn đề bất thường về kinh nguyệt nên dùng quả dứa làm nước giải khát, bởi dứa giàu magiê, giúp giảm lượng máu xuất huyết nhiều, hạn chế mất máu, tụt huyết áp.
Ăn nhiều cũng không tốt
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều dứa mỗi ngày thì cũng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe
Thứ nhất: Đường huyết
Thông thường, chúng ta không cần phải lo lắng về chất đường có trong các loại trái cây. Tuy nhiên, lượng đường trong dứa khá cao và nếu bạn ăn nhiều thơm mỗi ngày có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Đường huyết cao mãn tính là nguy cơ chính gây ra bệnh tiểu đường. Một trái dứa chứa hơn 122g carbohydrate, vượt hơn 40% mức carbohydrate mà bạn nên tiêu thụ hàng ngày.
Thứ hai: Dị ứng
Trong quả dứa có chứa chất gây dị ứng khá phổ biến. Các triệu chứng nói chung nhẹ, nhưng có thể nghiêm trọng đối với những người cơ địa nhạy cảm. Thường những người này sẽ bị những triệu chứng như môi bị sưng, mềm và ngứa hoặc bị ngứa ran trong cổ họng. Một phản ứng nghiêm trọng hơn có thể khiến người đó nổi mề đay và nôn mửa.
Ngoại trừ những trường hợp nghiêm trọng nhất, các triệu chứng sẽ tự giảm trong vòng vài giờ. Tuy nhiên, việc ăn thơm mỗi ngày đối với những người bị dị ứng sẽ gây ra tình trạng căng thẳng cho cơ thể. Hoặc tình trạng viêm có thể dẫn đến một loạt các bệnh khác, chưa kể đến việc khiến cho bạn cảm thấy khó chịu một cách không cần thiết.
Thứ ba: Sâu răng
Dứa có tính axit cao. Nếu mỗi ngày ăn một quả dứa thì men răng của bạn sẽ bị mòn rất nhanh. Vấn đề sẽ trở nên tệ hơn nếu bạn đánh răng sau khi ăn, vì men răng của bạn sẽ bị axit làm mềm và dễ bị mòn hơn bởi chính chiếc bàn chải đánh răng.
Khi men răng không còn nữa, răng của bạn sẽ trở nên yếu hơn nhiều. Bạn sẽ cảm thấy cực kỳ nhạy cảm với nóng và lạnh, cũng như thực phẩm có tính axit và cay. Tuy nhiên ăn ít dứa thì sẽ giúp loại bỏ vết bẩn trên bề mặt răng và mang lại cho bạn nụ cười rạng rỡ hơn. Tốt nhất là nên uống một ít nước sau khi ăn dứa để làm sạch răng miệng.
Theo infonet
Loại rau quả giàu vitamin C dễ tìm
Cách thức tuyệt vời nhất để hấp thụ đủ lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày chính là bổ sung các loại rau quả, ngũ cốc dạng hạt và cám giàu vitamin C vào trong bữa ăn của bạn. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm sẽ giúp bạn có được lượng vitamin C cần thiết.
Vitamin C cũng được biết là một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương từ gốc tự do - Ảnh: Internet
Quả ổi
Đứng số một trong danh sách giàu vitamin C chính là quả ổi. Đây là trái cây chứa lượng vitamin C gấp 4 lần so với quả cam. Ổi cũng giàu lượng vitamin A, axít folic và các chất khoáng: kali, đồng, mangan. Ổi cũng là thức ăn tốt vì chứa nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa, ít cholesterol và muối natri. Lượng vitamin C trong quả ổi khoảng 200mg cho 100g ổi. Muốn tốt cho hệ miễn dịch thì phải ăn nhiều ổi nhé.
Dứa
Một cốc dứa cắt nhỏ có thể cung cấp cho cơ thể 131 lượng vitamin C cần thiết. Bên cạnh việc giàu vitamin C, dứa cũng có khả năng thúc đẩy phát triển xương, tăng cường sức khỏe tim mạch và làm giảm viêm khớp. Loại trái cây nhiệt đới này sẽ trwor nên ngon miệng hơn khi bạn thêm chúng vào các món salad. Bạn cũng có thể trộn dứa với thịt gà, tôm.
Ớt Đà Lạt
Ớt Đà Lạt, đặc biệt là loại màu đỏ, là quả giàu chất vitamin C và lượng cao chất chống oxy hóa. Đối với loại ớt màu đỏ thì lượng vitamin C khoảng 140mg cho mỗi 100g, loại ớt màu xanh thì khoảng 80mg vitamin C cho mỗi 100g. Khi nấu lượng vitamin C sẽ giảm thấp hơn. Đây là loại thực phẩm có lượng calo thấp và nguồn cung cấp dồi dào vitamin B6, sắt và kali.
Bông cải xanh
Bông cải chứa lượng vitamin C khoảng 89mg cho 100g bông cải, ngoài ra bông cải xanh cũng giàu beta-carotene, carotenoid, vitamin B (gồm cả folate), canxi, kẽm và chất xơ. Bông cải xanh nên được luộc hoặc hấp để giữ lại lượng vitamin, nếu không thì có thể làm mất đi các thành phần hiệu quả cho sức khỏe.
Quả dâu tây
Quả dâu tây chứa lượng vitamin C khiêm tốn vào khoảng 80mg cho 100g quả dâu tây. Bạn có biết tại sao quả dâu tây là một loại trái cây duy nhất mang các hạt ở bên ngoài? Chắc mọi người đồng thuận lý do này: dâu tây không phải là một loại quả mọng thật sự bởi trái cây quả mọng sẽ mang hạt ở bên trong. Quả dâu tây nên được ăn sống thì giá trị chất chống oxy cao nhất cùng với lượng vitamin C giữ lâu dài.
Đu đủ
Quả đu đủ chứa lượng vitamin C khoảng 62mg cho 100g. Nó cũng là một loại trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa như carotene và flavonoid, vitamin A và folat. Đu đủ được cho là giảm nguy cơ ung thư đại tràng và ung thư cổ tử cung. Trái cây vùng nhiệt đới này cũng chứa men papain, một loại men rất tốt cho đường tiêu hóa và hỗ trợ cho hệ thống men khác hấp thu tối đa thực phẩm ăn vào cơ thể.
Quả cam
Quả cam cùng với các loại quả nhóm cam quýt khác được biết là nguồn cung cấp dồi giàu vitamin C, đây được gọi là "trái cây mùa đông" vì nó là vũ khí lợi hại chống lại cảm cúm mùa lạnh. Vitamin C trong cam vào khoảng 50mg cho 100g, được biết là giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, qua đó làm giảm nguy cơ ung thư. Trái cây họ cam quýt cũng cải thiện tuần hoàn máu, giảm thấp lượng cholesterol. Cũng nên nhớ là hiệu quả tốt hơn khi ăn trái cây so với chỉ uống nước ép.
Ớt bột
Ớt được thường được sử dụng để thêm một chút hương vị cho các loại thực phẩm nhạt như gạo, đậu lăng và đậu. Một thìa ớt bột có thể cung cấp cho cơ thể tới 3,82 mg tương đương với 6% lượng vitamin C cần thiết với một người bình thường. Ớt bột ngoài ra cũng là một nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa và khoáng chất tuyệt vời.
Hà Anh
Theo mothtegioi
Thèm uống nước dừa bao nhiêu, bạn cũng tuyệt đối không được uống vào buổi tối Mùa hè đến, nước dừa ngon ngọt, có nguồn gốc tự nhiên rất được mọi người ưa thích. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh uống nước dừa vào buổi tối bởi nó gây nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Uống nước dừa vào buổi tối nguy hại đến tính mạng Buổi tối là thời điểm cơ thể bạn cần được thư...