Lỗi thường gặp khi vệ sinh vùng kín
Rất nhiều chị em “mắc lỗi” khi vệ sinh vùng kín. Các bác sĩ khuyến cáo, chị em nên kiểm tra phụ khoa định kỳ đồng thời phải hiểu đúng kiến thức trong việc vệ sinh vùng nhạy cảm này. Dưới đây là những lỗi thường gặp.
Thường xuyên dùng băng vệ sinh hàng ngày
Đây là một thói quen “giữ vệ sinh” không tốt. Băng vệ sinh có thời hạn sử dụng, bất kỳ loại băng vệ sinh nào quá hạn sử dụng đều không “vệ sinh”, bởi vì nó có thể biến chất tuỳ theo môi trường “dự trữ” không tốt, đặc biệt là “tích trữ” trong môi trường tối, ẩm ướt.
Kể cả được đóng gói kín thì vi khuẩn cũng có thể bằng cách nào đó xâm nhập vào được. Kết quả sau khi dùng, có người da mẩn đỏ, ngứa xung quanh vùng kín.
Vì vậy, không nên thường xuyên dùng băng vệ sinh hàng ngày, kể cả bạn xem trên ti vi quảng cáo là “thông khí, thoáng mát” nhưng cũng chưa đạt được đến độ “thông khí” như cơ thể mong muốn.
Nếu bạn dùng lâu không những sẽ sinh ra “mùi lạ”, mà còn dễ phá hỏng môi trường acid có tác dụng bảo vệ tự nhiên của cơ quan sinh dục.
Thay vì dùng băng vệ sinh hàng ngày, bạn nên thường xuyên thay quần lót.
Quần lót sau khi giặt nên phơi ở ngoài ánh nắng mặt trời, nếu trời mưa liên miên thì có thể giặt quần lót qua nước nóng và dùng máy sấy tóc sấy khô trong vòng 3-4 phút là được.
Bạn không nên mua băng vệ sinh rẻ tiền, nên chọn những thương hiệu có tiếng trên thị trường.
Khi nào cần dùng mới mua, không nên mua nhiều về tích trữ vì như thế dễ bị quá “đát”.
Nếu không dùng hết thì nên để băng vệ sinh ở trong ngăn đá tủ lạnh vì ở trong môi trường như thế thì mới ngăn chặn được vi khuẩn có hại.
Thường xuyên rửa bằng nước vệ sinh
Video đang HOT
Đây là một lỗi sai rất thường gặp của chị em. Đa số chị em thường nghĩ rằng dùng nước bảo vệ thì vùng kín sẽ càng sạch sẽ. Nhưng nếu làm như vậy, “chỗ ấy” sẽ bị ngứa.
Thông thường trong âm đạo của phụ nữ sinh tồn một loại khuẩn cầu, vi khuẩn đó chiếm khoảng 90%, có tác dụng chủ yếu là bảo vệ âm đạo.
Nó giống như những chiến binh bảo vệ, giữ độ Ph trong âm đạo duy trì trong môi trường acid, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.
Việc sử dụng nước thường xuyên sẽ giết chết vi khuẩn có lợi này và còn giúp ích cho vi khuẩn có hại phát triển, từ đó dễ mắc bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn.
Bác sĩ khuyến cáo, chỉ nên dùng nước sạch để rửa, vì nước sạch có thể rửa sạch bụi bẩn nhưng không thể giết chết vi khuẩn.
Khi sức đề kháng trong cơ thể yếu đi thì vi khuẩn có hại sẽ nhân cơ hội đó thâm nhập vào.
Vì vậy, chị em nên căn cứ vào tình hình thực tế của bản thân và dưới sự hướng dẫn của bác sỹ phụ khoa chọn cho mình một loại nước rửa bảo vệ thích hợp, nhưng không nên sử dụng hàng ngày.
Chỉ nên sử dụng 2 tuần một lần hoặc khi sức đề kháng thấp hoặc khi “đèn đỏ” sử dụng là thích hợp nhất.
Không được liên tục thay đổi hay sử dụng nhiều loại nước bảo vệ khác nhau.
Tá hỏa khi vùng kín mọc mụn
Nhiều người tá hỏa khi chỗ ấy mọc mụn và lo đó là bệnh về giới tính. Nhưng chuyện mọc mụn là một việc rất bình thường, bởi vì vùng kín đó bị che khuất bởi lớp lông dày rậm, thêm vào đó là thời tiết khô hanh hoặc bài trừ độc tố trong cơ thể không lưu thông nên dễ gây ra viêm đỏ.
Những chị em có da dầu càng dễ gặp trường hợp này.
Ngoài ra, rất nhiều chị em cơ địa không thích hợp ăn các loại thực phẩm tanh, cay. Nếu họ ăn vào sẽ dễ gây ra rối loạn khi bài trừ chất độc, vì vậy, vào thời tiết hanh khô như mùa thu đông thì nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
Khi xuất hiện nốt sưng đỏ, viêm thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Hãy dùng rượu i-ốt rửa vào buổi sáng và tối hàng ngày, có thể ngăn chặn chứng viêm không lan rộng.
Lưu ý: Hiện tại quần chíp bán trên thị trường chủ yếu làm từ nguyên liệu sợi hoá học, thêm vào đó khi mặc loại quần này thì diện tích tiếp xúc với “chỗ ấy” rất bé, nên dễ gây ra cọ xát, tổn thương, từ đó gây ra viêm nhiễm niệu đạo, dẫn đến thường xuyên đi tiểu. Dây ở phía sau mông sẽ ảnh hưởng đến lưu thông máu, từ đó hình thành nên mụn hoặc lở loét. Bạn nên mặc quần chíp bằng chất lụa hoặc chất bông, như thế mới có thể bảo đảm thông gió, thông khí. Quần chíp bằng chất liệu thiên nhiên cũng có những loại rất “gợi cảm”. Hạn chế mặc quần co giãn và quần Jeans bó chặt, đặc biệt là nếu mặc quần chíp dây kết hợp với quần jeans bó chặt thì sẽ tạo ra kẻ thù cho “chỗ ấy”.
Dương Hằng
Theo bbs/24h
Vệ sinh "vùng kín" để giảm đau đáy chậu
Để loại bỏ những cảm giác không mấy dễ chịu ở vùng đáy chậu sau khi sinh, cũng như phòng ngừa nguy cơ bị viêm, nhiễm, các chị em hãy thực hiện theo những lời khuyên của chuyên gia dưới đây.
Hầu hết các chị em phụ nữ sau khi sinh đều phải chịu đựng cảm giác đau đớn, khó chịu ở vùng đáy chậu ( đáy chậu là một nhóm cơ dây chằng nối từ xương cụt tới trước xương mu. Từ bên ngoài, bạn có thể xác định đáy chậu là khu vực nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục). Tuy nhiên, mức độ đau đớn cũng như các kiểu đau đối với mỗi chị em lại rất khác nhau.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ cần trọng lượng của trẻ sơ sinh là khoảng từ 2,7kg trở lên, sau khi được sinh ra qua âm đạo sẽ gây nên sự co giãn và những tổn thương cho vùng đáy chậu của người mẹ .
Các chuyên gia khuyên bạn nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để tạo điều kiện cho những tổn thương ở vùng đáy chậu nhanh chóng lành lại bằng những cách sau:
- Không nên chạm vào những khu vực bị tổn thương.
- Nên nhớ hãy thay băng vệ sinh đều đặn 4 tiếng/ lần, bởi nếu để quá 4 tiếng các loại vi khuẩn sẽ rất dễ sinh sôi nảy nở, khiến cho bạn có nguy cơ cao bị viêm nhiễm hay mắc các bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục. Thêm vào đó, đừng quên rửa tay sạch sẽ với xà bông trước và sau khi thay băng vệ sinh.
- Nên rửa sau đó ngâm vùng đáy chậu của bạn vào trong một chậu nước ấm trong vòng từ 10 - 15 phút, sau đó hãy dùng khăn khô sạch lau khô mỗi khi đi cầu. Hãy nhớ là luôn giữ cho vùng này luôn được khô ráo. Một điều nữa bạn cũng không được phép quên, đó là không nên dùng giấy vệ sinh lau ngược từ đằng sau ra đằng trước, điều này sẽ khiến cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo.
- Sau khi sinh bạn cũng có thể áp dụng các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng dành cho vùng đáy xương chậu. Điều này có hữu ích giúp cho máu ở khu vực này dễ dàng lưu thông, nhanh chóng phục hồi những tổn thương. Khi bắt đầu tập, trong vài ngày hoặc vài tuần đầu bạn không thể cảm nhận được các cơ ở đáy chậu. Điều này rất bình thường và cũng không có nghĩa là các cơ không hoạt động. Nên tập trong tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng. Có một số người thấy tập trong bồn tắm dễ dàng hơn rất nhiều.
Bài tập cho đáy chậu như sau: Cố gắng thắt chặt các cơ ở âm đạo lại như khi bạn nhịn tiểu trong một vài giây, sau đó tăng dần lên 4-5 giây và cuối cùng là 10 giây. Bạn có thể tập lại nhiều lần.
- Không nên dùng đá để chườm trực tiếp vào vùng đáy chậu với hy vọng nó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Trái lại, nó sẽ càng khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Để làm giảm cảm giác đau đớn và sưng bạn có thể dùng một cục đá bọc vào trong một chiếc khăn hay một túi chườm đựng đá để chườm vào đó.
- Nhiều chị em cho rằng, thêm muối vào trong nước ấm để vệ sinh âm đạo một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hiện chưa có bất cứ bằng chứng nào, chứng tỏ nó có thể giúp ích cho bạn mà thậm chí còn khiến cho da dễ bị khô và mẩn ngứa.
- Ngoài ra bạn cũng không nên ngâm mình trong bồn tắm quá lâu sẽ khiến cho các mô tế bào lâu được tái tạo và phục hồi sau tổn thương nhanh.
- Cũng không nên ngồi hay đứng trong một thời gian dài.
- Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc paracetamol một vài ngày sau khi sinh.
- Nên giành thời gian thư giãn và nghỉ ngơi trong giai đoạn này để giúp tổn thương mau lành lại, khi nằm nên nằm ngửa hay nằm quay sang một bên, tránh nằm sấp, và tuyệt đối không nên ngồi quá nhiều.
Thông thường, chỉ sau 6 tuần hầu như những cảm giác đau đớn, khó chịu vùng đáy xương chậu không còn xuất hiện nữa.
Tuy nhiên, hãy đến bệnh viện để thăm khám nếu cảm giác đau đớn không có dấu hiệu thuyên giảm hay nếu bạn có hiện tương bị sốt. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc giảm đau, kem thoa hay thuốc dưới dạng xịt với mục đích giảm đau.
Lưu ý sốt có thể là biểu hiện rõ ràng nhất cho thấy bạn đang có dấu hiệu bị viêm nhiễm, khi có biểu hiện này, đừng chần chừ mà hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
Minh Hoài
Vệ sinh vùng kín trước khi làm "chuyện ấy" liệu đã đủ? Việc vệ sinh trước khi tiến hành "chuyện ấy" sẽ giúp cả hai người tránh được các bệnh tình dục, đồng thời tiếp thêm cảm xúc cho cuộc chiến trở nên thăng hoa. Nhiều người vẫn chủ quan cho rằng chỉ cần vệ sinh vùng kín trước khi tiến hành "chuyện ấy" là đủ. Tuy nhiên trên thực tế bạn cần nhiều hơn...