Lời thứ trưởng: Nông dân còng lưng lỗ tiền tỷ, DN đừng vội tăng giá
Giá lợn lao dốc và chưa có dấu hiệu phục hồi, giá thành sản xuất tăng cao khiến nông dân còng lưng gánh lỗ tiền tỷ.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kêu gọi doanh nghiệp đừng vội tăng giá thức ăn, chia sẻ gánh nặng với người chăn nuôi.
Báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho thấy, đàn lợn của nước ta đạt 28,1 triệu con vào cuối năm 2021, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 4,18 triệu tấn. Tức, đàn lợn đã phục hồi hoàn toàn so với năm 2018 – thời điểm trước khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện.
Cả nước có 20.843 cơ sở chăn nuôi lợn từ 10 con trở lên, với tổng đầu con 11,7 triệu con chiếm 41,6% tổng đàn lợn cả nước. Song, người chăn nuôi lợn vẫn chưa thể thoát khỏi khủng hoảng, bởi giá lợn hơi bấp bênh và có xu hướng giảm dần.
Cụ thể, từ tháng 1-8/2021, giá lợn hơi xuất chuồng giảm 30-35%, duy trì ở mức thấp 43.000-49.000 đồng/kg. Đến tháng 11/2021, tăng nhẹ lên trên 50.000 đồng/kg và tháng 12/2021, giá dao động quanh mức 54.000-57.000 đồng/kg, duy trì đến trung tuần tháng 2/2022.
Sang đầu tháng 3/2022, giá thịt lợn hơi giảm còn 50.000-53.000 đồng/kg..
Giá lợn vẫn tiếp tục xu hướng giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi (ảnh: TL)
Trái ngược với giá lợn xuất chuồng, giá chi phí đầu vào của lại tăng kỷ lục. Theo Cục Chăn nuôi, chi phí thức ăn chăn nuôi (TĂCN) chiếm 65-70% giá thành sản xuất lợn hơi. Từ năm 2021 đến nay, giá nguyên liệu TĂCN liên tục tăng, đẩy giá TĂCN thành phẩm tăng thêm 18-22%
Thế nên, dù giá lợn giống đã hạ xuống khá hợp lý, từ 2,6 triệu giảm còn 1,2 triệu đồng/con nhưng việc tăng chi phí TĂCN khiến lợi nhuận người chăn nuôi lợn giảm mạnh, có những hộ và trang trại chăn nuôi thua lỗ.
Thực tế, nhiều hộ chăn nuôi lợn đang còng lưng gánh lỗ tiền tỷ, bởi giá đầu vào tăng cao, trong khi giá đầu ra lại giảm mạnh.
Ông Nguyễn Công Bắc – chủ trang trại nuôi lợn ở Sơn La – cho hay, cuối tháng 2 DN đã điều chỉnh tăng giá TĂCN lên thêm 300 đồng/kg, đến trung tuần tháng 3 lại tăng tiếp 300-400 đồng/kg.
Video đang HOT
“Tôi nuôi lợn đã 20 năm, chưa bao giờ thấy giá TĂCN cao như hiện nay”, ông chia sẻ. Là chủ trang trại lợn quy mô 1.400 lợn nái, 9.000 lợn thịt thương phẩm, con giống tự sản xuất được song những ngày này, khi xuất bán lợn ông phải chịu lỗ nặng.
Ông Bắc tính toán, đợt tăng giá TĂCN này tiếp tục đẩy giá thành lợn hơi tăng thêm 2.000-3.000 đồng/kg, lên 57.000-58.000 đồng (đối với hộ chăn nuôi phải mua con giống).
Nhưng lợn hơi xuất chuồng không những ế ẩm mà giá còn giảm mạnh, xuống còn 50.000-53.000 đồng/kg. Tính ra, xuất bán một con lợn hơi, người chăn nuôi lỗ trên dưới 1 triệu đồng.
Trang trại của ông Bắc giữ đàn tốt, vậy mà lãi thu về cũng không thể bù nổi khoản lỗ của những năm trước đó. Năm 2021, đợt giá lợn chạm đáy, ông xuất bán lợn hơi lỗ gần chục tỷ đồng. Còn hiện tại, ông lỗ hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
“Giá cám vẫn có xu hướng tăng, tôi thì gồng lỗ mãi cũng thấy kiệt sức”, ông nói. Ông Bắc dự tính trong trường hợp xấu không thể cầm cự được đành phải giảm đàn nái đi.
Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao kỷ lục khiến người chăn nuôi lợn chịu cảnh thua lỗ (ảnh: IT)
Tại Hội nghị bàn về giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững và tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh TĂCN sáng 18/3, đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Long An thừa nhận, giá thức ăn chăn nuôi tăng quá cao, còn giá lợn hơi đang có xu hướng giảm, khó tiêu thụ khiến người chăn nuôi đang phải chịu lỗ vài trăm nghìn đồng mỗi con.
Trước đà tăng mạnh của giá nguyên liệu TĂCN nhập khẩu và dự báo thời gian tới, giá ngô và một số nguyên liệu thức ăn công nghiệp chính tiếp tục tăng do hạn chế nguồn cung, đại diện Viện Chăn nuôi cho rằng có thể tìm nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước có giá rẻ để thay thế.
Theo vị đại diện của Viện, ở nước ta có nguồn sắn lên tới 10 triệu tấn, cám dừa dồi dào, sản lượng lúa khoảng trên 43 triệu tấn cũng cho ra phụ phẩm cảm gạo có thể dùng phối trộn thức ăn chăn nuôi, từ đó hạ giá thành sản xuất.
Đơn vị này đã công bố rất nhiều công thức phối trộn TĂCN cho các loại lợn, cho các giai đoạn phát triển của lợn mà người chăn nuôi tìm kiếm nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để làm.
“Có những mô hình đã thực hiện và kéo giá thành xuống thấp hơn khi sử dụng TĂCN sản xuất công nghiệp rất nhiều”. Vị đại diện này nói và dẫn chứng, mô hình chăn nuôi lợn ngoại của bà Nguyễn Thị Mỹ Phượng ở Mỹ Tho (Tiền Giang) áp dụng phối trộn thức ăn từ nguyên liệu trong nước như: cám gạo, cám dừa, bột cỏ, bột bắp, bột cá,… đã kéo giá thành chăn nuôi lợn hơi giảm được 3.000-5.000 đồng/kg.
Theo tính toán của Viện chăn nuôi, nếu áp dụng phối trộn thức ăn từ nguồn nguyên liệu bản địa, nuôi một con lợn đạt trọng lượng 93kg, chi phí sẽ giảm được 170.000 đồng.
Các chuyên gia khác cũng cho rằng, cần tính toán phát triển vùng trồng nguyên liệu làm TĂCN trong nước để về lâu dài giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Từ đó, giá thành sản phẩm làm ra cũng sẽ có tính cạnh tranh hơn so với thịt nhập khẩu.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến thừa nhận, giá nguyên liệu sản xuất TĂCN trên thế giới tăng rất cao. Song, các DN luôn có sẵn nguồn hàng nhập khẩu từ trước đó. Thế nên, ông kêu gọi DN đừng vội tăng giá TĂCN, phải chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi.
Theo ông, ngành này là một hệ sinh thái, nếu DN cứ tăng giá, nông dân bán lợn chịu lỗ sẽ hạn chế nuôi. Khi ấy, sản xuất của DN cũng bị ảnh hưởng, chăn nuôi lợn khó duy trì đà tăng trưởng.
Cơ cấu lại chuỗi chăn nuôi để giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh
Tại hội nghị "Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn và tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 18/3, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, trước việc phải nhập khẩu rất lớn lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn đang được xây dựng sẽ hướng đến giải quyết vấn đề thức ăn chăn nuôi theo từng vùng, miền gắn với các cơ sở chăn nuôi.
Như vậy, chuỗi sản xuất từ giống, thức ăn chăn nuôi, vùng nuôi và logistics với nhà máy chế biến thực phẩm cần được cơ cấu lại.
Trang trại chăn nuôi lợn xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, các địa phương khi cho phép xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cần tính đến việc phù hợp với vùng chăn nuôi, chế biến thực phẩm... để giảm áp lực về logistics. Đây cũng là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi.
Bên cạnh việc cần tận dụng nguyên liệu địa phương, cần chuyển một số diện đất trồng trọt không hiệu quả sang trồng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Thời gian tới, Tập đoàn De Heus sẽ phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên để thành lập các hợp tác xã sản xuất sắn, ngô để giảm áp lực phải nhập khẩu.
"Các doanh nghiệp cố gắng không tăng giá thức ăn chăn nuôi để xây dựng hệ sinh thái chăn nuôi tạo nên sức mạnh cho ngành. Mong các doanh nghiệp đã nhập khẩu nguyên liệu từ sớm thì chưa vội tăng giá trong thời điểm này để hỗ trợ phần nào người chăn nuôi cũng như hỗ trợ ngành chăn nuôi phát triển", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng nêu vấn đề, khi Luật Đất đai được sửa đổi, các đơn vị của Bộ cùng địa phương cần có ý kiến về quy hoạch đất đai cho phát triển chăn nuôi. Các ngân hàng cần tăng dư nợ cho vay với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong chăn nuôi để nhanh chóng phục hồi sản xuất, bởi chu kỳ chăn nuôi khá dài.
Việc tăng giá kỷ lục giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của thị trường quốc tế do tăng giá năng lượng, căng thẳng giữa Nga - Ukraine... đã gây khó khăn và thách thức lớn cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm từ 65-70% giá thành sản xuất trong chăn nuôi.
Với giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao từ năm 2021 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm đã tăng từ 18-22%. Mặc dù giá lợn giống đã hạ khá hợp lý từ 2,6 triệu đồng xuống 1,2 triệu/con nhưng việc tăng chi phí thức ăn chăn nuôi đã làm cho lợi nhuận người chăn nuôi lợn giảm mạnh, thậm chí có những hộ và trang trại chăn nuôi bị thua lỗ.
Từ đầu năm đến cuối tháng 02/2022, giá lợn thịt hơi xuất chuồng có xu hướng giảm xuống còn từ 53.000-56.000 đồng/kg, sang đầu tháng 3/2022 giá giảm còn 50.000-53.000 đồng/kg.
Theo Cục Chăn nuôi, so với cùng kỳ giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tháng 3/2022 đều tăng; trong đó tăng mạnh nhất là nhóm ngũ cốc như: ngô hạt tăng trên 29,3%, khô dầu đậu tương tăng trên 33%, bã ngô (DDGS) tăng trên 23%), lúa mì 9 tăng 49,5%. Dự kiến giá nguyên liệu vẫn duy trì và tăng đến hết năm 2022 bởi giá chào hàng nguyên liệu nhập khẩu về
Việt Nam giao hàng sau tháng 8 vẫn ở mức cao.
Năm 2021, cả nước cần trên 33 triệu tấn; trong đó trong nước cung cấp được khoảng 13 triệu tấn, chiếm khoảng 40%, số còn lại từ nguồn nhập khẩu (bao gồm cả nguyên liệu dùng cho thủy sản).
Trong tổng nhu cầu các nguyên liệu thức ăn tinh, nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng như: ngô, lúa mì, cám, tấm, sắn... chiếm tỷ trọng trên 65%, tương đương 21 triệu tấn; nhóm nguyên liệu cung cấp đạm như: khô dầu các loại, bã ngô (DDGS), đạm động vật... chiếm trên 27% tương đương 8,5 triệu tấn.
Tuy nhiên, Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nguyên liệu ngũ cốc dùng trong chăn nuôi. Diện tích sản xuất ngô, đậu tương thấp; sắn chủ yếu để sản xuất tinh bột sắn cho xuất khẩu.
Các nguyên liệu có nguồn gốc động vật có thể sử dụng để sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chủ yếu là các loại phụ phẩm chế biến thủy sản và phụ phẩm giết mổ gia súc, gia cầm cũng đang được tận dụng. Một số phụ phẩm như bã bia, bã dứa, vỏ điều, vỏ cà phê,... đã được tận dụng chế biến làm thức ăn chăn nuôi nhưng chưa hiệu quả vì số lượng còn ít, công nghệ còn lạc hậu.
Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cần chuyển đổi một phần diện tích đất trồng trọt hiệu quả thấp sang trồng cây thức ăn chăn nuôi như ngô, sắn... Việc tổ chức sản xuất trồng ngô, sắn theo hình thức hợp tác xã, trong đó doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi thu mua ngô, sắn của nông dân với giá ổn định.
Đồng thời, phát triển sản xuất protein từ côn trùng như ruồi lính đen... để thay thế một phần nguyên liệu giàu đạm nhập khẩu. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất các nguyên liệu trong nước như chế phẩm probiotic, enzym, thảo dược, các loại khoáng đa lượng, khoáng vi lượng...
Ông Tống Xuân Chinh cũng cho rằng, các địa phương cần từng bước điều chỉnh cơ cấu vật nuôi theo hướng tăng chăn nuôi gia súc ăn cỏ, giảm chăn nuôi lợn, gia cầm để tận dụng các loại phụ phẩm trồng trọt, ngô sinh khối, cỏ, giảm tiêu thụ ngô, khô dầu các loại. Tăng diện tích đất trồng thâm canh các loại cỏ, ngô sinh khối làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ. Hay việc ứng dụng công nghệ, xây dựng công thức khẩu phần thức ăn có nguyên liệu trong nước để giảm giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
Ảnh hưởng chiến sự Nga - Ukraine: Nông dân Mỹ phải trả tiền gấp đôi chỉ để mua ngô cho bò ăn Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine có thể buộc một số nông dân ở vùng Trung Tây của nước Mỹ phải trả gấp đôi tiền thức ăn chăn nuôi, gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các trang trại. Người nông dân cho gia súc ăn tại một trang trại ở Hinton, Iowa, vào ngày 3 tháng 5...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt tạm giam Tuấn 'ngáo' tội giết người

Nữ Chi cục trưởng Thi hành án bị cách hết tất cả chức vụ trong Đảng

Quảng Nam: Xót xa 2 mẹ con tử vong dưới kênh chính Phú Ninh

Sập nhà xưởng ở Bình Dương, 3 người tử vong

Giá vàng hôm nay, 17/4: Tăng dữ dội, cán mốc 120 triệu đồng/lượng

Kiểm tra xe tải dừng bất thường trên đường Vành đai 3, 'lộ' tài xế dùng ma túy

Hải "lé" điều hành đường dây cho vay lãi nặng như thế nào?

Quy định về nhiệm vụ của CSGT khi thực hiện tuần tra, kiểm soát

Giá vàng lên sát 116 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay

Công an phường giúp người dân nhận lại 410 triệu đồng chuyển nhầm

Truy tìm người nước ngoài rời khỏi hiện trường vụ TNGT sau khi tự té ngã

Hãng hàng không bán cả sớ khấn đồ lễ 6,4 triệu đồng cho khách ra Côn Đảo
Có thể bạn quan tâm

Kết quả phiên tòa chấn động của nữ diễn viên ngoại tình có bầu còn trơ trẽn tố "bà cả" gài bẫy
Sao châu á
15:48:50 18/04/2025
Mẹ biển - Tập 25: Hai Thơ sững sờ khi biết tin Đại còn sống
Phim việt
15:23:47 18/04/2025
Concert "em gái BLACKPINK" ở Việt Nam bán vé chậm, BTC bất ngờ thay đổi 1 điều
Nhạc quốc tế
15:20:24 18/04/2025
Tiền đạo Timor Leste lọt đội hình ASEAN All-Stars đấu Man United
Sao thể thao
15:12:12 18/04/2025
Hình ảnh rợn người trong các xưởng làm thuốc giả
Pháp luật
15:08:33 18/04/2025
Bé Bắp qua đời, cộng đồng mạng nghẹn ngào tiễn đưa thiên thần nhỏ sau "hành trình chiến đấu đầy dũng cảm"
Netizen
15:06:40 18/04/2025
MC Thanh Bạch bật khóc nức nở kể lại tai nạn nghiêm trọng nhất đời
Sao việt
15:01:17 18/04/2025
Cái nhìn đầu tiên về One UI 8 dựa trên Android 16
Thế giới số
14:52:57 18/04/2025
Nghi phạm bức xúc vì Gaza mà đốt nhà thống đốc Mỹ?
Thế giới
14:44:30 18/04/2025
Apple đưa một trong những mẫu iPhone bán chạy nhất thành 'đồ cổ'
Đồ 2-tek
14:26:34 18/04/2025