Lối thoát nào cho bế tắc ở Haiti?
Đến hiện tại, thủ đô Port-au-Prince và miền tây Haiti tiếp tục chìm sâu trong khủng hoảng do làn sóng bạo lực băng nhóm và tình trạng vô chính phủ gây ra.
Các nhóm tội phạm đang đẩy mạnh nỗ lực tàn phá ở khắp đất nước nhằm lật đổ Thủ tướng Ariel Henry. AFP đưa tin sân bay Haiti vẫn đóng cửa trong khi cảng chính, đầu mối quan trọng trong nhập khẩu thực phẩm, đã liên tục báo cáo tình trạng cướp bóc sau khi các dịch vụ tạm thời bị đình chỉ.
Tình trạng đốt phá xảy ra ở khắp Port-au-Prince. Ảnh Reuters
Theo Tổ chức Di cư quốc tế, với tình trạng hỗn loạn ngày một gia tăng, thi thể nhiều người thiệt mạng do các vụ đụng độ đã xuất hiện trên khắp đường phố ở Port-au-Prince. Bạo lực khiến ít nhất 362.000 người phải di dời đến nơi an toàn hơn trong nước. An ninh ở các đại sứ quán nước ngoài tại Haiti cũng đang được thắt chặt. Sau khi Mỹ thông báo rút bớt nhân viên ngoại giao về nước để đảm bảo an toàn, Liên minh Châu Âu (EU) và Đức cũng chuyển đại sứ quán đến Cộng hòa Dominica cho đến khi có thông báo mới, theo Đài DW.
Trùm tội phạm muốn chiếm chính quyền, Haiti ban bố tình trạng khẩn cấp
Trước tình hình trên, các nước láng giềng đang nỗ lực tái lập trật tự ở Haiti, vốn nghèo nhất tây bán cầu. CARICOM, liên minh của các quốc gia Caribe, đã triệu tập đặc phái viên từ Mỹ, Pháp, Canada và Liên Hiệp Quốc tới Jamaica thảo luận về các giải pháp khả thi để thúc đẩy đối thoại chính trị.
Tổng thống Nayib Bukele của El Salvador, người dày dặn kinh nghiệm trong việc trấn áp các băng nhóm tội phạm, cũng đã ngỏ ý giúp Haiti thoát bế tắc.
Bất ổn bao trùm và nguy cơ xảy ra nạn đói tại Haiti
Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 12/3, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cảnh báo Haiti đang trên bờ vực khủng hoảng lương thực trầm trọng, trong bối cảnh Thủ tướng Ariel Henry chính thức đệ đơn từ chức trong khi các nhóm vũ trang kiểm soát thủ đô Port-au-Prince.
Người biểu tình gây bạo loạn tại Port-au-Prince, Haiti sau quyết định từ chức của Thủ tướng Ariel Henry, ngày 12/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Cindy McCain, Giám đốc điều hành WFP nhấn mạnh bạo lực lan tràn khiến các nhân viên cứu trợ không tiếp cận được những cộng đồng dân cư đang cần giúp đỡ. Trong khi đó, nguồn viện trợ tài chính cho Haiti đang cạn kiệt. Hiện mới chỉ huy động được 2% trong tổng số tiền 674 triệu USD mà LHQ đề ra theo kế hoạch nhằm trợ giúp Haiti. Bà McCain cho biết thêm rằng ban đầu WFP và các đối tác hỗ trợ cho những người mới di dời tại Haiti mỗi ngày 2.000 bữa ăn, nhưng đến nay đã tăng lên gần 14.000.
Cùng ngày, người đứng đầu Văn phòng WFP tại Haiti, ông Jean-Martin Bauer, cảnh báo nạn đói đang hiện hữu ở quốc gia này, đặc biệt mức độ tại thủ đô Port-au-Prince tương đương các vùng chiến sự trên thế giới. Theo ông, Haiti là một trong những nơi phải đối mặt với khủng hoảng lương thực nghiêm trọng nhất thế giới. 4 triệu người phải đối mặt với tình trạng "mất an ninh lương thực trầm trọng" và khoảng 1,4 triệu người trong số đó đang ở sát ngưỡng lâm vào nạn đói. Ông Martin Bauer cũng cảnh báo sự gia tăng bạo lực băng nhóm gần đây đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn và khiến thêm 15.000 người ở thủ đô Port-au-Prince phải chạy nạn chỉ trong cuối tuần đầu tiên của tháng 3. Theo đó, tổng số người phải di tản ở Haiti - đất nước hơn 11 triệu dân - lên tới hơn 360.000 người, 50% trong đó là trẻ em.
Trẻ em tại trại tị nạn ở Port-au-Prince, Haiti, ngày 30/7/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hiệp quốc (LHQ) đánh giá tình trạng thiếu hàng hóa và nguồn lực ở Haiti ngày một trầm trọng khi nền kinh tế nước này vốn đã ở trong tình trạng bấp bênh.
Ông Dujarric nhấn mạnh Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi các bên liên quan ở Haiti hành động có trách nhiệm, đồng thời đánh giá cao việc Cộng đồng Caribe (CARICOM) cùng các đối tác đã nỗ lực thúc đẩy một giải pháp giúp xử lý khủng hoảng chính trị ở Haiti thông qua một thỏa thuận công bằng, nổi bật là việc chỉ định Thủ tướng tạm quyền.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, liên quan tình hình Haiti, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller bày tỏ tin tưởng Haiti sẽ thành lập Hội đồng chuyển tiếp trong khoảng từ 24 đến 48 giờ tới và hội đồng này sẽ đồng ý bổ nhiệm thủ tướng mới sau khi Thủ tướng Ariel Henry từ chức.
Cùng ngày, Kenya tuyên bố hoãn triển khai 1.000 cảnh sát đến hỗ trợ Haiti do lo ngại khoảng trống quyền lực tại quốc gia Caribe này sau động thái từ chức của Thủ tướng Henry. Bộ trưởng Ngoại giao Keyna Korir Sing'Oei cho rằng tình hình Haiti đã thay đổi "đáng kể" sau tuyên bố của ông Henry.
Không chịu nổi áp lực, Thủ tướng Haiti tuyên bố từ chức Thủ tướng Haiti Ariel Henry ngày 12/3 tuyên bố sẽ từ chức sau khi hội đồng chuyển tiếp và người thay thế tạm thời được bổ nhiệm, chấm dứt quãng thời gian lãnh đạo đất nước Caribe này từ sau vụ ám sát Tổng thống hồi năm 2021. Thủ tướng Ariel Henry lên nắm quyền tại Haiti kể từ sau vụ ám sát...