Lối thoát cho hoạt động ‘đào’ tiền điện tử
Trong lúc nhiều quốc gia đang đau đầu vì những bài toán xung quanh năng lượng – môi trường và tiền điện tử, một công ty ở Mỹ đã nghĩ ra giải pháp xanh cho bài toán này.
Tiền điện tử và những cân nhắc vì môi trường
Lượng điện khổng lồ cần thiết để khai thác tiền điện tử mã hóa vốn đã dấy lên những vấn đề nhức nhối về môi trường, rằng liệu năng lượng đằng sau hoạt động này có xứng đáng với chi phí môi trường tiềm ẩn hay không.
Sau khi Trung Quốc cấm hoàn toàn các hoạt động khai thác tiền điện tử mã hóa, các “thợ đào” có xu hướng chuyển dịch hoạt động sang Kazakhstan và Kosovo. Cái kết là các thợ đào ngậm ngùi rời Kazakhstan bất chấp chính phủ nước này đã cởi mở đối với tiền điện tử, trong khi đó Kosovo thì đã cấm hẳn việc đào tiền ảo để xử lý khủng hoảng năng lượng.
“Đào” bitcoin tiêu tốn nhiều năng lượng
Gần đây nhất, Ủy ban Kinh tế và Tiền tệ của châu Âu đã đề xuất tiền điện tử “phải tuân theo các tiêu chuẩn tối thiểu về bảo vệ môi trường bền vững; thiết lập và duy trì kế hoạch triển khai theo từng giai đoạn để đảm bảo sự tuân thủ” các yêu cầu đó. Mặc dù đề xuất này đã bị bác bỏ sau cuộc bỏ phiếu, các tác động đến môi trường của việc khai thác những loại tiền điện tử mã hóa hoạt động trên cơ chế đồng thuận, cụ thể là “bằng chứng công việc” (PoW) như Bitcoin (BTC) hay Ethereum (ETH), vẫn luôn nằm trong tầm ngắm của giới chức trách EU.
Video đang HOT
Giải pháp khai thác coin sạch từ chất thải công nghiệp cũ
Ấy thế nhưng, Công ty Stronghold Digital Mining cho rằng họ đã tìm ra cách đưa hoạt động khai thác tiền điện tử hoạt động để làm sạch môi trường. Theo đó, công ty có trụ sở ở phía tây Pennsylvania (Mỹ) cho biết họ sẽ sử dụng chất thải do các nhà máy điện than để lại trong hàng thập niên qua để tạo ra điện cung cấp năng lượng cho hàng trăm siêu máy tính đang khai thác bitcoin.
Tro than sẽ được “chuyển hóa” thành năng lượng phục vụ “đào coin”
Bitcoin, đồng tiền kỹ thuật số ngang hàng lớn nhất thế giới, được phát hành thông qua một quá trình gọi là khai thác, đòi hỏi máy tính giải các câu đố phức tạp để đổi lấy tiền ảo. Việc cung cấp năng lượng cho những máy tính đó đòi hỏi một lượng lớn điện năng – trên thực tế, lượng điện được sử dụng hằng năm để tạo ra bitcoin nhiều hơn lượng điện được sử dụng trên toàn bộ đất nước Phần Lan.
Tro than là sản phẩm phụ còn sót lại từ việc đốt than để sản xuất điện, có thể ngấm vào mạch nước ngầm và gây ô nhiễm nguồn nước, đồng thời chứa các kim loại nặng được coi là chất gây ung thư.
Stronghold thu thập tro than từ một mỏ gần đó và xử lý tại một cơ sở chế biến than thải. Sau khi tro than được phân loại, nghiền nhỏ nó sẽ được chuyển đến một lò hơi và đốt cháy để tạo ra điện năng cung cấp cho hoạt động khai thác bitcoin của công ty.
Như vậy, với sáng kiến này, chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp không chỉ được tận dụng để trở thành nguồn năng lượng phục vụ khai thác tiền điện tử, mà còn đóng nhiều vai trò lớn trong việc hạn chế các tác hại do chất thải từ các hoạt động công nghiệp trước đây gây ra.
Thợ đào tiền điện tử vỡ mộng khi chuyển đến Kazakhstan
Thợ đào tiền điện tử ở Kazakhstan đang cảm thấy bi quan và bắt đầu chuyển hướng ra nước ngoài vì căng thẳng nguồn cung cấp điện.
Một năm thuận lợi đối với hoạt động khai thác tiền điện tử ở Kazakhstan đang đi đến điểm kết thúc với dấu hiệu khá chua chát, khi tình trạng thiếu điện khiến việc bùng nổ khai thác tiền điện tử phải đứng trên bờ vực phá sản.
Quy định kiểm soát khắt khe ngành công nghiệp khai thác tiền điện tử của Trung Quốc hồi tháng 5.2021 đã kích hoạt một làn sóng thợ đào đổ vào Kazakhstan giàu năng lượng, nơi dường như đã chào đón họ với vòng tay rộng mở. Tuy nhiên, rất nhanh chóng, Kazakhstan nhận thấy nguồn cung cấp điện của mình bị mất một lượng lớn điện năng bởi sự bùng nổ đột ngột hoạt động khai thác tiền điện tử.
Một trung tâm dữ liệu khai thác tiền điện tử ở Kazakhstan
Trong khi đó, những người thợ đào chuyển đến Kazakhstan cảm thấy họ bị lừa một cách bất công do thiếu sót của hệ thống lưới điện quốc gia lỗi thời, ọp ẹp và kém hiệu quả. Một số đã rời đi nơi khác. Những người còn lại, và cả chính phủ, đang cố gắng tìm kiếm giải pháp để làm cho ngành công nghiệp này bền vững hơn và giữ cho tiền điện tử lưu thông.
"Họ khiến việc khai thác tiền điện tử trở thành vật tế thần bị đổ lên đầu mọi tội lỗi", Didar Bekbauov, người sáng lập công ty lưu trữ khai thác tiền điện tử địa phương Xive, phàn nàn trên Twitter vào đầu tháng này. Ông đưa ra bình luận sau khi công ty của ông phải đóng cửa cơ sở chính ở miền nam Kazakhstan, vì nguồn cung cấp điện đột ngột bị cắt vào tháng 11.2021. Hiện Xive vẫn điều hành một cơ sở khai thác khác ở Kazakhstan, nhưng công ty đang xem xét việc thành lập ở Mỹ.
Đầu năm 2021, Kazakhstan là một nước tương đối nhỏ trong hoạt động tiền điện tử toàn cầu. Nhưng khi Trung Quốc xóa sổ ngành công nghiệp này, tỷ lệ băm của quốc gia Trung Á đã nhanh chóng tăng từ 6,17% lên 18,1% vào tháng 8.2021, theo Trung tâm Tài chính Thay thế Cambridge (Cambridge Centre for Alternative Finance). Tỷ lệ băm là thước đo sức mạnh xử lý được sử dụng để khai thác tiền điện tử.
Việc đổ lỗi cho hoạt động khai thác tiền điện tử bắt đầu vào tháng 10.2021, khi Công ty Điều hành Lưới điện Kazakhstan (KEGOC) kết luận một phần sự cố mất điện tại ba nhà máy điện, bao gồm cả cơ sở lớn nhất nước Ekibastuz-1, là do nhu cầu gia tăng từ các công ty khai thác tiền điện tử. Tháng 11.2021, Bộ năng lượng Kazakhstan đã ký một thỏa thuận với KEGOC và Hiệp hội Công nghiệp Trung tâm Dữ liệu và Blockchain để đảm bảo cung cấp điện cho các thợ khai thác đã đăng ký.
Tuy nhiên, sau khi KEGOC từ bỏ thỏa thuận và cắt điện, các thợ đào bắt đầu ngừng hoạt động và tỏ thái độ bất bình bằng cách rời đi. Đầu tháng này, BitFuFu, nền tảng được Bitmain hậu thuẫn cho phép đầu tư vào khai thác mà không cần vận hành bất kỳ cơ sở nào, đã đóng cửa các mỏ khai thác ở Kazakhstan và chuyển hoạt động sang Mỹ.
Alan Dorjiyev, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Trung tâm Dữ liệu và Blockchain của Kazakhstan, nói với Nikkei rằng việc khai thác tiền điện tử hoạt động như thế nào là tùy thuộc vào chính phủ nói gì với Bộ Năng lượng. Chính phủ có thể "nói với Bộ Năng lượng không hỗ trợ công ty lưới điện nhà nước" trong việc hạn chế cung cấp điện. Ông Dorjiyev cáo buộc công ty lưới điện nhà nước đã "thực sự vi phạm quy tắc khởi nghiệp" và tin rằng "sẽ có hậu quả dành cho họ".
Tháng trước, KEGOC nhấn mạnh đất nước phải đối mặt với "tình huống khó khăn" khi mức tiêu thụ điện năng cao điểm vượt quá giá trị của năm ngoái hơn 1.500 megawatt. "Sự tăng trưởng tiêu thụ bất thường này chủ yếu liên quan đến gia tăng tỷ lệ người dùng tham gia vào khai thác tiền điện tử", KEGOC nói trong một tuyên bố, đồng thời lưu ý các nhà máy điện cũng đang phải sửa chữa đột xuất trong mùa đông, có nguy cơ xảy ra "tai nạn hệ thống lớn". Vì vậy, KEGOC sẽ "hạn chế tiêu thụ điện theo lịch trình đã thống nhất với các cơ quan điều hành địa phương".
Trên lý thuyết, năng lượng không phải là vấn đề ở một quốc gia mà Cơ quan Năng lượng Quốc tế mô tả là "nhà sản xuất chính của tất cả các nhiên liệu hóa thạch", bao gồm than đá, khí đốt tự nhiên và dầu thô. Tuy nhiên, phần lớn cơ sở hạ tầng điện của Kazakhstan đã lỗi thời, nó có từ thời Liên Xô và cần được bảo trì thường xuyên.
Đối với trường hợp công ty đăng ký hợp pháp, họ cảm thấy đang bị chèn ép về điện. Trong khi đó, có một ngành công nghiệp khai thác tiền điện tử "trong bóng tối" bên ngoài khu vực được quản lý vẫn tiếp tục hoạt động mà không hề bị cản trở. Những người khai thác vùng xám này có quy mô nhỏ, làm việc từ các ngôi nhà, căn hộ và nhà máy nhỏ, nhưng họ sử dụng lượng điện đáng kể. "Thật không may, rất khó để loại bỏ hoặc làm điều gì đó với họ", ông Dorjiyev nói.
Nhìn chung, Kazakhstan đã cởi mở với việc khai thác tiền điện tử, thiết lập khuôn khổ pháp lý cho ngành này vào tháng 7.2020. Quốc gia Trung Á hy vọng sẽ gặt hái được một số phần thưởng tài chính, với mức thuế mới là 0,0023 USD cho mỗi kilowatt/giờ điện được dùng bởi các công ty đã đăng ký. Nhưng để tận dụng tối đa thì các vấn đề về nguồn điện cần phải được giải quyết triệt để.
Google Cloud đang bị tấn công để đào tiền điện tử Báo cáo Threat Horizons tháng 11.2021 của Google tiết lộ một số lượng lớn Google Cloud đã bị tin tặc tấn công để đào tiền điện tử miễn phí. Theo Neowin, báo cáo tiết lộ có tới 86% trong số 50 phiên bản Google Cloud bị xâm nhập gần đây đang được sử dụng để thực hiện đào tiền điện tử. Nhiều khách...