Lối sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ Alzheimer
Đó là kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y học Neurology của Viện Thần kinh học Mỹ.
Ảnh: Shutterstock
Được tài trợ bởi Viện Lão khoa quốc gia Mỹ (NIA), nghiên cứu đã tổng hợp dữ liệu từ gần 3.000 người tham gia.
Những người tham gia tuân thủ các hành vi lành mạnh, bao gồm:
- Hoạt động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần.
- Không hút thuốc (nghiên cứu đã xác nhận rằng ngay cả ở những người 60 tuổi trở lên đã hút thuốc trong nhiều thập niên, việc bỏ thuốc lá vẫn sẽ giúp cải thiện sức khỏe đáng kể).
Video đang HOT
- Chế độ ăn uống chất lượng cao tập trung vào thực phẩm phòng chống chứng mất trí nhớ và tăng huyết áp.
- Tham gia các hoạt động nhận thức giữ cho tâm trí luôn hoạt động.
Sau đó, nhóm nghiên cứu đã so sánh với những người không tham gia hoặc chỉ có một trong 5 hành vi kể trên. Kết quả cho thấy nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn 37% ở những người có 2 – 3 hành vi, và thấp hơn 60% ở những người có 4 – 5 hành vi của lối sống lành mạnh.
Một báo cáo nghiên cứu năm 2017 do NIA ủy quyền cũng đã kết luận các hành vi lối sống lành mạnh như tăng cường hoạt động thể chất (ảnh), cùng với kiểm soát huyết áp và tăng cường nhận thức, là điều cần khuyến khích ở người cao tuổi.
4 thói quen tốt nhưng vận dụng không đúng vẫn có thể gây hại
Một lối sống lành mạnh sẽ gắn liền với các thói quen lành mạnh. Một số thói quen dù là tốt nhưng nếu áp dụng không đúng cách có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe và gây tăng cân.
Tập thể dục buổi sáng rất tốt cho sức khỏe nhưng cần phải ngủ đủ 6-8 tiếng/đêm - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Dưới đây là những thói quen lành mạnh có thể giúp kiểm soát cân nặng nhưng khi vận dụng không đúng vẫn có thể gây tăng cân.
1. Bạn ăn ít chất béo
Ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng cân, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Đây là nguyên nhân vì sao các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo mọi người phải tránh xa chất béo chuyển hóa. Chất béo chuyển hóa có nhiều trong các loại thực phẩm chiên, nướng, theo Eat This, Not That.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cần tránh xa mọi loại chất béo. Các loại chất béo thực vật có trong dầu ô liu, dầu dừa, các loại đậu lại rất cần thiết cho cơ thể.
Loại chất béo lành mạnh này giúp cơ thể hấp thu được nhiều vitamin trong chế độ ăn hằng ngày, giúp cảm thấy no lâu hơn, giảm cơn thèm ăn và hỗ trợ giảm cân. Do đó, nếu ăn quá ít chất béo lành mạnh nhưng lại ăn nhiều tinh bột, đường thì sẽ dễ dẫn đến tăng cân.
2. Bạn bỏ qua giấc ngủ để tập thể dục buổi sáng
Tập thể dục buổi sáng mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn đặt báo thức vào lúc 5 giờ sáng để dậy sớm tập thể dục nhưng đến tận nửa đêm mới ngủ thì sẽ ngủ không đủ giấc.
Các nghiên cứu khoa học phát hiện những người ngủ dưới 5 tiếng/ngày có nguy cơ tích tụ mỡ bụng nhiều gấp 2 lần bình thường. Cách tốt để đảm bảo sức khỏe và duy trì cân nặng thì cần phải ngủ sớm, đảm bảo đủ 6 - 8 tiếng/đêm nếu muốn dậy sớm tập thể dục vào buổi sáng, theo Eat This, Not That.
3. Ăn quá nhiều
Không phải vì đó là những món lành mạnh mà chúng ta có thể ăn một cách thoải mái và không kiểm soát. Dù là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng vẫn chứa calo. Nếu ăn quá nhiều trái bơ, bột yến mạch hay ức gà thì vẫn sẽ gây thặng dư calo và tăng cân.
4. Chỉ tập duy nhất một loại bài tập
Tập luyện thể thao là thói quen rất quan trọng để đốt calo và duy trì quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, cơ thể sẽ không thể đốt nhiều calo nếu cứ tập cùng một số lượng bài tập như nhau, cùng mức vận động như nhau từ ngày này qua ngày khác.
Nguyên nhân là do cơ bắp đã quen và thích ứng với cường độ tập đó. Để đốt nhiều calo hơn, cơ bắp cần được kích thích với cường độ tập cao hơn hay các động tác mới, theo Eat This, Not That.
5 thói quen ăn uống được khoa học chứng minh giúp ngăn ngừa ung thư Có một số thói quen ăn uống được khoa học chứng minh là giúp ngăn ngừa ung thư. Mặc dù chọn cho mình một lối sống lành mạnh sẽ không đảm bảo chúng ta có thể "thoát khỏi" ung thư nhưng điều đó có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển của căn bệnh này. Bạn có bao giờ tự hỏi...