Lợi nhuận và nợ xấu ngân hàng cùng tăng mạnh, có đáng lo?
Mới hết quý 3, nhiều ngân hàng đã thông báo đạt lợi nhuận “khủng”. Song song với đó, tại một số ngân hàng, nợ xấu lại có xu hướng gia tăng bất ngờ.
9 tháng năm 2018, các ngân hàng đều đạt lợi nhuận ở mức cao dù tăng trưởng tín dụng có giới hạn chật hẹp hơn, không được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét nới room như những năm trước. Hiện tại, 26 ngân hàng đã hoàn thành được 77% kế hoạch cả năm 2018. Một số ngân hàng lớn đã hoàn thành gần 90% kế hoạch năm nay chỉ trong 9 tháng.
Trong đó, Vietcombank giữ vị trí đầu bảng với lãi hợp nhất trước thuế đạt 11.683 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Techcombank với lợi nhuận hợp nhất trước thuế lên tới 7.774 tỷ đồng, tăng tới 60,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Xếp thứ ba về lợi nhuận là VietinBank với lũy kế 9 tháng đạt 7.596 tỷ đồng trước thuế, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. BIDV xếp vị trí thứ tư khi lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt mức 7.254 tỷ đồng…
Theo phân tích báo cáo tài chính của NHNN, để đạt được con số “khủng” chỉ trong vòng 9 tháng, các ngân hàng đã có sự dịch chuyển đáng kể về cơ cấu, gia tăng lợi nhuận từ đóng góp của dịch vụ, thu lãi từ thẻ tín dụng, bảo hiểm, tư vấn…
Song song với lợi nhuận khủng là nợ xấu gia tăng. (Ảnh minh họa: KT)
Bên cạnh những điểm sáng, trong bức tranh lợi nhuận của ngành ngân hàng trong 9 tháng qua cũng nổi lên một “hiện tượng lạ”, đó là tại nhiều ngân hàng thương mại, nợ xấu có xu hướng tăng lên, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng nhanh.
Cụ thể, trong khối ngân hàng cổ phần Nhà nước, nợ xấu cuối quý 3 của VietinBank là 12.127 tỷ đồng, tăng hơn 3.100 tỷ đồng, tương đương 34,6% so với đầu năm 2018.
Theo báo cáo tài chính của BIDV, hết quý 3, ngân hàng này có hơn 17.041 tỷ đồng nợ xấu, tăng 21% so với thời điểm đầu năm 2018, tức là tăng thêm gần 3.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tại BIDV chiếm 1,75% trên tổng dư nợ cho vay khách hàng. Hay tại Vietcombank, đến cuối quý 3, nợ xấu cũng lên tới hơn 4.000 tỷ đồng…
Tại ngân hàng VIB, tính đến hết tháng 9/2018, nợ có khả năng mất vốn tăng lên hơn 2.002 tỷ đồng, tăng hơn 7% so với cuối 2017. Với ngân hàng Bắc Á, nợ xấu cũng tăng 23% so với đầu năm, lên 431 tỷ đồng….
Video đang HOT
Nhiều ngân hàng lý giải, nguyên nhân nợ xấu tăng là do mua lại số nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam trước đó. Đây là điều bình thường trong hoạt động của ngành ngân hàng, chưa phải là vấn đề đáng lo ngại, dù nợ nhóm 5 có khả năng mất vốn tăng mạnh nhưng theo quy định các ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro 100%.
Theo phân tích của chuyên gia tài chính-ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, nợ xấu tăng liên quan đến việc tăng trưởng tín dụng, vì nợ xấu có 2 cấu phần, nợ xấu cũ và nợ xấu mới. Trên thực tế, nợ xấu cũ chưa được giải quyết thấu đáo, mặc dù theo con số thống kê có vẻ tích cực nhưng thực ra nợ xấu vẫn tồn đọng nhiều.
Bên cạnh nợ xấu cũ còn dai dẳng thì nợ xấu mới lại phát sinh do các ngân hàng mạnh tay cho vay. Hơn nữa, nhiều ngân hàng trong 2 quý đầu năm 2018 đã xài hết room tín dụng mà NHNN giao, thành ra họ phải đẩy mạnh tín dụng trong quá trình hoạt động.
Ông Hiếu cho rằng, đẩy mạnh tín dụng thường đi đôi với rủi ro và làm tăng nợ xấu. Tăng trưởng tín dụng thường mang lại kết quả kinh doanh tốt vì 80% lợi nhuận của ngân hàng phụ thuộc vào tín dụng, ở chiều ngược lại, đây lại là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gia tăng.
Từ những diễn biến đó, TS. Hiếu đánh giá, năm nay NHNN quyết định siết room tín dụng cho các ngân hàng thì đó là động thái tích cực, mặc dù đến thời điểm này, nhiều ngân hàng đã sử dụng hết room, không còn room để cho vay vào những tháng cuối năm.
Trước tình hình nợ xấu gia tăng khiến nhiều người lo ngại, chuyên gia kinh tế này chia sẻ, vấn đề quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng phải được tăng cường. Thông thường tăng trưởng tín dụng đi kèm với phát sinh nợ xấu. Nếu các ngân hàng thận trọng trong việc cho vay vốn thì sẽ không xảy ra tình trạng này, đồng thời vẫn có thể tăng trưởng tín dụng và kiểm soát được nợ xấu.
“Điều quan trọng nữa, khi cho vay, các ngân hàng nên dựa vào khả năng tài chính và dòng tiền của khách hàng hơn là chỉ căn cứ vào tài sản bảo đảm. Nhiều ngân hàng hoạt động như một “tiệm cầm đồ”, nếu có tài sản bảo đảm thì sẵn sàng cho vay, có nhà cửa, có bất động sản, tính theo tỷ lệ 60-70% trên giá trị bất động sản cho vay mà không quan tâm nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng. Điều đó khiến lợi nhuận của các ngân hàng tăng trưởng rất nhanh nhưng lại tạo ra rủi ro lớn. Nếu không kiểm soát được dòng tiền, sử dụng tín dụng bừa bãi, sai mục đích, không quản lý được thu nhập của khách hàng, không quản lý được dòng tiền kinh doanh thì sẽ dẫn đến mất khả năng thu hồi nợ, nợ xấu gia tăng”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu khuyến cáo./.
Chung Thủy/VOV.VN
Ngân hàng quý III: Nợ xấu có chiều hướng tăng
Lợi nhuận ngân hàng trong quý III vẫn tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn quý I (40,5% so với 57%) và nợ xấu cũng có chiều hướng tăng lên.
Lợi nhuận ngân hàng đang chậm lại. Ảnh: Quý Hòa
Lợi nhuận tăng chậm lại
Theo Báo cáo phân tích của Công ty Cổ Chứng Khoán Quốc tế Việt Nam, sau quý I "làm mưa làm gió" với lợi nhuận tăng đến 57% so với cùng kỳ thì từ quý II đến nay lợi nhuận chung của các ngân hàng đã chậm lại. Tính tổng lợi nhuận qúy III của các ngân hàng vẫn thấp hơn quý II một chút do có nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng trích lập dự phòng nợ xấu như trường hợp của VPB, BID hay STB. Dù đã giảm bớt nhưng lợi nhuận chung 9 tháng của 18 ngân hàng (tính thêm OCB sắp niêm yết) đạt 51.345 tỉ đồng, tăng 40,5% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận ngân hàng 9 tháng.
Các ngân hàng vẫn giữ tăng trưởng ấn tượng quý III năm nay có MBB đạt hơn 1.761 tỉ đồng - tổng cộng 4.759 tỉ đồng 9 tháng - tăng 50,7% so với cùng kỳ 2017. Một ngân hàng khác cũng giữ sự ổn định lợi nhuận qua từng quý là TCB với tổng lợi nhuận 9 tháng đạt trên 6.200 tỉ đồng - tăng gần 60% so với 9 tháng 2017.
Có tổng cộng 12 ngân hàng vào "Câu lạc bộ lợi nhuận ngàn tỉ" sau 9 tháng, trong đó có 3 gương mặt mới góp mặt trong năm nay gồm TPB, VIB và OCB. Cả 3 ngân hàng này chỉ có lợi nhuận từ 500 - 600 tỉ đồng 9 tháng 2017 và năm nay đã tăng tốc rất nhanh vượt qua một số gương mặt lớn khác STB, EIB.
So với cùng kỳ nguồn thu từ lãi thuần cho vay có giảm nhẹ về tỷ trọng từ 79,5% còn 76,8%. Việc hạn chế tăng trưởng tín dụng đã làm một số ngân hàng tăng trưởng chậm lại và gia tăng các nguồn thu khác. Một số ngân hàng có nguồn thu từ hoạt động khác như VCB, ACB, MBB mà một phần đáng kể đến từ thu hồi nợ xấu.
Cơ cấu nguồn thu.
Một trong những nguồn thu quan trọng chiếm 10% thu nhập hoạt động ngân hàng là thu từ hoạt động dịch vụ. VCB và BID là hai ngân hàng dẫn đầu về nguồn thu này với trên 2.500 tỷ 9 tháng đầu năm.
Các ngân hàng VIB, TPB, HDB dù có nguồn thu từ dịch vụ không đáng kể nhưng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh hơn 100% so với cùng kỳ. Các nguồn thu từ dịch vụ thanh toán, tiền mặt và bảo hiểm đang là mục tiêu gia tăng của các ngân hàng trong các năm sau. Nhiều ngân hàng đã đầu tư hệ thống hạ tầng công nghệ để tạo lợi thế cạnh tranh trong cuộc cách mạng công nghệ số.
Nguồn thu quan trọng trong năm đến từ việc hoàn nhập dự phòng nợ xấu. Ví dụ như MBB ghi nhận lãi từ hoạt động khác mà chủ yếu là từ các khoản nợ đã xử lý đến 882.4 tỉ đồng, tăng 52% với 9 tháng năm 2017. Chưa kể một phần nguồn thu khác có thêm từ mua bán cho thuê BĐS hơn 125 tỉ đồng.
Đối với ngân hàng, tỷ lện NIM từ 2% - 4% là phù hợp và được xem là tốt. Các ngân hàng nhỏ hay trong giai đoạn cơ cấu xử lý nợ xấu vẫn có tỉ lệ NIM thấp nhất trong hệ thống như EIB, STB, NVB, SHB. Trong nhóm này STB đang có sự tăng trưởng dần về NIM từ 2% cuối năm lên 2.3%.
Nhóm ngân hàng quốc doanh BID, CTG có NIM khoảng 2,5% trong đó BID sau 9 tháng đạt gần 2,8%. VCB tăng mạnh từ 2,4% cuối năm 2017 lên 3,1%. Trong khi đó MBB nổi bật với NIM lên đến 4,3% nhưng bù lại tỷ lệ nợ xấu có phần tăng lên.
Nổi bật nhất là 3 ngân hàng OCB, VIB, TPB khi NIM dưới 3% vào cuối 2017 đã có sự tăng tốc mạnh trong năm nay. OCB đã đạt NIM gần 4% nhờ thu nhập lãi thuần tăng gần 50% so với cùng kỳ.
Một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng không kém phần quan trọng chính là chỉ số ROE. Năm nay là năm đỉnh cao của việc tăng vốn cấp 1 thông qua các hình thức bán vốn cho nước ngoài như VCB, BID, hay trả cổ tức bằng cổ phiếu như ACB, TCB, VPB. Tổng vốn chủ sở hữu các nhà băng hiện tại lên mức 442 ngàn tỉỷ đồng, tăng 16,5% so với hồi đầu năm. Riêng Vốn điều lệ đã tăng 17% lên trên 291 ngàn tỷ đồng.
Nợ xấu gia tăng
Về trị tuyệt đối trên bảng báo cáo tài chính, nợ xấu của các ngân hàng tăng thêm gần 15 ngàn tỉ đồng so với đầu năm. Tương ứng với đó là các ngân hàng cũng gia tăng trích lập dự phòng cho vay đến hơn 20 ngàn tỉ đồng tương ứng tăng tỉ lệ trích lập đến 42%.
Những ngân hàng đã tất toán nợ xấu với VAMC như ACB, VCB hiện đứng đầu bảng với tỷ lệ nợ xấu chỉ khoảng 1,1%. Nhóm ngân hàng thương mại có nợ xấu tăng cao ngoài VPB có MBB, TCB, SHB. Trong báo cáo quốc hội gần đây nhất, thống đốc NHNN đã công bố con số tỷ lệ xấu chung của toàn ngành ngân hàng ở mức 2,13% giảm so với con số 2,5% hồi 2016. Một con số thống kê khác là từ khi nghị quyết 42 có hiệu lực thì toàn hệ thống xử lý thêm hơn 141 ngàn tỉ đồng nợ xấu.
Tăng/giảm nợ xấu các ngân hàng.
Hiện chỉ có 6 ngân hàng sạch nợ tại VAMC trong khi nhiều khoản nợ xấu khác đang đến thời điểm xử lý theo kế hoạch 5 năm. Tính tổng nợ xấu tại VAMC và nợ xấu nội bảng tại các ngân hàng thì tổng nợ xấu và nợ có nguy cơ lên đến gần 500 ngàn tỉ đồng - chiếm 6.6% tổng dư nợ tín dụng cả nước.
Vì vậy dù đã có những bước đầu xử lý nợ xấu khả quan nhưng tiến trình xử lý trong thời gian qua vẫn còn chậm và chưa có giải pháp xử lý những nợ xấu còn tồn động do VAMC chỉ là trung gian và không có khả năng mua bán nợ và thị trường mua bán nợ cũng chưa được hình thành. Vì vậy VAMC muốn xử lý nợ xấu vẫn phải thông qua bên chủ nợ là NH và con nợ để giải quyết.
Ở các ngân hàng niêm yết, điều dễ nhận thấy là các NH quốc doanh đứng đầu CTG, MBB, VCB, BID có tỷ lệ tăng trích lập dự phòng lớn nhất lên đến trên 40%. Cả 3 NH hàng đầu có tổng nợ xấu lên đến 4.000 tỉ đồng trong đó nợ nhóm 5 chiếm đến hơn 21.000 tỉ đồng.
Một trong những vấn đề lo ngại là những khoản nợ xấu có dấu hiệu trở lại hình thành từ bất động sản, xây dựng mà nổi bật nhất trong thời gian qua là các dự án BOT bị ngừng giải ngân do nghi ngờ sai phạm. Theo thống kê dù có xu hướng giảm nhưng tín dụng từ các khoản cho vay xây dựng BOT, BT tăng 6,6% so với cuối năm 2017 với khoảng 110 ngàn tỉ đồng.
Theo nhipcaudautu.vn
SCB: Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng gần 5,7 lần Trong 9 tháng đầu năm nay, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) phải trích lập dự phòng 2.528 tỷ đồng, tăng 5,7 lần so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, phần thuyết minh báo cáo tài chính của ngân hàng được "ém nhẹm" nên công chúng đầu tư không biết ngân hàng này có nợ xấu bao nhiêu, tăng...