“Lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2019 sẽ không quá lạc quan”
Đây là nhận định của TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng về bức tranh ngành ngân hàng trong năm 2019.
TS. Nguyễn Trí Hiếu.
Năm 2018 khép lại với nhiều gam màu sáng xuất hiện trên bức tranh ngành ngân hàng. Dù vậy, không thể phủ nhận, để ngành “xương sống” nền kinh tế được thanh lọc và thực sự khỏe mạnh, vẫn còn nhiều việc đang chờ đợi Nhà điều hành và lãnh đạo các nhà băng trong năm 2019.
Phóng viên BizLIVE đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu về những nhận định, đánh giá của ông về ngành ngân hàng năm 2018 và triển vọng cho năm 2019.
Ông đánh giá như thế nào về bức tranh ngành ngân hàng trong năm 2018, thưa ông?
Một điều đáng mừng là trong năm vừa qua, nhiều ngân hàng báo lãi tăng mạnh, trong khi đó, việc xử lý nợ xấu có nhiều tiến triển. Các ngân hàng cũng đã chuẩn bị Thông tư 41, dự kiến có hiệu lực từ năm 2020.
Đặc biệt là nguồn vốn cho nền kinh tế được cung cấp phần lớn từ ngành ngân hàng, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đạt được tăng trưởng hơn 7% trong năm qua.
Video đang HOT
Việc lãnh đạo một số ngân hàng bị xử phạt trong thời gian qua cũng là lời cảnh báo cho những người phạm pháp, tạo tiền đề giúp hệ thống ngân hàng lành mạnh hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những điều đã đạt được, tôi cho rằng, ngành ngân hàng vẫn cần sự cải tổ hơn nữa.
Thứ nhất, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của toàn hệ thống hiện trên 10%, tương đối cao nhưng đó là đang áp dụng Thông tư 36 còn nếu áp dụng Thông tư 41, CAR sẽ bị đẩy xuống, có thể dưới 8%, vì ngân hàng phải tính lại mẫu số tính CAR, mẫu trong tương lai sẽ bị “phình ra”, đẩy hệ số xuống. Theo đó, vấn đề tăng vốn sẽ là vấn đề thách thức rất lớn.
Bên cạnh đó, trước đây khi ngân hàng phải tăng vốn lên 3.000 tỷ có nhiều ngân hàng tăng vốn ảo, làm cho số lượng vốn chủ sở hữu của ngân hàng trên giấy không phải là con số chính xác. Tôi cho rằng, vốn chủ sở hữu thực của ngân hàng thấp hơn số trên báo cáo tài chính. Nếu áp dụng Thông tư 41 thì hệ số rủi ro sẽ bị giảm xuống.
Một vấn đề nữa, hiện nhiều ngân hàng còn giữ lối quan trị cũ, không có sự phân biệt rạch ròi giữa Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban Điều hành (BĐH).
Hiện HĐQT tại nhiều ngân hàng can thiệp rất sâu vào hoạt động ngân hàng, can thiệp vào các quyết đinh của BĐH, không phù hợp với Basel 2 và thông lệ quốc tế.
Sang năm 2019, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến đến mô hình tổ chức như thế, phân biệt rạch ròi giữa HĐQT- thực hiện nhiệm vụ quản trị và BĐH – thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành.
Một vấn đề nữa là vấn đề xử lý nợ xấu. Nợ xấu nội bảng và kể cả nợ ở VAMC còn rất lớn và cần xử lý, nếu không xử lý được, ngân hàng sẽ phải nuôi số nợ xấu này, và như thế thì không thể giảm lãi suất.
Với tất cả những thực trạng cũng như thách thức mà ông vừa chỉ ra, ông kỳ vọng lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2019 sẽ như thế nào? Và lãi suất cho vay có thể giảm không, thưa ông?
Tôi cho rằng, lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2019 sẽ không quá lạc quan. Nguyên nhân là do hệ thống vẫn còn rất nhiều các thách thức như vấn đề tăng vốn, xử lý nợ xấu… , và đi kèm với đó là chi phí sẽ tăng. Dù vậy, đó là cái giá phải trả nếu muốn ngành ngân hàng lành mạnh hơn.
Về lãi suất, trong năm 2019, tôi cho rằng sẽ không có nhiều đột biến. Mặt bằng lãi suất sẽ được duy trì bằng năm 2018 hoặc thậm chí có thể tăng. Việc tăng lãi suất tùy thuộc nhiều yếu tố, trong đó có nợ xấu.
Bên cạnh đó, trong năm nay, lạm phát có thể vẫn ở mức 4%. Tỷ giá nếu muốn ổn định chúng ta phải giữ lãi suất cao, nếu thấp thì người dân sẽ ngay lập tức mua găm ngoại tệ ảnh hưởng đến điều hành tỷ giá, do đó khó giảm lãi suất.
Dù vậy, nếu Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng giảm lãi suất điều hành thì có thể có một tác động nào đó trên thi trường lãi suất, tuy nhiên, không có gì đảm bảo lãi suất trên thị trường một và thị trường hai sẽ có cùng tốc độ giảm.
Xin cám ơn ông!
TRẦN THÚY
Theo bizlive.vn
Giúp ngân hàng lãi đột biến, CEO Bank of America nhận 26,5 triệu USD
Thu nhập của CEO Bank of America tăng 15% so với năm 2017, đứng đầu về mức tăng so với những người đồng cấp.
Giám đốc điều hành của Bank of America, Brian Moynihan đã nhận được khoản thu nhập năm 2018 tăng 15% so với năm trước, mức tăng lớn nhất trong số các CEO ngân hàng của Mỹ, theo CNBC.
Giám đốc điều hành của Bank of America, Brian Moynihan. Ảnh: Bloomberg
Khoản thu nhập mà Moynihan nhận được là 26,5 triệu USD, tăng 3,5 triệu USD so với năm 2017, theo một hồ sơ công bố ngày thứ Sáu (8/2). Khoản thu nhập này bao gồm mức lương 1,5 triệu USD và 25 triệu USD được quy đổi ra cổ phần.
Bank of America, nhà cho vay lớn thứ hai của Mỹ sau J.P Morgan Chase, tạo ra hơn 28 tỷ USD lợi nhuận, tăng 54% so với năm trước, nhờ hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng lãi suất và nỗ lực cắt giảm chi phí của CEO Moynihan. Ngân hàng này tạo ra doanh thu lên tới 91,2 tỷ USD.
Moynihan, 59 tuổi, từng là CEO ngân hàng Charlotte, có trụ sở tại Bắc Carolina cho tới khi nhận chức CEO tại Bank of America kể từ đầu năm 2010. Ông đã dành phần lớn thời gian kể từ khi được bổ nhiệm để dọn dẹp mớ hỗn độn liên quan đến các khoản vay thế chấp.
Những người đồng cấp với Moynihan cũng nhận được mức thu nhập tăng trong năm 2018. Jamie Dimon, CEO của J.P Morgan nhận thu nhập 31 triệu , tăng 5%. Trong khi đó, James Gorman của Morgan Stanley cũng tăng 7% thu nhập lên 29 triệu USD.
Giám đốc điều hành của Goldman Sachs, David Solomon, nhận được 23 triệu USD. Tuy nhiên, ngân hàng này cho biết có thể thu hồi lại một phần khoản thu nhập nếu kết quả điều tra vụ bê bối 1MDB ảnh hưởng đến hoạt động.
Theo VNE
Ngành công nghệ thông tin có lợi nhuận tăng 273% Theo thống kê từ hệ thống Fiinpro Platform, ngành công nghệ thông tin có lợi nhuận tăng trưởng đột biến trong năm qua. Ngành công nghệ thông tin có lợi nhuận năm 2018 tăng cao GIA KHIÊM Có 434 doanh nghiệp niêm yết đã công bố kết quả kinh doanh cả năm 2018 (tính đến hết ngày 24.1) với tổng lợi nhuận ròng...