Lợi nhuận ngân hàng SCB lao dốc không phanh
Quý III, lợi nhuận trước và sau thuế của ngân hàng SCB lần lượt giảm 65% và hơn 70%.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III với kết quả kém khả quan. Theo đó, lợi nhuận trước và sau thuế là hơn 26,1 tỷ đồng và hơn 16,5 tỷ đồng, giảm tương ứng 65% và 70% so cùng kỳ 2019.
SCB ghi nhận lãi 26,1 tỷ đồng nhờ hoàn nhập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, song vẫn sụt giảm 65% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thu nhập lãi thuần đạt 1.383 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các mảng hoạt động kinh doanh chính mang về kết quả không đồng nhất. Lãi thuần từ các hoạt động dịch vụ, ngoại hối và chứng khoán kinh doanh tăng, trong khi lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm.
Đáng chú ý, SCB lỗ hơn 1.567 tỷ đồng từ hoạt động khác. Dù chi phí hoạt động giảm sâu song ngân hàng vẫn lỗ thuần gần 185 tỷ đồng.
Tuy nhiên, SCB vẫn có lãi nhờ hoàn nhập 210,9 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Video đang HOT
Lũy kế 9 tháng, ngân hàng ghi nhận lãi trước và sau thuế 113,5 tỷ đồng và 79,512 tỷ đồng, giảm lần lượt 55,7% và 61,9%.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 1.963 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ 2019.
Tại thời điểm lập báo cáo, tổng tài sản SCB đạt 612.698 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng đạt 447,4 tỷ đồng, tăng 2,1% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 5,4%, đạt 351.989 tỷ đồng.
SCB không công bố thuyết minh báo cáo tài chính, do đó không có thông tin về nợ xấu của ngân hàng.
EVN lãi 'khủng' gần 12.500 tỷ đồng trong năm 2019, tăng trưởng 38%
Năm 2019, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của EVN lên đến gần 12.500 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2018, chủ yếu nhờ giảm lỗ chênh lệch tỷ giá. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ cũng tăng mạnh 49% nhờ ghi nhận khoản "lợi nhuận khác" lên đến gần 3.600 tỷ đồng.
EVN lãi 'khủng' gần 12.500 tỷ đồng trong năm 2019, tăng trưởng 38%
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đồng loạt công bố báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ năm 2019 đã kiểm toán.
Lợi nhuận hợp nhất tăng mạnh nhờ giảm lỗ chênh lệch tỷ giá
Theo báo cáo tài chính hợp nhất, năm 2019, EVN ghi nhận 394.889 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 17% so với năm 2018. Tuy nhiên, sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp lại giảm 4%, đạt 51.037 tỷ đồng.
Trong năm, EVN cũng ghi nhận 3.973 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng 8,5%; cùng với đó là 498 tỷ đồng từ công ty liên doanh, liên kết, giảm 13%.
Về chi phí, năm qua, chi phí bán hàng của tập đoàn này đạt 7.134 tỷ đồng, tăng 6,3%; chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 13.635 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,5%.
Đáng chú ý, chi phí tài chính trong năm giảm tới 23%, tương đương trên 6.500 tỷ đồng (chủ yếu do giảm lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện), về mức 22.495 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2019, EVN đạt lợi nhuận trước thuế gần 12.500 tỷ đồng, tăng tới 38% so với năm 2018.
Tính đến cuối năm, tổng tài sản hợp nhất của "siêu tập đoàn" này đạt trên 721.000 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,1% sau một năm. Đáng chú ý, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của EVN tăng 7% lên trên 53.600 tỷ đồng. Đặc biệt, các khoản đầu tư ngắn hạn nắm giữ đến ngày đáo hạn lên tới trên 61.500 tỷ đồng, tăng tới 56%.
Như vậy, tổng các khoản tiền, tương đương tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn nắm giữ đến ngày đáo hạn cuối năm 2019 lên đến trên 115.000 tỷ đồng, tăng mạnh 28% sau một năm, tương đương tăng gần 25.000 tỷ đồng. Thông thường, phần lớn các khoản này là tiền gửi ngân hàng, bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn đến 3 tháng và tiền gửi có kỳ hạn từ trên 3 tháng đến 1 năm.
Công ty mẹ lãi đậm dù hoạt động cốt lõi thua lỗ
Tương tự như báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính công ty mẹ EVN cũng ghi nhận sự tăng vọt về tiền gửi ngân hàng và được thuyết minh rõ ràng hơn.
Theo đó, đến cuối năm 2019, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty mẹ EVN ở mức 26.588 tỷ đồng, tăng 42% sau một năm. Đáng chú ý, các khoản đầu tư ngắn hạn nắm giữ đến ngày đáo hạn - toàn bộ là tiền gửi có kỳ hạn, theo thuyết minh báo cáo tài chính - lên đến 34.909 tỷ đồng, gấp đôi cuối năm 2018.
Về kết quả kinh doanh, doanh thu thuần năm 2019 của công ty mẹ EVN ở mức trên 325.000 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2018. Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp còn lại 4.287 tỷ đồng, giảm 11%.
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính ở mức 8.592 tỷ đồng, giảm 10%. Trái ngược, chi phí tài chính tăng 4,5% lên 12.597 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ 0,6%.
Chốt năm 2019, công ty mẹ EVN ghi nhận lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh tới 1.478 tỷ đồng, trong khi đó năm 2018 lãi gần 500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhờ khoản "lợi nhuận khác" lên đến 3.586 tỷ đồng nên kết thúc năm, công ty mẹ EVN vẫn lãi trước thuế 2.107 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2018.
Sắp có quy định mới về mở tài khoản ngân hàng Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiềm ẩn nguy cơ, việc mở tài khoản thanh toán không gặp mặt trực tiếp giúp khách hàng sử dụng dịch vụ qua kênh ngân hàng điện tử, hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Ngân hàng Nhà nước vừa đưa dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN về hướng...