Lợi nhuận mảng cốt lõi của ngân hàng co hẹp
Tín dụng bị kiểm soát chặt hơn, tỷ lệ thu nhập lãi thuần ( NIM) khó cải thiện, dư địa tăng trưởng lợi nhuận của mảng kinh doanh chính của các ngân hàng thêm khó khăn.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) nhận định, tăng trưởng tín dụng bắt đầu chững lại từ năm ngoái. Đến cuối tháng 6/2019, tín dụng tăng trưởng khoảng 6,6% so với đầu năm nay, tỷ lệ này được nhận định thấp hơn so với những năm trước, nhưng theo ông Sebastian Eckardt, tỷ lệ này vẫn chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
“Việt Nam nên cân đối tốc độ tăng trưởng tín dụng trên GDP. Vẫn cần giảm hơn nữa so với trước”, ông Sebastian Eckardt nói.
Đồng quan điểm này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho rằng, hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2019 được Ngân hàng Nhà nước đặt ra cho toàn ngành là 14%, thấp hơn năm 2018. Tuy nhiên, giảm tốc tăng trưởng tín dụng là vấn đề cần đặt ra trong thời điểm hiện tại nhằm cân đối tăng trưởng dài hạn khi tỷ lệ tín dụng trên GDP đạt xấp xỉ 130% trong năm 2018.
Ông Sebastian Eckardt cho biết thêm, WB nhận thấy một số quan ngại qua những khảo sát trên toàn cầu khi tín dụng tăng trưởng mạnh sẽ dẫn đến những hoạt động đầu cơ và rủi ro cao. Điều này đồng nghĩa với việc đưa đến những vấn đề về chất lượng tài sản và gây ra bất ổn trong tương lai.
“Bên cạnh nỗ lực kiềm chế tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đang có những biện pháp kiểm soát dòng vốn đổ vào bất động sản và cả vào những ngành nhạy cảm như tài chính tiêu dùng. Tín dụng tiêu dùng dù ở tỷ trọng thấp nhưng mức độ tăng trưởng rất mạnh và Việt Nam cần tiếp tục quản lý rủi ro để tránh vay quá nhiều trong khu vực hộ gia đình”, ông Sebastian Eckardt nhấn mạnh.
Video đang HOT
Thực tế cho thấy, có nhiều yếu tố đóng góp vào sự phát triển của thị trường này như tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập khả dụng cũng như sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu trong xã hội. Ngoài ra, nhờ các tín hiệu tích cực của nền kinh tế kể từ năm 2014, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt ngày càng gia tăng, chạm đỉnh 129 điểm vào quý III/2018 và quý I/2019.
Những năm gần đây, người tiêu dùng Việt Nam đã sẵn sàng hơn trong việc mua sắm các mặt hàng có giá trị lớn sau khi trang trải các chi phí sinh hoạt thiết yếu, như sản phẩm công nghệ mới hoặc các kỳ nghỉ, du lịch, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời, xu hướng tiêu dùng của người Việt dần thay đổi theo hướng người dân chuyển từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán qua ngân hàng và sẵn sàng vay nợ cho các nhu cầu của đời sống, thay vì tích lũy, tiết kiệm đến khi đủ số tiền để mua sản phẩm mình mong muốn.
“Nhờ việc dịch chuyển trong xu hướng tiêu dùng, tín dụng tiêu dùng đã tăng trưởng mạnh mẽ kể từ năm 2015. Theo thống kê của FiinGroup, tín dụng tiêu dùng tăng trung bình tới 66,3%/năm trong giai đoạn 2015 – 2017, cao hơn nhiều so với mức 20% của 2013 – 2014. Tăng trưởng của năm 2018 đạt 30,4%, thấp hơn với mức 59% trung bình 5 năm trước. Dù vậy, tín dụng tiêu dùng ngày càng có vai trò quan trọng khi tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng tín dụng cho nền kinh tế đã tăng từ mức 12,3% (năm 2016) lên 17% (năm 2017) và 19,7% (năm 2018)”, chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Rồng Việt nhận định.
Trong khi đó, lãnh đạo cao cấp Công ty Chứng khoán MB cho biết, tăng trưởng tín dụng năm 2019 được dự báo ở mức thấp hơn 12,5% (năm 2018 là 13%). Nguyên nhân bởi lãi suất có xu hướng neo ở mức cao và các chính sách quản lý tín dụng thận trong hơn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Cùng với tín dụng giảm tốc, tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng sẽ gặp thêm khó khăn nữa khi tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) được dự báo sẽ khó cải thiện trong năm nay. Áp lực tăng lãi suất, cạnh tranh cho vay bán lẻ và áp lực huy động vốn từ nợ thứ cấp, thay đổi Thông tư 36 sẽ khiến NIM bị áp lực. Nguồn vốn liên ngân hàng giá rẻ cũng sẽ không còn dồi dào do một số biện pháp thắt chặt tiền tệ gần đây, lạm phát cũng đang có xu hướng tăng và lãi suất trái phiếu chính phủ khó giảm sâu.
Nhuệ Mẫn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Dư nợ tín dụng mới chỉ tăng 5,75%
Tính đến ngày 10/6/2019, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 5,75% so với cuối năm 2018.
Chiều 13/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức họp báo thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2019 và định hướng những tháng cuối năm 2019.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo hoạt động ngânh àng an toàn, hiệu quả. Trong 6 tháng đầu năm, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
Năm 2019, NHNN định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%, tín dụng tăng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Tính đến ngày 10/6/2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,17% so với cuối năm 2018, thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng được đảm bảo, thông suốt. Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 5,75% so với cuối năm 2018.
Tín dụng hướng vào sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ. Tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được tăng cường kiểm soát.
Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay về cơ bản tiếp tục ổn định, lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 6-9%, 9-11% đối với trung và dài hạn.
Về kết quả xử lý nợ xấu, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 3/2019, toàn hệ thống đã xử lý được 227,86 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42, trong đó xử lý nợ xấu nội bảng là 117,8 nghìn tỷ đồng.
Trong lĩnh vực thanh toán, tổng giá trị giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt trên 64.160 nghìn giao dịch tương ứng với gần 35.728 nghìn tỷ đồng, tăng 23,23% về số lượng giao dịch và 17,63% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm ngoái.
Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong thời gian tới, NHNN cho biết sẽ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
Đồng thời, điều hành tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020, trong đó tập trung xử lý hiệu quả các tổ chức tín dugj yếu kém, phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%
Theo thuonggiaonline.vn
Nới room tín dụng, ngân hàng đã có "lối mở" Chỉ sau 4 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng đã dùng quá nửa room tăng trưởng tín dụng được phép cả năm. Mức tăng trưởng tín dụng do NHNN giao đang ở mức thấp hơn kỳ vọng của nhiều ngân hàng. Dư địa tăng trưởng thu nhập lãi cận biên (NIM) trở nên hạn chế, cũng như các nguồn thu nhập không thường...