Lợi nhuận FLC giảm 12 lần trong quý đầu tiên Bamboo Airways cất cánh
Chi phí quản lý doanh nghiệp của FLC tăng mạnh và mảng dịch vụ kinh doanh dưới giá vốn khiến lợi nhuận quý I/2019 của tập đoàn giảm hơn 12 lần, chỉ còn 8 tỷ trong 3 tháng đầu năm.
Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC FLC 0.41% vừa mới công bố báo cáo tài chính riêng công ty mẹ và báo cáo hợp nhất toàn tập đoàn quý I/2019. Trong khi công ty mẹ – FLC ghi nhận khoản lãi ròng sau thuế lên tới 249 tỷ đồng, tăng 185% so với cùng kỳ, thì lãi ròng sau thuế hợp nhất toàn tập đoàn lại chỉ thu về vỏn vẹn 8 tỷ đồng, giảm hơn 12 lần.
Mức lợi nhuận ròng 8 tỷ đồng cũng là thấp nhất của FLC kể từ quý II/2017 đến nay.
Phần lỗ ròng này đến từ các công ty con, khiến lợi nhuận hợp nhất sụt giảm hơn 241 tỷ đồng so với riêng công ty mẹ.
Theo lý giải từ ban lãnh đạo FLC, nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế của riêng công ty mẹ – FLC tăng mạnh là nhờ doanh thu từ mảng bất động sản và hoạt động tài chính tăng. Trong khi lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm do chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng và lợi nhuận gộp hợp nhất về bán hàng, cung cấp dịch vụ giảm.
Một lý do nữa cho lãi ròng sau thuế chỉ còn vỏn vẹn 8 tỷ đồng là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng mạnh. Mấy tháng đầu năm, FLC và các công ty liên tục bị các địa phương truy thu các khoản nợ thuế. Theo báo cáo của FLC, tập đoàn bị cưỡng chế hơn 160 tỷ đồng tiền thuế, trong khi FLC Faros ROS -0.32% cũng bị cơ quan thuế thực hiện cưỡng chế tổng cộng hơn 116,5 tỷ.
Cũng theo báo cáo của doanh nghiệp, trong 3 tháng đầu năm 2019, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp tăng tới 46%, đạt 2.895 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ đạt 84 tỷ đồng, giảm 63%.
Trong quý I/2019, FLC đã đưa hãng hàng không Bamboo Airways của mình vào khai thác thương mại. Cùng với việc này chi phí quản lý doanh nghiệp của tập đoàn đã tăng mạnh 62%.
Video đang HOT
Phải nhờ đến khoản lợi nhuận khác mang về 42 tỷ đồng kỳ này (kỳ trước lỗ 2 tỷ) mà lợi nhuận trước thuế của toàn tập đoàn mới đạt 72 tỷ đồng, giảm 48% so với quý I trước đó.
Một phần nguyên nhân khiến giá vốn hợp nhất tăng mạnh trong quý vừa qua đến từ mảng cung cấp dịch vụ đang phải kinh doanh dưới giá vốn.
Cụ thể, đóng góp chính vào tổng doanh thu quý I vẫn là hoạt động bán hàng hóa, góp tổng cộng 1.403 tỷ đồng (47%). Mảng kinh doanh bất động sản mang lại 971 tỷ đồngdoanh thu (32,2%) và còn lại là hoạt động cung cấp dịch vụ góp 644 tỷ đồng.
Trong khi mảng bất động sản (hoạt động chính tại công ty mẹ FLC) là mảng kinh doanh hiệu quả nhất của tập đoàn khi mang về tới 254 tỷ lãi gộp thì mảng cung cấp dịch vụ đang kinh doanh dưới giá vốn và lỗ gộp 176 tỷ đồng.
Đáng chú ý, cùng kỳ năm trước, mảng cung cấp dịch vụ này mới chỉ đạt doanh thu 157 tỷ đồng, bằng chưa tới 1/4 so với năm nay nhưng lại lãi gộp hơn 71 tỷ đồng.
Quý đầu tiên Bamboo Airways cất cánh thì chi phí quản lý doanh nghiệp của toàn tập đoàn FLC đã tăng mạnh. Ảnh: Kobi Ben Navi.
Đóng góp vào giá vốn của hoạt động dịch vụ có phần từ mảng dịch vụ của Bamboo Airways, hãng hàng không được khai thác thương mại trong những tháng đầu năm.
Theo thống kê của Cục Hàng không dân dụng, Bamboo Airways hiện khai thác 17 tuyến bay nội địa, và đang có kế hoạch nâng con số này lên 40 tuyến trong năm nay. Theo kế hoạch, đến cuối năm, hãng sẽ nâng số lượng đội tàu bay của mình lên 40 chiếc.
Tuy nhiên, Giấy phép Kinh doanh Vận chuyển hàng không cấp ngày 12/11/2018 của Bamboo Airways chỉ cho phép khai thác tối đa 10 tàu bay.
Hãng đã có hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép, sửa đổi nội dung về vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật, bổ sung danh sách chi nhánh và nâng phạm vi hoạt động lên trên 30 tàu bay.
Tuy nhiên, Cục Hàng không cho rằng việc tăng số lượng tàu bay khai thác lên 30 chiếc là vấn đề cần xem xét kỹ lưỡng trên cơ sở các quy định của pháp luật, nhu cầu thị trường, phù hợp của hạ tầng cảng hàng không cũng như năng lực của hãng và thực tiễn việc đảm bảo giám sát an toàn hàng không của Cục.
Vào thời điểm thành lập, Bamboo Airways chỉ có vốn điều lệ 700 tỷ đồng và chiếu theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không thì hãng này chỉ được khai thác tối đa 10 tàu bay.
Tuy nhiên, sau khi tăng vốn lên mức 1.300 tỷ đồng, theo luật trên thì hãng đủ điều kiện để được phép khai thác tối đa trên 30 tàu bay.
Theo news.zing.vn
FLC của ông Trịnh Văn Quyết đề xuất làm sân vận động 25 nghìn tỷ
Theo ông Lê Thành Vinh, Phó chủ tịch Thường trực FLC, dự án khu phức hợp nói trên dự kiến có hạng mục chính là cụm công trình liên hợp thể thao, với điểm nhấn trung tâm là một sân vận động có sức chứa 100.000 chỗ ngồi, được thiết kế có mái che để đáp ứng yêu cầu tổ chức các giải đấu quốc tế lớn, với mục tiêu trở thành sân vận động lớn và hiện đại nhất thế giới, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự kiến khoảng 25.000 tỷ đồng.
Cũng được đề xuất nằm trong dự án là các hạng mục cụm sân golf liên hoàn; đường đua công thức 1; cụm khách sạn, resort tiêu chuẩn 5 sao; khu liên hợp đa phương tiện phục vụ các hội nghị quốc tế; khu dịch vụ vui chơi giải trí; khu trung tâm thương mại - tài chính; tổ hợp các khu chăm sóc sức khoẻ kết hợp nghỉ dưỡng (bệnh viện nghỉ dưỡng); khu trại hè quốc tế tập trung kết hợp các hoạt động giáo dục, vui chơi khoa học dành cho trẻ em; trường đua ngựa và vườn thú; công viên chủ đề và quảng trường trung tâm; khu mua sắm tập trung theo mô hình outlet... Tổng diện tích dự án khoảng từ 1.000 đến 2.000 ha.
Ảnh minh hoạ.
Văn bản cho biết nếu được Hà Nội chấp thuận, các hạng mục đầu tư trên sẽ do FLC trực tiếp đầu tư, tổ chức vận hành, khai thác, đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế trong suốt vòng đời dự án.
FLC của ông Trịnh Văn Quyết cũng nhấn mạnh, các hạng mục này sẽ bố trí quy hoạch trong tổng thể hài hoà, kết nối đồng bộ về hạ tầng giao thông và hạ tầng kỹ thuật khác với các khu vực dự án lân cận, đặc biệt là khu vực sân bay Nội Bài.
Cũng theo ông Vinh, nếu được UBND TP Hà Nội chấp thuận ý tưởng và giới thiệu địa điểm phù hợp, Tập đoàn FLC sẽ quyết tâm đầu tư và hoàn thành dự án trong thời gian nhanh nhất, góp phần cùng đưa Thủ đô Hà Nội trở thành một trong những thành phố du lịch ấn tượng nhất châu Á trong tương lai.
Cũng trong tháng 1 này, chuyến bay thương mại đầu tiên của Bamboo Airways - hãng hàng không thành viên của FLC - đã chính thức cất cánh. Nằm trong chiến lược đầu tư mạnh mẽ cho phát triển du lịch của FLC, theo kế hoạch, Bamboo Airways sẽ mở rộng hơn 100 đường bay trong nước và quốc tế trong 5 năm tới.
Theo kế hoạch, Bamboo Airways dự kiến sẽ khai thác 37 đường bay kết nối tất cả thành phố lớn và điểm đến du lịch nổi tiếng tại Việt Nam và quốc tế trong năm 2019. Các tuyến bay nội địa đầu tiên dự kiến sẽ là các tuyến Hà Nội - Quy Nhơn, Hà Nội - Đồng Hới, TP HCM - Quy Nhơn, Hà Nội - TP HCM, TP HCM - Vân Đồn...
Bamboo Airways của ông Trịnh Văn Quyết sẽ khởi bay với tần suất 60 chuyến bay nội địa/ngày. Cũng dự kiến trong năm 2019, những chuyến bay trên không phận quốc tế của Bamboo Airways tới các quốc gia thuộc khu vực Châu Á, bắt đầu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... và các nước châu Âu cũng sẽ được hãng triển khai bằng các tàu bay thân rộng.
Hãng đã chốt kế hoạch bay quốc tế với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước trong khu vực châu Á, châu Âu để chuẩn bị cho các đường bay dài từ năm 2019.
Theo Dân Việt
Cổ phiếu FLC bứt tốc sau khi Bamboo Airways nhận tin vui Mã chứng khoán FLC của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC tăng hơn 4% trong ngày giao dịch 8/1, sau thông tin Bamboo Airways được cấp quyền bay thương mại. Ngày giao dịch 8/1, hai sàn HoSE và HNX ngập trong sắc đỏ. Trong khi VN-Index giảm 2,2 điểm xuống 887,44 điểm thì HNX-Index giảm 0,66 điểm xuống 101,27 điểm. Phiên giao...