Lợi nhuận ‘đại gia’ buôn xe giảm mạnh vì thị trường ôtô khó khăn
Ban lãnh đạo Savico cho biết dù doanh thu thuần trong quý II có tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng thực tế thị trường ôtô đã gặp nhiều khó khăn hơn so với quý I khiến lợi nhuận giảm.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (Savico) mới đây đã công bố kết quả kinh doanh quý II với doanh thu thuần tăng rất mạnh nhưng lợi nhuận lại sụt giảm so với cùng kỳ.
Cụ thể, riêng quý II, Savico đã đạt 4.362 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2018.
Doanh thu tăng mạnh nhưng tỷ suất lãi gộp công ty đạt được lại giảm đáng kể từ mức 7,1% năm trước xuống chỉ còn 5,9% năm nay khiến số thu lợi nhuận gộp chỉ tăng hơn 31 tỷ đồng số tuyệt đối.
Trong khi đó, để đạt được doanh số tăng mạnh trong kỳ, Savico đã phải chịu hàng loạt chi phí tăng từ tiền lãi vay, chi phí bán hàng, cho tới chi phí quản lý doanh nghiệp…
Kết quả, “đại gia” phân phối xe hơi này chỉ ghi nhận gần 44 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý II, giảm 32%.
Đại lý phân phối xe Volvo tại Hà Nội, trong đó Savico nắm giữ 32% vốn cổ phần. Ảnh: Volvo Car Hanoi.
Biên lãi gộp giảm cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận trước thuế hợp nhất nửa đầu năm nay của Savico tăng trưởng thấp so với cùng kỳ, dù doanh thu hợp nhất tăng tới 40%.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm, Savico đạt tới 8.577 tỷ đồngdoanh thu thuần, nhưng lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 139 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ.
Lãnh đạo công ty thừa nhận dù doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh quý II có tăng trưởng so với cùng kỳ, thực tế thị trường ôtô trong quý lại gặp nhiều khó khăn hơn so với quý I.
Trong khi đó, công ty phải chịu khoản chi phí tài chính gia tăng, chủ yếu là lãi vay do còn lượng lớn hàng tồn kho đẩy nợ vay tăng, cùng với sự tăng nhẹ của lãi suất.
Video đang HOT
Ngoài ra, để có doanh thu tăng mạnh, công ty cũng đã phải gánh thêm hàng chục tỷ đồng chi phí từ bán hàng cho tới quản lý doanh nghiệp. Trong đó, chi phí quản lý tăng do có các đơn vị mới thành lập, phát sinh chi phí hoạt động chưa hiệu quả.
Từ đó, hệ thống phân phối ôtô của Savico vẫn còn nhiều đơn vị ghi nhận lỗ trong quý II. Đi kèm với khoản lỗ này, công ty đã phải trích lập dự phòng khiến lợi nhuận không tăng trưởng.
Thực tế, để vận hành và quản lý hệ thống phân phối xe hơi rất lớn, Savico đã phải gia tăng vay nợ tài chính trong thời gian qua.
Tính đến hết tháng 6, công ty này đang vay gần 2.000 tỷ đồng ngân hàng, tăng hơn 350 tỷ so với đầu năm. Trong đó, phần tăng nằm toàn bộ ở vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn.
Hiện tại, đại lý của Savico chủ yếu phân phối các mẫu xe nhập khẩu nguyên chiếc, nên doanh số của các đại lý này phụ thuộc nhiều vào nguồn xe nhập về nước.
Báo cáo của Tổng cục Hải quan cũng cho biết thị trường ôtô, đặc biệt là xe nhập khẩu đã có dấu hiệu đi xuống những tháng gần đây.
Cụ thể, lượng ôtô nguyên chiếc được nhập khẩu về nước trong tháng 6 đã giảm mạnh 26,5% (tương ứng 3.792 chiếc) so với tháng 5.
Trong tháng, chỉ có 10.540 xe được nhập về với giá trị đạt 254 triệu USD. Trong khi đó, số ôtô nguyên chiếc nhập khẩu về trong tháng 5 là 14.332 chiếc, với trị giá 308 triệu USD.
Báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam – VAMA cũng cho kết quả tương tự, khi doanh số tiêu thụ xe nhập khẩu đã giảm đáng kể trong tháng 6.
Cụ thể, doanh số của toàn thị trường trong tháng đạt 27.520 xe, gồm 16.162 xe lắp ráp trong nước, tăng 6%; nhưng doanh số xe nhập khẩu tiêu thụ được đã giảm 7%, đạt 11.358 xe.
Đây là nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh quý II của hầu hết nhà phân phối xe nhập khẩu đều giảm so với quý I.
Savico hiện là doanh nghiệp phân phối xe hơi lớn nhất Việt Nam với 48 đại lý trên toàn quốc. Tính đến cuối năm 2018, công ty này sở hữu gần 11% thị phần phân phối ôtô trên cả nước theo báo cáo của VAMA.
Hiện Savico là đối tác phân phối của nhiều hãng xe nhập khẩu như Toyota, Ford, Mitsubishi, Isuzu, Hyundai và cả Volvo…
Theo news.zing.vn
ĐHĐCĐ Tập đoàn Masan: Cổ đông chất vấn "sự cố" Chinsu và khả năng "thâu tóm" Vissan
Sáng nay 24/4, CTCP Tập đoàn Masan (mã MSN) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019. Nhiều câu hỏi của cổ đông về các vấn đề "nóng" được đặt ra với lãnh đạo doanh nghiệp.
MSN đặt tham vọng doanh thu 5 tỷ USD vào năm 2022.
Cụ thể, trong phần thảo luận, trả lời câu hỏi của cổ đông về "sự cố" Chinsu có ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh năm 2019, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch MSN cho rằng đây chỉ là một sự cố truyền thông. Tất cả những sản phẩm của Masan làm ra trước nay đều đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng. Công ty sẽ tiếp tục truyền thông để người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm.
"Thẳng thắn mà nói, Masan làm chưa tốt, chưa chủ động, ít chia sẻ các thông tin về các vấn đề với truyền thông. Chúng ta nghĩ rồi mọi người sẽ hiểu, nhưng Masan cần làm tốt hơn về chia sẻ với cộng đồng, báo chí", ông Quang nói và nhận định kết quả kinh doanh của Masan sẽ không ảnh hưởng nhiều vì sự cố này bởi nhìn vào bức tranh thì MSN có đầy đủ sản phẩm các phân khúc khác nhau.
Đánh giá tác động của dịch heo châu Phi có ảnh hưởng đến Masan ra sao, lãnh đạo công ty cho biết Masan đã chủ động xin dừng nhà máy từ 12/4. Thay vào đó, Masan đi mở rộng hệ thống phân phối và đại lý, tăng lên mức 32 đại lý. Nhà máy sẽ đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.
Lãnh đạo MSN cũng nhận định, sau sự cố dịch bệnh trên thì thị trường sẽ thiếu thịt sạch để dùng. Hiện thị trường Trung Quốc đã thiếu thịt heo bởi thị trường của họ đã bị dịch cách đây 6 tháng và điều này đồng nghĩa Việt Nam cũng sẽ như vậy.
Trả lời câu hỏi vì sao Masan tăng khoản đầu tư vào Proconco, ông Quang cho biết việc tăng sở hữu Proconco nhằm tăng nguồn lực phát triển thị phần của Công ty.
Về thương vụ đầu tư vào CTCP Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex), lãnh đạo công ty cho biết MSN đang sở hữu hơn 30% vốn Cholimex. Công ty đánh giá Cholimex là công ty rất tốt và là khoản đầu tư hiệu quả.
Về khả năng Masan tăng sở hữu tại Vissan, ông Quang cho biết công ty hài lòng với tỷ lệ hiện tại ở Vissan. Nếu có cơ hội công ty sẽ cân nhắc nhưng không phải bây giờ.
Chia sẻ với cổ đông, đại diện Masan cho biết, hai mảnh ghép chiến lược tiếp theo của Masan là sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia đình và bán lẻ. Theo đó, chiến lược của Masan là M&A để thâu tóm thị phần.
Phía Masan nhận định, hệ thống phân phối phân mảnh tại Việt Nam với hơn 1,5 triệu tiệm tạp hóa nhỏ lẻ cộng thêm người tiêu dùng phải trả thêm 20-25% cho những nhu cầu vật chất cơ bản. Trong khi đó, kênh truyền thống tăng trưởng chậm, kênh hiện đại vẫn còn nhỏ sau 10 năm, còn thương mại điện tử chỉ có ở thành thị. Từ đó, Masan tin chỉ có mô hình kết hợp mới phù hợp cho Việt Nam, tức kênh truyền thống cộng kênh hiện đại và thương mại điện tử.
Theo đó, với kênh truyền thống sẽ là 11.000 cửa hàng Masan shop tại từng xã trên toàn quốc cộng với 5.000 điểm bán MEATDeli; còn kênh hiện đại sẽ có 5.000 điểm bán MEATDeli; còn thương mại điện tử Masan sẽ tìm kiếm nền tảng công nghệ vượt trội.
Trước đó, báo cáo cổ đông về hoạt động kinh doanh, Masan đặt mục tiêu doanh thu thuần năm 2019 tăng 20-30% đạt mức từ 45.000 - 50.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của công ty được kỳ vọng đạt 5.000 - 5.500 tỷ đồng trong năm 2019, tăng 40-60% so với lợi nhuận sau thuế của năm 2018.
Công ty cập nhật kết quả kinh doanh quý I/2019 với doanh thu thuần 8.160 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông công ty đạt 865 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ.
Đến năm 2022, Masan đặt mục tiêu doanh thu đạt 5 tỷ USD. Công ty đề ra kế hoạch chiếm 10% thị phần của thị trường thịt heo Việt Nam trị giá 10 tỷ USD.
Về kết quả năm 2018, doanh thu thuần của Masan đạt 38.188 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của công ty của hoạt động kinh doanh chính năm 2018 đạt 3.478 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2017.
Masan dự kiến phát hành tối đa 0,5% tổng số cổ phần đang lưu hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với giá bằng mệnh giá 10.000 đồng/cp. Thời điểm phát hành dự kiến trong năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020.
Đại hội lần này cũng tiến hành bầu Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới 2019-2024 với 6 thành viên, trong đó 3 người cũ là ông Nguyễn Đăng Quang, bà Nguyễn Hoàng Yến và ông Nguyễn Thiều Nam; 3 thành viên mới bao gồm ông Nguyễn Đoan Hùng, ông David Tan WeiMing ( quốc tịch Singapore, đại diện cho tổ chức KKR) và ông Woncheal Park (quốc tịch Hàn Quốc, đại diện cho quỹ SK).
Theo bizlive.vn
Rời Upcom, cổ phiếu HVN sẽ niêm yết trên HOSE từ ngày 7/5, giá tham chiếu 40.600 đồng/cp Sở Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) vừa có thông báo về việc niêm yết và ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu HVN của CTCP Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) Theo đó, hơn 1,4 tỷ cổ phiếu HVN sẽ chính thức niêm yết trên HOSE kể từ ngày 07/5/2019, với...