Lợi nhuận của Samsung có thể giảm một nửa vì… Huawei
Lệnh cấm của Chính phủ Mỹ không chỉ ảnh hướng tới Huawei mà còn khiến Samsung bị ảnh hưởng lây.
Điều này nghe qua thì có vẻ nghịch lý nhưng thực tế các nhà phân tích chỉ ra, lệnh cấm của Chính phủ Mỹ không chỉ khiến bản thân Huawei lao đao.
Khi Huawei gặp khó, lợi nhuận của Samsung ở mảng kinh doanh chất bán dẫn, nơi công ty công nghệ Trung Quốc là một khách hàng lớn, có thể giảm mạnh.
Lợi nhuận của Samsung trong quý II/2019 được dự đoán rất kém khả quan
Công ty phân tích Refinitiv SmartEstimate dự đoán, tập đoàn công nghệ Hàn Quốc sẽ công bố lợi nhuận hoạt động ở con số 5,14 tỷ USD trong quý II. So với năm ngoái, lợi nhuận đã giảm tới 60%. Thậm chí, con số này còn thấp hơn mức lợi nhuận được xem là thấp của quý I năm nay là 5,4 tỷ USD. Nếu dự đoán này là sự thật thì, lợi nhuận mà Samsung thu về trong quý II sẽ ở mức thấp nhất trong 3 năm qua.
Samsung là nhà cung cấp chip DRAM và NAND lớn nhất thế giới. Đây là mảng kinh doanh sinh lợi nhất của tập đoàn Hàn Quốc với khoảng 2/3 lợi nhuận. Bên cạnh việc mất doanh số từ khách hàng lớn là Huawei, giá chip đã ở mức thấp trong những tháng gần đây – giảm 25% trong quý II – đã khiến lợi nhuận của Samsung bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các nhà phân tích dự đoán giá chip sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong phần còn lại của năm trong khi Samsung và Micron cho biết, họ sẽ đưa giá chip tăng trở lại.
Tất nhiên, tình hình không hoàn toàn xấu với Samsung. Việc Huawei khó khăn là cơ hội cho mảng kinh doanh thiết bị di động của Samsung tăng mạnh.
Theo dự đoán của HI Investment & Securities, Samsung có thể bán thêm 37 triệu điện thoại thông minh mỗi năm nếu lệnh cấm với Huawei không chính thức được nới lỏng.
Video đang HOT
Samsung sẽ tận dụng những khó khăn của Huawei để tiếp tục duy trì vị trí số 1 trong thị trường smartphone
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung với những tác động to lớn tới chuỗi sản xuất toàn cầu không chỉ là khó khăn duy nhất cho Samsung. Nhật Bản hiện có kế hoạch hạn chế vận chuyển một số hóa chất quan trọng đối với việc sản xuất màn hình và chip bán dẫn. Điều này cũng khiến công ty công nghệ Hàn Quốc gặp khó.
Trong một diễn biến mới liên quan tới lệnh cấm của Mỹ với Huawei, tại cuộc họp báo diễn ra sau Hội nghị G20 ở Nhật, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định, sẽ cho phép các công ty Mỹ tiếp tục bán thiết bị cho tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc.
“Chúng tôi đã thảo luận rất nhiều điều trong đó có vấn đề củaHuawei. Rất nhiều người ngạc nhiên khi biết Mỹ bán cho Huawei một lượng lớn linh kiện công nghệ để tập đoàn này sản xuất các sản phẩm khác nhau. Và được thôi, chúng tôi sẽ tiếp tục bán những sản phẩm đó”, ông Trump cho hay.
Theo giới phân tích, hiện chưa thể đánh giá tuyên bố của Tổng thống Mỹ có thể hiện sự thay đổi về lập trường với Huawei hay không. Tuy nhiên, các thị trường tài chính coi đây là tín hiệu tích cực cho thấy Washington để ngỏ khả năng thảo luận về vấn đề Huawei khi hai bên nối lại đàm phán thương mại.
Theo vtv
Được thưởng gần 1 tỷ USD, nhà sáng lập Xiaomi tuyên bố dành hết làm từ thiện
Được thưởng khoản cổ phiếu trị giá gần 1 tỷ USD sau 8 năm cống hiến, nhà sáng lập Xiaomi Lôi Quân (Lei Jun) tuyên bố sẽ dùng khoản tiền này để làm từ thiện.
Nhà sáng lập Xiaomi Lôi Quân.
Theo báo cáo thường niên trước cổ đông hôm 9/4, Xiaomi cho biết đã chi thưởng cho ông Lôi 636,6 triệu cổ phiếu trong năm ngoái. Tính theo mức giá khi đóng cửa giao dịch ngày 10/4, số cổ phiếu này có trị giá khoảng 7,54 tỷ đô la Hong Kong (khoảng 962 triệu USD),
Con số này xấp xỉ bằng lợi nhuận ròng trong năm 2018 của công ty Trung Quốc, với 1,3 tỷ USD.
Khoản chi thưởng này nằm ngoài các khoản chi trả khác của công ty cho ông Lôi, gồm lương và chia lãi cổ phần.
Ông Lôi cho biết sẽ quyên góp tiền thưởng của mình cho "mục đích từ thiện" sau khi đã trừ thuế và các chi phí liên quan.
"Steve Jobs của Trung Quốc"
Là nhà sáng lập và CEO của Xiaomi, startup giá trị nhất Trung Quốc, Lôi Quân luôn được ca tụng là "Steve Jobs của Trung Quốc"
Thành lập Xiaomi vào năm 2010, ông Lôi đã biến Xiaomi từ một startup nhỏ trở thành công ty sản xuất smartphone lớn thứ 4 thế giới chỉ sau Samsung, Apple và Huawei, theo công ty nghiên cứu thị trường IDC.
Lôi Quân được ca tụng là "Steve Jobs của Trung Quốc".
Xiaomi sản xuất smartphone sở hữu những tính năng tương tự như của các thương hiệu hàng đầu nhưng có giá rẻ hơn một nửa. Nhiều nhà kinh tế đánh giá, đó là một lựa chọn khôn ngoan và cực kỳ hiệu quả để đảm bảo khả năng cạnh tranh của thương hiệu này.
Đặc biệt tại Ấn Độ, "chiến lược giá" này đã mang lại thành công vang dội, biến Xiaomi trở thành thương hiệu hàng đầu với 27% thị phần chỉ sau 3,5 năm gia nhập thị trường này.
Sau khi doanh thu của Xiaomi bắt đầu tăng trưởng mạnh, ông Lôi bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới với việc mở thêm Shunwei Capital, đầu tư vào khoảng 450 công ty tại Trung Quốc và quốc tế.
Xiaomi là thương hiệu điện thoại hàng đầu tại Ấn Độ.
Ấn Độ được xem là nền tảng để Xiaomi tiến ra thế giới với kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào 100 startup ở nước này trong 5 năm tới.
Xiaomi bắt đầu bán điện thoại vào thị trường Anh từ tháng 11 năm ngoái, bên cạnh các sản phẩm khác như xe scooter điện và thiết bị đeo tay theo dõi sức khỏe và mức độ tập thể dục.
Trong số các mặt hàng mới ra mắt có máy hút bụi không dây, robot quét nhà, và giày tập chạy thông minh với dây buộc tự động.
Cũng theo IDC, trong năm 2018, số lượng điện thoại di động mà Xiaomi vận chuyển đi toàn cầu tăng 32,2% trong lúc thị trường chung giảm 4,1%.
Theo BBC
CEO Samsung bẽ bàng thừa nhận sai lầm với Galaxy Fold Trong cuộc họp báo gần đây, CEO Samsung Electronics thừa nhận sự cố bẽ bàng khi tung ra Galaxy Fold quá sớm. Ông DJ Koh, đồng Tổng Giám đốc Samsung Electronics Samsung tổ chức cuộc họp báo với một số hãng thông tấn tại Seoul, Hàn Quốc để giải thích về vấn đề đã xảy ra với smartphone gập Galaxy Fold và tình...